【kwo nha cai】Quy hoạch vùng sản xuất cây trồng hiệu quả
Nhờ quy hoạch tốt vùng sản xuất,ạchvngsảnxuấtcytrồnghiệuquảkwo nha cai vận động người dân chuyển đổi hiệu quả mà xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, đã xuất hiện nhiều loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao.
Nhờ quy hoạch tốt vùng sản xuất, nhãn Ido dần trở thành cây trồng chủ lực của xã Bình Thành.
Ông Phan Hữu Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Bình Thành, cho hay: Cách đây 5 năm, khi thực hiện đề án chuyển đổi của huyện triển khai, bước đầu tiên xã thực hiện là quy hoạch lại khu vực sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng, sau đó mới vận động người dân chuyển đổi. Theo đó, với diện tích sản xuất gần 4.500ha, xã đã quy hoạch thành 3 vùng với các loại cây chủ lực như: lúa, cây có múi, nhãn Ido và dưa lưới.
Khu vực ấp Thạnh Mỹ C, trước đây trồng mía, nhưng nhiều năm thua lỗ nên chính quyền địa phương đã quy hoạch lại để trồng cây ăn trái, đặc biệt là cây có múi và nhãn Ido. Khi quy hoạch, Nhà nước đã đầu tư hệ thống thủy lợi khép kín gắn với cống bọng chủ động tưới tiêu nên bà con rất an tâm sản xuất. Ông Phạm Văn Năm, ấp Thạnh Mỹ C, cho biết: “Trước đây, sản xuất mía không hiệu quả nên khi được chính quyền địa phương vận động, gia đình đã chuyển gần 1ha đất mía sang trồng nhãn Ido. Do có hệ thống đê bao kiên cố nên việc sản xuất nhãn rất thuận lợi. Vườn nhãn của gia đình hiện có gần 70% diện tích đang cho trái, với năng suất vụ rồi hơn 15 tấn trái, trừ hết chi phí đầu tư cũng cho thu nhập gần 150 triệu đồng”.
Xác định nông nghiệp là thế mạnh, mấy năm nay xã Bình Thành đã tham mưu cho huyện xây dựng 25 cống, 3 trạm bơm điện, vận động người dân nạo vét các tuyến kênh thủy lợi nội đồng để phục vụ sản xuất cho quá trình chuyển đổi. Ông Lê Văn Hùng, Giám đốc HTX nông nghiệp Thạnh Mỹ B, xã Bình Thành, cho biết: “Khi được Nhà nước đầu tư cống, trạm bơm điện đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân rất nhiều trong việc canh tác lúa. Khi có đê bao kiên cố, bà con giảm được chi phí bơm tưới và năng suất lúa được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là vụ Thu đông trước đây bà con làm đều thua lỗ nhưng hiện nay khi có đê bao chủ động được nước nên sản xuất đều mang lại hiệu quả”.
Còn khu vực ấp Tân Long B, xã Bình Thành là vùng đất cao, phù hợp với điều kiện xây dựng hạ tầng phát triển sản xuất những nông sản công nghệ cao nên xã Bình Thành đã quy hoạch phát triển cây dưa lưới trong nhà kính. Từ 2.000m2 ban đầu, hiện nay đã phát triển diện tích dưa lưới nhà kính lên hơn 1ha, gắn với việc liên kết bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp. Song song đó, địa phương cũng thành lập HTX dưa lưới Thuận Phát với 10 thành viên tham gia, mỗi năm cung ứng cho thị trường gần 200 tấn dưa lưới. Ông Võ Văn Chưng, Giám đốc HTX dưa lưới Thuận Phát, cho biết: “Diện tích dưa lưới của HTX dưa lưới Thuận Phát thời gian qua khoảng 2.000m2, tổng sản lượng hàng năm khoảng 50 tấn trái, nhưng vẫn không đủ cung ứng cho nhu cầu của doanh nghiệp. Do đó, trước mắt HTX sẽ mở rộng lên hơn 1ha. Sản lượng dưa lưới của HTX sản xuất ra 100% sẽ được doanh nghiệp bao tiêu với giá bình quân năm qua ở mức 35.000 đồng/kg, trừ hết chi phí sản xuất, 1.000m2 trồng dưa lưới cho lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với việc canh tác các loại nông sản khác”.
Bên cạnh việc quy hoạch vùng sản xuất thì xã Bình Thành cũng quan tâm xây dựng và nâng chất các tổ kinh tế hợp tác, HTX để đứng ra thực hiện hợp đồng bao tiêu với các công ty, doanh nghiệp. Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển bền vững, phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch và định hướng sản xuất theo hướng tập trung với quy mô lớn, xã Bình Thành ngày càng tạo ra nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: mô hình trồng xoài Thái, xoài Đài Loan, bưởi da xanh, cam sành… Ông Phan Hữu Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Bình Thành, cho biết thêm: Trên cơ sở những vùng sản xuất đã được quy hoạch, tới đây địa phương sẽ tiếp tục vận động người dân chuyển đổi những vườn tạp sản xuất kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao gắn với việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm góp phần nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản của địa phương.
Hiệu quả của việc quy hoạch tốt vùng sản xuất đã nâng dần thu nhập của người dân trong xã lên 41 triệu đồng/người/năm, tăng 26 triệu đồng so với năm 2011. Hộ nghèo giảm còn 3,88%, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện đã góp phần giúp Bình Thành về đích nông thôn mới sớm hơn kế hoạch 2 năm.
Bài, ảnh: DUY KHÁNH
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đáp án môn Địa lý mã đề 305 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Nguyên nhân khiến bệnh nhân Covid
- ·Cụ già 93 tuổi mắc Covid
- ·Phú Yên thêm 26 ca dương tính Covid
- ·Điểm thi bất thường ở Hòa Bình: Danh tính 5 cán bộ đang phải làm việc với công an
- ·Xuất khẩu nông, thủy sản: Nông nghiệp ngóng Công Thương?
- ·Bộ Y tế chính thức cấp phép sử dụng lô vắc xin Sinopharm về TP.HCM
- ·6 địa phương xuất khẩu trên 10 tỷ USD, Bắc Kạn là “vùng trắng”
- ·Chuyện chưa biết về những 10X giành học bổng ‘khủng’ của Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính VinUni
- ·Đầu tư kênh nào hiệu quả trong năm 2018?
- ·Cùng nhiễm virus corona, vì sao nam giới có tỷ lệ tử vong cao hơn nữ giới?
- ·Khai mạc Triển lãm công nghệ đóng tàu
- ·5.000 container được khai thác qua cảng Nam Đình Vũ
- ·Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm Covid
- ·Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
- ·Không đột phá cải cách, chỉ số môi trường kinh doanh càng tụt sâu
- ·7 loại thuốc điều trị Covid
- ·TP.HCM đề xuất, ưu tiên tiêm vắc xin Covid
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 315 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Khẩn tìm tất cả người đến Bệnh viện Phổi Hà Nội từ ngày 6/7