会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bd kq v league】Hàng triệu cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập trong năm mới!

【bd kq v league】Hàng triệu cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập trong năm mới

时间:2024-12-23 16:07:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:101次

Trao đổi với VietNamNet TS Đinh Văn Minh,àngtriệucánbộcôngchứcphảikêkhaitàisảnthunhậptrongnămmớbd kq v league Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ cho biết, theo tính toán, số cán bộ, công chức, viên chức phải kê khai tài sản, thu nhập lần đầu có khoảng 3,5-4 triệu người.

Theo ông Đinh Văn Minh, Nghị định 130/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có hiệu lực vào 20/12/2020. Nhưng do tính chất phức tạp, số lượng người kê khai tài sản lớn và có nhiều điểm mới nên chưa thể triển khai ngay. Việc này sẽ được bắt đầu từ 1/1/2021 và hoàn thành trong quý 1.

105 vị trí từ phó phòng trở lên phải kê khai tài sản hàng năm

Nghị định mới ra đời có những quy định nào mới đáng chú ý so với các quy định trước đây, thưa ông?

Có thể nói, cả Luật PCTN 2018 và Nghị định 130 đều có rất nhiều điểm mới để bảo đảm cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập thực chất hơn. 

Điểm mới đáng chú ý là đối tượng kê khai tài sản lần này vừa rộng, vừa có trọng tâm. Trước kia đối tượng kê khai chỉ là trưởng phòng cấp huyện trở lên thì hiện nay tất cả cán bộ, công chức, kể cả mới tuyển dụng vào đều phải kê khai; riêng viên chức thì từ phó phòng. 

{ keywords}
TS Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ. Ảnh: T.H

Nghị định quy định 4 đối tượng kê khai tài sản: một là tất cả cán bộ, công chức; hai là phó phòng trong các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước; ba là sĩ quan công an, quân đội, quân nhân quốc phòng; thứ tư là những người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND.

Như vậy, số lượng người phải kê khai rất lớn, nhưng khác căn bản là trước kia năm nào cũng phải kê khai còn bây giờ chỉ kê khai lần đầu và chỉ một lần như một hoạt động rất bình thường trong hồ sơ cán bộ. Đối tượng này chỉ kê khai bổ sung khi tài sản tăng thêm 300 triệu. 

Bên cạnh đó, có những người phải kê khai hàng năm, là đối tượng có nguy cơ tham nhũng nhiều hơn. Đó là những người giữ vị trí từ giám đốc sở trở lên; những người làm công tác trong một số lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: tổ chức cán bộ, công tác quản lý và sử dụng tài sản công, tài chính công; những người giải quyết trực tiếp việc của công dân, cơ quan, tổ chức như làm sổ đỏ, thủ tục đăng ký kinh doanh,…

Phụ lục của nghị định liệt kê 105 vị trí công việc, cán bộ, công chức từ phó phòng trở lên phải kê khai tài sản hàng năm.

Ngoài ra, người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp và 13 ngạch công chức được coi là nắm giữ nhiều quyền lực và có cơ hội để tham nhũng cần kiểm soát. Trong đó bao gồm: thanh tra viên, kiểm sát viên, kiểm tra viên hải quan, kiểm tra viên của đảng, kiểm soát thị trường, kiểm sát viên, thẩm phán…

Vậy cơ quan nào sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập và họ có những quyền năng gì để đảm bảo việc kê khai chính xác, trung thực và có thể xử lý nhanh, hiệu quả các vấn đề phát sinh, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản?

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được quy định theo hướng hình thành các cơ quan bán chuyên trách. Có nghĩa là không thành lập mới nhưng sẽ giao thêm nhiệm vụ, chức năng cho một số cơ quan. Các cơ quan này trong quá trình tổ chức thực hiện đương nhiên phải tổ chức lại để làm sao đáp ứng được nhiệm vụ.

Cơ quan này có những quyền rất quan trọng do luật quy định để bảo đảm họ có thể thực hiện được việc kiểm soát tài sản, thu nhập. Chẳng hạn như cơ quan này có quyền yêu cầu cung cấp thông tin khi thấy có gì đó nghi ngờ như yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về chủ tài khoản, yêu cầu cơ quan quản lý nhà đất cung cấp thông tin về nhà đất… Việc này cũng nhằm hạn chế tình trạng các cơ quan quản lý về tài sản lấy cớ bảo mật để né cung cấp thông tin.

