【nhận định trận real madrid】Năm 2018: Xuất khẩu thủy sản sẽ bứt phá
Lô hàng trị giá hơn nửa tỷ USD mở màn
Ngày 14/1, một lô hàng thủy sản xuất khẩu trị giá hơn nửa tỷ USD đầu năm 2018 qua cảng Cát Lái đã được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn lần đầu tiên tổ chức lễ phát lệnh xuất cảng. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, lô hàng xuất khẩu gồm 3 container, trị giá gần nửa tỷ USD. Trong đó, 1 container tôm đông lạnh 20 tấn, trị giá hơn 290.000 USD xuất khẩu đi Canada; 1container cá biển 20 tấn xuất khẩu sang thị trường Mỹ với trị giá hơn 216.000 USD và 1 container cá tra phi lê 22 tấn trị giá hơn 84.000 USD xuất sang thị trường EU. Tổng cộng trị giá lô hàng xuất khẩu thủy sản đầu năm trên 590.000 USD, tương đương gần 13,4 tỷ đồng.
Có mặt tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, chưa có năm nào các doanh nghiệp ngành Thủy sản phải đối mặt với nhiều rào cản, khó khăn như năm 2017. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng từ việc truyền thông bôi nhọ, đến sự cạnh tranh nguyên liệu, các rào cản kỹ thuật của các nhà nhập khẩu, việc bị rút thẻ vàng liên quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong quá trình đánh bắt, khai thác… Nhưng họ (các DN) đã đoàn kết để tìm hướng đi, chinh phục thị trường cho từng ngành hàng cụ thể và đã cán đích ngoạn mục.
Đánh giá về kết quả năm 2017, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm 2017 là một năm đầy khó khăn về thị trường nhưng ngành thủy sản đã có bước tiến bộ vượt bậc đạt con số kim ngạch xuất khẩu kỷ lục hơn 8,3 tỷ USD.
Kết quả này đã đóng góp lớn vào thành tích XK của cả ngành nông nghiệp trong năm 2017 với kỷ lục 36,37 tỷ USD. Có thể nói, trong năm qua, ngành thủy sản đã có sự vươn lên mạnh mẽ, qua đó khẳng định tiềm năng, vị thế của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Vượt qua mốc 8,5 tỷ USD
Ngành Thủy sản vượt mốc giá trị XK 8 tỷ USD trong năm 2017 là một bước tiến quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành Thủy sản Việt Nam. Trong năm 2018, chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho ngành Thủy sản là XK đạt từ 8,5 tỷ USD trở lên.
Theo nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, năm 2018 sẽ có nhiều thách thức với ngành Thủy sản. Ở khu vực khai thác, Việt Nam đang bị EU cảnh báo “thẻ vàng” về IUU. Chính vì vậy phải quyết liệt tổ chức lại ngành khai thác thủy sản từ chỗ là ngư nghiệp toàn dân sang phát triển bền vững. Đây là một vấn đề rất khó khăn, nhưng bắt buộc phải vượt qua.
“Hiện chúng ta đang nỗ lực thực hiện Luật Thủy sản mới và những chương trình hành động để khắc phục thẻ vàng IUU. Trong lĩnh vực nuôi trồng, sức sản xuất của ta rất tốt, nhưng việc khống chế dư lượng kháng sinh, hóa chất, tạp chất, đang là một vấn đề nhức nhối mà chúng ta phải tập trung xử lý cho được”- ông Nguyên Xuân Cường nhấn mạnh.
Về thách thức thẻ vàng IUU chống khai thác bất hợp pháp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sẽ là những khó khăn lớn đối với ngành Thủy sản trong năm nay ở khu vực khai thác, khó khăn về tổ chức ngành khai thác theo hướng bền vững. Nhưng Việt Nam đang triển khai thực hiện Luật Thủy sản, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo toàn ngành thực hiện tốt quy định IUU, ngành Thủy sản sẽ vượt qua được những thách thức này. Về thị trường, Việt Nam đang khai thác tốt hơn thị trường truyền thống Mỹ, EU và những thị trường mà nước ta có lợi thế khi có hiệp định thương mại tự do như Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, ngành Thủy sản cần khai thác tốt hơn, bền vững hơn những thị trường tiềm năng mà lâu nay Việt Nam vẫn còn hạn chế là các nước ASEAN, Trung Quốc...
Theo VASEP, năm 2018, XK thủy sản sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi một số hàng rào kỹ thuật, như: Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ, thuế chống bán phá giá tôm, cá tra sang Hoa Kỳ và “thẻ vàng” IUU… Bên cạnh đó, tại thị trường nội địa, vẫn còn một số khó khăn về thiếu nguyên liệu, vấn đề kháng sinh, giá thành sản xuất… vẫn còn đang trong quá trình cải thiện. Những yếu tố này nếu không được giải quyết hiệu quả nhất thì sẽ là nguy cơ triệt tiêu các nỗ lực tích cực (kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại song phương và đa phương; xây dựng uy tín chất lượng hàng hóa, xúc tiến thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh…).
Theo tính chu kỳ về cung cầu thủy sản, cộng với kế hoạch tập trung đẩy mạnh sản xuất và XK tôm hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD năm 2025, khối lượng XK dự báo sẽ tăng, áp lực cạnh tranh với các nước XK khác cũng gia tăng và giá XK sẽ giảm nhẹ so với 2017, dự báo giá trị kim ngạch XK năm 2018 sẽ tăng nhẹ khoảng 4%, đạt 8,5 – 8,6 tỷ USD.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Khi hộ kinh doanh cá thể kiếm được nhiều tiền hơn doanh nghiệp: Khi nào 'đứa trẻ' mới chịu lớn?
- ·Vì sao Telegram bị coi là 'hang ổ' online của tội phạm mạng?
- ·Bắc Kạn: Đẩy mạnh tuyên truyền để chuyển đổi số đi vào thực tiễn
- ·Bắc Kạn: Đẩy mạnh tuyên truyền để chuyển đổi số đi vào thực tiễn
- ·Google cam kết chi 1 tỷ USD để hỗ trợ ngành báo chí tạo nên nền tảng tin tức mới
- ·So sánh khả năng xoá vật thể trong hình của Apple, Samsung và Google
- ·Có thể 'cứu' điện thoại ướt chỉ bằng một video YouTube?
- ·Honor khắc nguyên bức thư lên điện thoại để 'khịa' Samsung
- ·Hanoi Gift Show 2020
- ·Các nhà mạng khắc phục sự cố sau siêu bão Yagi
- ·Ngắm lan Đà Lạt đắt đỏ phục vụ người dân thủ đô đón Tết Canh Tý
- ·Hơn 6.200 vị trí mất liên lạc di động do bão Yagi
- ·Bộ TT&TT kiến nghị sớm khôi phục điện lưới phục hồi liên lạc viễn thông
- ·Gặp khó, Samsung Electronics cắt giảm 30% nhân sự toàn cầu
- ·Truyền hình trực tiếp World cup 2018 trận Tunisia và Anh hãy chọn kênh có bản quyền
- ·iPhone mới sẽ được trang bị chip AI do Arm thiết kế
- ·Meta đối diện án phạt 3,6 triệu USD vì quảng cáo giả mạo
- ·Có nên nghe lời khuyên sức khỏe từ những người thọ nhất thế giới?
- ·Thủ tướng: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ
- ·Từ khoá liên quan đến siêu bão Yagi tăng đột biến chỉ sau 1 ngày