【kqu19】Cần khẩn trương triển khai chương trình phát triển KT
Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Phước Điểu Huỳnh Sang chủ trì tổ thảo luận tại điểm cầu Bình Phước.
Đại biểu Huỳnh Thành Chung,ầnkhẩntrươngtriểnkhaichươngtrigravenhphaacutettriểkqu19 Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng, thời gian còn lại của năm 2021 không còn nhiều, do vậy, việc chuẩn bị kế hoạch cho nền kinh tế trong giai đoạn bình thường mới phải được xây dựng gắn liền với chiến lược phòng chống dịch Covid-19.
Toàn cảnh phiên thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước
Theo đại biểu Huỳnh Thành Chung, do ảnh hưởng của dịch, chuỗi cung ứng bị đứt gãy khá nhiều, vì vậy việc cơ cấu lại nguồn cung cần được ưu tiên ngay từ bây giờ. Hiện nay, xu hướng “cung” sẽ ở gần khu vực có “cầu”, như vậy sẽ không còn một “công xưởng” sản xuất riêng của thế giới, một nơi cung ứng một mặt hàng đó cho tất cả. Nguồn cung sẽ không còn lệ thuộc vào một khu vực hay một quốc gia để rồi khi một khu vực, một quốc gia bị ảnh hưởng sẽ kéo theo toàn bộ chuỗi cung ứng của thế giới bị ảnh hưởng như trong đợt dịch vừa qua. Việt Nam phải thấy được vấn đề này để phân bổ lại nguồn cung càng gần thị trường càng tốt.
Đại biểu Huỳnh Thành Chung đề xuất nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống dịch
Cùng với chuỗi cung ứng, chính sách về tài khóa, tiền tệ, tín dụng, xây dựng cũng cần phải được “kích” lên nhằm tạo thuận lợi để đầu tư các công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Liên quan đến kinh tế - xã hội, Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước Điểu Huỳnh Sang cho rằng, công tác quản lý nhà nước về giáo dục tuy đạt được nhiều thành tựu song tình trạng thiếu phòng học ở các cấp học, nhất là bậc học mầm non ở các đô thị, khu đông dân cư, khu công nghiệp chậm được khắc phục. Chất lượng giáo dục mầm non ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Điều kiện để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tiến độ và chất lượng thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chưa được triển khai.
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang cho rằng, hệ thống chính sách pháp luật cho lực lượng, tổ chức thanh niên còn mang tính định hướng, chưa cụ thể hóa dù đã có Luật thanh niên. Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách cụ thể, nhất là giải quyết việc làm cho thanh niên và phụ nữ sau tuổi 45.
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang phát biểu thảo luận tại tổ sáng 21-10
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chính phủ và các bộ, ngành cần khẩn trương triển khai. Thứ nhất là đầu tư về nguồn lực cho các địa phương được thụ hưởng, vì các địa phương này nguồn vốn đối ứng gặp khó khăn. Thứ hai, phải có phương án linh hoạt để người dân được hưởng sớm nhất các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. |
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang |
Đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị cần xem lại các chính sách giữ chân người lao động để tái sản xuất cũng như chính sách hỗ trợ cho người lao động, hỗ trợ các tổ phòng chống Covid-19 cộng đồng. Đại biểu cũng đề nghị Bộ Y tế lưu tâm hơn công tác phòng dịch. Hiện nay, công tác phòng dịch ở tuyến cơ sở rất chậm và lúng túng, thiếu thốn trang thiết bị y tế, không chỉ đối với dịch Covid-19 mà còn các loại dịch bệnh khác.
Đồng quan điểm này, đại biểu Huỳnh Thành Chung đề nghị ngành y tế cần xây dựng một chiến lược phòng dịch phù hợp với tình hình mới nhằm tránh lãng phí nguồn lực, gây đứt gãy sản xuất, đồng thời cần sử dụng hiệu quả lực lượng y tế tư nhân trong phòng chống dịch, điều trị bệnh nhân Covid-19. Bộ Y tế cũng cần làm rõ có cần tiêm vắc xin mũi 3 hay không để có sự chuẩn bị.
Nếu cơ sở khoa học cho rằng tiêm mũi thứ 3 là phù hợp thì phải có chiến lược cho mũi tăng cường này và nên cân nhắc giữa việc 2 mũi đầu là mũi cơ bản do Nhà nước chi trả, còn mũi 3 tính toán đến việc xã hội hóa. Nếu chấp nhận xã hội hóa thì phải có kế hoạch sớm để doanh nghiệp dược, các cơ sở y tế tư nhân sớm tham gia vào nhiệm vụ này không chỉ vắc xin mà cả thuốc điều trị. |
Đại biểu Huỳnh Thành Chung |
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, y tế tư nhân không được cấp phép điều trị Covid-19, trong khi đó cơ sở y tế công lập gồng mình để điều trị dẫn đến quá tải, có những bệnh nan y, bệnh thông thường khác đành bỏ qua, vấn đề này Bộ Y tế cần có đánh giá cụ thể - đại biểu Huỳnh Thành Chung đề nghị.
Trần Thể
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường
- ·Người đàn ông trẻ mắc ung thư di căn, bác sĩ khuyên tránh xa 2 loại thịt
- ·Đồng Nai vượt TPHCM, Hà Nội về tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2020
- ·Kỳ lạ những thanh niên Nhật Bản sống cạnh thi thể cha mẹ
- ·Các loại máy nén khí công nghiệp phổ biến hiện nay
- ·Hành trình 5 ngày khám phá Maldives cùng Hoài Linh, Tóc Tiên
- ·Ông chủ được Nam Phương Hoàng hậu ban thưởng vì may áo dài đẹp là ai?
- ·Ký thỏa thuận cộng gộp xuất xứ sản phẩm dệt may với Hàn Quốc
- ·Trao thân cho gã họ sở
- ·Tâm sự của người mẹ khi con trai làm giúp việc có bầu
- ·Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm lao động
- ·Nội tạng ‘hôi thối’ hoành hành
- ·Việt Nam nhập siêu hơn 35 tỷ USD từ Trung Quốc
- ·Nhiều tín hiệu khả quan phát triển kinh tế năm 2021
- ·Đắng lòng bát cơm rắc muối
- ·Hà Nội tiêu hủy hơn 14 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ trong năm 2024
- ·Bức ảnh bàn chân ‘mọc’ trên đầu chàng trai đi xe khách khiến nhiều người giật mình
- ·Cảnh báo của WHO khi tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tăng vọt
- ·Giá vàng hôm nay 12/10/2023: Chạm ngưỡng 70 triệu đồng, cao nhất kể từ đầu năm
- ·Ăn cơm trắng đúng cách