【nhận định mc vs brighton】Cổ phần hóa chậm, có thể mời lãnh đạo "làm việc khác"
Biện pháp mạnh
Theo ông Đặng Quyết Tiến, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng kết quả CPH 6 tháng đầu năm 2014 chưa như mong đợi.
Bởi vậy, trên cơ sở rà soát từng DN trong diện CPH, Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN phối hợp với các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh thường xuyên đôn đốc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, nhất là kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai phương án CPH, để đẩy nhanh CPH trong thời gian tới.
Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN đã yêu cầu 159 DN đang xác định giá trị DN, trong quý III-2014, tất cả đều phải công bố giá trị DN, để cuối quý IV-2014 phê duyệt xong phương án CPH.
Với 135 DN chưa thành lập Ban chỉ đạo CPH, phấn đấu trong quý III-2014 thành lập Ban chỉ đạo CPH và triển khai việc xác định giá trị DN, để đến hết quý II-2015 công bố được giá trị DN và quý III-2015 phê duyệt xong phương án CPH.
Trao đổi với báo chí mới đây, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, khác với biểu hiện CPH theo kiểu “bình mới rượu cũ” như trước đây, tiến trình CPH đang được Chính phủ quyết liệt thúc đẩy bằng nhiều giải pháp mạnh. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, định kỳ hàng tháng, hàng quý chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành liên quan, để không chỉ đảm bảo hoạt động đôn đốc, giám sát việc triển khai các phương án CPH diễn ra thường xuyên, quyết liệt, mà còn kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh, cũng như đề xuất các biện pháp xử lý cụ thể.
Trong trường hợp các khó khăn được tháo gỡ, DN vẫn không CPH đúng kế hoạch sẽ xem xét trách nhiệm người đứng đầu DN. Nếu người đứng đầu DN do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, thì Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN đề nghị Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh xem xét trách nhiệm.
Đối với trường hợp nhân sự đứng đầu DN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, thì Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý trách nhiệm… Mục đích của Ban chỉ đạo là chỉ rõ DN nào chậm, tại sao chậm và đề nghị xem xét trách nhiệm dẫn đến sự chậm trễ đó, kể cả “mời làm việc khác nếu chần chừ CPH” như lời Thủ tường Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trước đó.
"Đây là những biện pháp mạnh nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu CPH xong 432 DN trong giai đoạn 2014-2015", ông Tiến nhấn mạnh.
Không IPO bằng mọi giá
Mới đây, theo đề xuất của Bộ Tài chính, với những DN có điều kiện, thì thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Còn những DN chưa có điều kiện IPO ngay, thì chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược (nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác.
Có ý kiến lo ngại rằng, với cách làm này CPH dường như là hình thức, và liệu có gây tốn kém cho ngân sách, trong khi mục tiêu lấy CPH để đổi mới về chất hoạt động của DN lại không đạt yêu cầu.
Ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, đây là giải pháp cuối cùng, nhằm đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch CPH 432 DN trong bối cảnh thị trường vốn, thị trường chứng khoán (TTCK) chưa phục hồi tốt. Sức cầu của TTCK còn hạn chế, trong khi số lượng DN CPH, IPO tăng đột biến, đang dẫn tới hiện tượng "bội cung". Kết quả là nhiều đợt IPO không mấy thành công.
Theo ông Tiến, trong bối cảnh này nếu cứ IPO bằng mọi giá, để đảm bảo tiến độ, thì đồng vốn của nhà nước, của dân sẽ bị bán đổ, bán tháo với giá rẻ mạt, thậm chí dẫn đến nguy cơ thất thoát vốn. Do đó, việc áp dụng phương thức CPH mới là chuyển DNNN thành công ty cổ phần với các cổ đông là tổ chức công đoàn, người lao động..., nhằm bước đầu cải thiện chất lượng quản trị, cũng như tính minh bạch trong hoạt động của DN.
Phương thức CPH mang tính trung chuyển như trên, theo ông Tiến là hợp lý trong bối cảnh sức cầu của TTCK chưa được cải thiện, bởi nó chuẩn bị lượng hàng hóa đa dạng cho thị trường.
Cùng với việc Ủy ban chứng khoán Nhà nước đang triển khai một số giải pháp, nhằm gia tăng sức hấp dẫn cho các đợt IPO, cải thiện sức cầu cho thị trường, thì lượng hàng hóa đã được chuẩn bị sẵn sẽ được đưa ra IPO khi TTCK khởi sắc.
Những giải pháp trên được cho là vừa góp phần thúc đẩy tiến trình CPH diễn ra ở cấp độ sâu và nhanh hơn, vừa giúp mang lại giá trị thặng dư cao hơn cho đồng vốn nhà nước, đồng thời tránh tạo áp lực tăng cung lớn cho TTCK trong thời gian ngắn khiến tác động tiêu cực đến thị trường, cũng như kế hoạch CPH.
"Tính đến ngày 20 tháng 6 năm 2014 đã sắp xếp 58 DN, trong đó cổ phần hóa 38 DN, giải thể 2 DN, sáp nhập 15 DN và đề nghị phá sản 3 DN. Về cổ phần hóa DNNN: Đã có 297 DN thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, 159 DN đang tiến hành xác định giá trị DN, 67 đơn vị đã có quyết định công bố giá trị DN, 38 DN đã được phê duyệt Phương án cổ phần hóa, 31 DN đã bán cổ phần lần đầu. Tiến độ này là chuyển biến đáng kể so với các năm gần đây, dự tính đến cuối năm 2014 sẽ có khoảng 200 DN và cuối Quý III-2015 sẽ có toàn bộ các DN được phê duyệt Phương án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu. Nhiều đơn vị đã triển khai khá tích cực và có kết quả như các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Một số đơn vị có triển khai tích cực nhưng chưa có kết quả cụ thể như: Bộ Y tế, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh: Bình Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Yên Bái, Kon Tum, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất. Trong số 432 DN nằm trong kế hoạch cổ phần hóa các năm 2014 và 2015, tính đến 20 tháng 6 năm 2014 vẫn còn 135 DN chưa triển khai thực hiện (chưa thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa), 138 DN đã thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa nhưng chưa thực sự triển khai cổ phần hóa (chưa tiến hành xác định giá trị DN và các bước tiếp theo)". Nguồn: Bộ Tài chính |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Hình ảnh: Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến về quy hoạch tổng thể quốc gia
- ·Thứ trưởng Quốc phòng kiểm tra công tác bảo vệ Đại hội Đảng
- ·Đề xuất mở lại tần suất bay bình thường từ tháng 12?
- ·Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- ·Thủ tướng: Long Thành là 1 trong 16 sân bay được mong chờ nhất thế giới
- ·Khai mạc Giải Thể hình
- ·Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Chủ tịch Quốc hội: Tôi rất ấn tượng về Thủ tướng, Phó Thủ tướng nhiệm kỳ này
- ·Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- ·Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh thiếu các quy định khả thi
- ·Hàng triệu cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập trong năm mới
- ·Thủ tướng: Dập triệt để các ổ dịch Covid
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Đại biểu Quốc hội: Giải quyết “nút thắt” giúp doanh nghiệp vực dậy hậu Covid
- ·Trung ương khóa mới: Trẻ nhất 38 tuổi, 81 người lần đầu trúng cử
- ·Trồng rau ở châu Phi, bộ đội Việt Nam khiến bạn bè quốc tế nể phục
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên cấp cao Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên