【nhan dinh bog da】Quản lý rủi ro để "đo" mức độ tuân thủ pháp luật thuế
Theảnlýrủirođểampquotđoampquotmứcđộtuânthủphápluậtthuếnhan dinh bog dao quy định của Bộ Tài chính, kể từ tháng 2-2016, sẽ áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế của cơ quan Thuế các cấp để đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế như đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế; nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; hoàn thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế và các nghiệp vụ quản lý thuế khác trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ.
"Quy định này sẽ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong quản lý thuế đối với người nộp thuế" - Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Hà Minh Hải kỳ vọng.
Bởi theo ông Hà Minh Hải, thực tế theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, các cơ quan Thuế cần phải phân định, phân chia DN thành các nhóm theo các cấp độ tuân thủ, khi đó mới có biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp và hiệu quả. Việc phân định, phân chia DN thành các nhóm theo các cấp độ tuân thủ sẽ giúp cơ quan Thuế tối ưu hóa chi phí quản lý thuế nói chung, chi phí thanh tra, kiểm tra nói riêng cũng như phân bố các nguồn lực một cách hiệu quả, tránh lãng phí.
Đối với Việt Nam, trong năm 2016, ngành Thuế sẽ áp dụng quản lý rủi ro với hầu hết đối tượng người nộp thuế như: Tổ chức, cá nhân kinh doanh (gồm: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình) nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật; Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước; Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế như: Tổ chức, cá nhân là bên Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu; Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân... cũng phải đánh giá rủi ro để áp dụng lựa chọn trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế.
Việc đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế căn cứ các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên “Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế. Cơ quan Thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát trên cơ sở đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với những trường hợp được đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro thấp.
Thời gian qua, để công tác thanh, kiểm tra thuế đạt kết quả, Tổng cục Thuế đã áp dụng những ngưỡng chỉ tiêu để xác định 4 nhóm DN có dấu hiệu rủi ro yêu cầu thanh tra như: Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ 2 năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu; Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh thương mại, dịch vụ; Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước...
Kết quả, năm 2015, cơ quan Thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra 68 nghìn DN, đạt 83,5% kế hoạch, tăng 8,5% so với năm 2014. Tổng số tăng thu qua thanh tra, kiểm tra (truy thu, truy hoàn, phạt...) 10,2 nghìn tỷ đồng, số tiền đã nộp NSNN khoảng 7 nghìn tỷ đồng; giảm khấu trừ và giảm lỗ trên 20,7 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan Thuế đã thanh tra, kiểm tra 2.421 DN lỗ, DN có dấu hiệu chuyển giá và DN có hoạt động giao dịch liên kết; giảm lỗ trên 4,4 nghìn tỷ đồng; truy thu, truy hoàn, phạt 500 tỷ đồng, giảm khấu trừ 190 tỷ đồng.
"Năm 2016, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế sẽ tập trung nhân lực chống thất thu, chống chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. Theo đó, thanh kiểm tra thuế theo chuyên đề về chuyển giá, hoạt động giao dịch liên kết, thương mại điện tử và các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dược phẩm..." - Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho hay.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·5000 tấm lợp giúp dân Khánh Hòa khắc phục sau bão
- ·Ngày đầu tiên giao dịch buổi chiều: khối lượng giao dịch đạt kỉ lục
- ·Hỗ trợ Bình Định khắc phục hậu quả mưa lũ
- ·Thị trường chứng khoán 2012: Tăng trưởng nhưng phải bền vững
- ·Con chỉ mong cha mẹ kiếm đủ tiền chữa bệnh cho con
- ·EVN sẵn sàng cấp điện trở lại sau lũ rút tại miền Trung
- ·Cụ bà 100 tuổi vẫn chăm chỉ đi tư vấn sắc đẹp cho chị em phụ nữ
- ·Triệt phá đường dây thầu đề cực lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh
- ·Rủi ro mất tiền khi cho vay nợ dưới hình thức 'mua nhà'
- ·Đã xử lý 204 điểm đen tai nạn giao thông từ nguồn vốn bảo trì
- ·Vẫn thiết tha dù biết vợ đẹp ngoại tình
- ·Bộ Tài chính: Nâng cao trách nhiệm hỗ trợ pháp lý cho DN
- ·Chồng gần đây luôn tránh thân mật, tôi suy sụp khi phát hiện lý do
- ·Hải Phòng thưởng Tết cao nhất là 100 triệu đồng
- ·Theo bố mẹ ra đồng làm cỏ, bé trai gặp tai nạn nghiêm trọng
- ·Nguồn gốc, ý nghĩa và cách làm quả bí ngô Halloween
- ·Dự kiến thu nhập trên 6 triệu mới phải nộp thuế
- ·Quy tắc ngầm ở phố đèn đỏ sầm uất bậc nhất, ai không biết dễ nhận 'cái kết buồn'
- ·Thảm cảnh trần gian ở gia đình có 3 cha con đều ăn xin
- ·Bình chọn Báo cáo thường niên năm 2012