【ket qua cup uc】Ngành bưu chính cần mở rộng hệ sinh thái để trở thành hạ tầng của kinh tế số
Ngày 10/12,ànhbưuchínhcầnmởrộnghệsinhtháiđểtrởthànhhạtầngcủakinhtếsốket qua cup uc Hội thảo quản lý bưu chính APPU chủ đề “Chính sách quản lý lĩnh vực bưu chính, chuyển phát trong kỷ nguyên chuyển đổi số và thương mại điện tử” đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Dự phiên khai mạc có Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương; Tiến sĩ Vinaya Prakash Singh, Tổng Thư ký Liên minh Bưu chính Châu Á - Thái Bình Dương (APPU) cùng các đại biểu đến từ các nước thành viên APPU và một số nước trong Liên minh Bưu chính thế giới – UPU.
Được Bộ TT&TT phối hợp cùng APPU tổ chức trong 2 ngày 10 và 11/12, hội thảo tập trung trao đổi, bàn thảo về 2 nhóm nội dung chính gồm khung pháp lý bưu chính trong kỷ nguyên số và tăng cường hoạch định chính sách phát triển bưu chính.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương nhấn mạnh, trong một thập kỷ gần đây, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây, ngành bưu chính phát triển rất mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng để thích ứng với những cơ hội, thách thức mới từ chuyển đổi số; đã tác động đến sự phát triển Chính phủ số, kinh tế số, thương mại điện tử, cũng như làm thay đổi thói quen của người dân.
Báo cáo của UPU cho thấy, giai đoạn 2013 - 2022, sản lượng bưu phẩm nội địa toàn cầu giảm 30% do sự sụt giảm sản lượng thư, thay vào đó sản lượng bưu kiện nội địa toàn cầu tăng 176% do sự bùng nổ của thương mại điện tử. Sản lượng dịch vụ bưu chính phổ cập cũng đang sụt giảm trên toàn cầu.
“Những xu hướng này đòi hỏi ngành bưu chính cần mở rộng hệ sinh thái và không gian hoạt động để trở thành hạ tầng thiết yếu quốc gia của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử”, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương nêu quan điểm.
Đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT cũng cho rằng, ngành bưu chính cũng cần chủ động tham gia thúc đẩy Chính phủ số bằng cách trở thành đối tác Chính phủ để phục vụ người dân; đồng thời, tham gia tích cực trong phát triển xã hội số, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các doanh nghiệp bưu chính và các cơ quan xây dựng chính sách, đại diện Bộ TT&TT cho hay, mục đích hợp tác là nhằm cập nhật, nâng cấp môi trường pháp lý bưu chính để khuyến khích đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực bưu chính; từ đó, nâng cao hiệu quả, chất lượng của các doanh nghiệp bưu chính, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Vinaya Prakash Singh, Tổng Thư ký APPU khẳng định: Chính sách và quy định quản lý bưu chính có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và thành công của ngành ở mọi quốc gia. Đây là những khuôn khổ giúp tạo ra cơ hội đổi mới, thúc đẩy hiệu quả và đảm bảo rằng các nghĩa vụ về dịch vụ bưu chính phổ cập vẫn được duy trì và phù hợp.
Tiến sĩ Vinaya Prakash Singh cho biết khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo APPU cách đây gần 2 năm, một trong những mục tiêu chính của ông là giải quyết những vấn đề quan trọng mà ngành bưu chính đang đối mặt.
“Vấn đề cải cách quy định bưu chính nhanh chóng trở thành chủ đề thường xuyên trong các cuộc trò chuyện của tôi với các nhà lãnh đạo từ các bộ, cơ quan quản lý và nhà khai thác bưu chính trong khu vực. Một điều quan trọng rút ra từ các cuộc thảo luận này là chúng ta thiếu một nền tảng chuyên biệt để chia sẻ và thảo luận về những thay đổi trong quy định bưu chính giữa các quốc gia trong khu vực”, Tiến sĩ Vinaya Prakash Singh chia sẻ.
Người đứng đầu APPU cũng cho rằng, ngành bưu chính cần phải có một kho lưu trữ đầy đủ các thông lệ tốt nhất để hướng dẫn và truyền cảm hứng cho các tiến bộ trong quy định, vì lợi ích chung của tất cả mọi người.
Nhận định hội thảo quản lý bưu chính APPU tiếp tục ghi dấu nỗ lực bền bỉ của Liên minh để đưa các cuộc thảo luận về quy định lên hàng đầu, Tiến sĩ Vinaya Prakash Singh chia sẻ mong muốn thiết lập một cơ chế thường xuyên trong khuôn khổ APPU để tiếp tục thúc đẩy công việc quan trọng liên quan đến các quy định bưu chính.
Đồng thời, ông cũng tin tưởng rằng cơ chế này sẽ là nền tảng để truyền cảm hứng, hỗ trợ và hướng dẫn các quốc gia trong việc phát triển lĩnh vực cải cách và quy định bưu chính.
Tổng thư ký APPU kỳ vọng các đại biểu dự hội thảo sẽ tích cực tham gia thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để xây dựng một khuôn khổ pháp lý sẵn sàng cho tương lai ngành bưu chính: “Cùng nhau, chúng ta có thể đảm bảo rằng hệ thống bưu chính của mình sẽ tiếp tục phát triển và thích ứng với những nhu cầu thay đổi của xã hội và công dân mà chúng ta phục vụ”.
Chuyên gia UPU: Việt Nam có nhiều tiềm năng để nâng cao thứ hạng về bưu chínhÔng Jose Anson, chuyên gia tư vấn của Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) nhận định, Việt Nam có nhiều tiềm năng để nâng cao thứ hạng cao về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính - 2IPD.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Lời chúc ngày 20/10 dành tặng vợ hay, ý nghĩa nhất năm 2021
- ·Không giữ được tỷ giá sẽ gây khó khăn cho xuất nhập khẩu
- ·Không có điện thoại học online, cậu bé đẩy xe bán rau phụ mẹ
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Giá vé xem trận chung kết World Cup 2018 ở Nga có thể cao kỷ lục
- ·Vấn đề Brexit: IMF cảnh báo tác động tiêu cực đối với kinh tế Anh
- ·Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 10,5%
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·Cơ hội đột phá cho vùng Đồng bằng sông Hồng
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·Ghép đôi thần tốc tập 28: Cô nàng nhận con heo chục triệu khi chia tay mối tình 4 năm
- ·Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ rà soát lại NAFTA
- ·Lời chúc ngày 20/10 dành tặng người yêu tình cảm, lãng mạn nhất năm 2021
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Vùng đất ở Tây Tạng lột xác nhờ chàng trai chăn bò
- ·Hiểu rõ tiêu chuẩn để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
- ·Hàng loạt trang web tại Mỹ bị tấn công
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Singapore thử nghiệm hệ thống thanh toán ứng dụng công nghệ tiền ảo