Một điều cũng rất quan trọng là cơ quan này có quyền tự mình quyết định đi xác minh. Trước kia, muốn xác minh phải làm rất nhiều trình tự, thủ tục.

Ngoài ra, cơ quan này còn có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, hủy hoại tài sản, chuyển dịch tài sản như yêu cầu phong tỏa tài khoản, yêu cầu không sang tên nhà đất…

Những quyền hạn này rất quan trọng và liên quan đến ý nghĩa của việc kiểm soát tài sản, thu nhập để một mặt kiểm soát được, mặt khác bảo đảm sau này thu hồi được tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.

Bốc thăm để tìm ra người ngẫu nhiên

Một trong những nội dung quan trọng được nhiều người quan tâm khi kê khai tài sản là việc xác minh như thế nào để tránh hình thức?

Xác minh tài sản, thu nhập là một trong những nội dung có những điểm mới. Cụ thể, bản thân cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền chủ động xác minh, có thể dựa vào tố cáo, theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác cán bộ.

Thậm chí là khi thấy có dấu hiệu rõ ràng về sự không trung thực như có ông cán bộ đi xe hơi xịn hay ở biệt thự 5, 7 năm nhưng trong kê khai không thấy có thì dĩ nhiên cơ quan này có quyền đặt câu hỏi và cần thiết thì quyết định tiến hành xác minh. 

Đặc biệt, lần này có một hình thức nữa là xác minh ngẫu nhiên. Tức là ngoài việc xác minh khi có dấu hiệu không trung thực, có tố cáo, có yêu cầu cơ quan cấp trên... thì có một loại nữa là ngẫu nhiên. 

Có nghĩa là bất cứ người nào cũng có thể bị xác minh bất cứ lúc nào không vì lý do gì cả. Hình thức này là để nhắc nhở, “cảnh báo” cho tất cả những người kê khai tài sản, là dù có che giấu kỹ đến đâu thì bất kỳ lúc đó cũng có thể nằm trong diện xác minh. Việc này cũng nhằm làm sao người kê khai phải đề cao tính trách nhiệm, trung thực mỗi khi đặt bút kê khai tài sản.

Tuy nhiên, nói là ngẫu nhiên nhưng không có nghĩa tuyệt đối. Ngẫu nhiên ở đây vẫn căn cứ vào các kế hoạch. Ví dụ năm nay, Ban chỉ đạo Trung ương PCTN xác định một số lĩnh vực nào đó nhiều sai phạm, tham nhũng thì sẽ có sự chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát những cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực đó.

Hàng năm, thanh tra Chính phủ sẽ có định hướng cho việc xây dựng kế hoạch xác minh và các bộ ngành, địa phương trên có sở xây dựng và triển khai thực hiện. 

Hiện nay, chúng ta quyết tâm rất lớn là hàng năm chọn 20% số cơ quan thuộc diện mình kiểm soát. Ví dụ như thanh tra Chính phủ có 20 đầu mối thì mỗi năm xác minh 20% tức là khoảng 4 cơ quan được xác định là “có nhiều vấn đề”. 

Trong từng cơ quan thì lại cố gắng làm sao xác minh được 10% số cán bộ, công chức thuộc diện kê khai hàng năm, ví dụ cơ quan có khoảng 50 người thì 5 người được xác minh.

Trong 10% được xác minh này thì dứt khoát phải có một người đứng đầu hay cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Lúc đó mới bốc thăm để tìm ra người ngẫu nhiên vào diện xác minh, chứ không phải ngẫu nhiên ngay từ đầu. 

Từ chức khi kê khai không trung thực được miễn kỷ luật

Kết quả xác minh tài sản thu nhập có tác động như thế nào đến người kê khai?

Xác minh tài sản thu nhập có mục đích quan trọng nhất là đánh giá người kê khai trung thực hay không. Nếu người kê khai bị kết luận là không trung thực thì theo quy định của Luật PCTN và nghị định mới khá nghiêm khắc, có thể bị cảnh cáo chứ không có khiển trách.

Việc này khiến họ có thể bị hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu họ đang được quy hoạch thì bị bỏ ra khỏi quy hoạch, đang ứng cử thì bị gạch tên khỏi danh sách, được dự kiến bổ nhiệm sẽ không được nữa... Bây giờ một người đang chuẩn bị được bổ nhiệm chức vụ nào đó mà không được bổ nhiệm nữa là cả vấn đề rất lớn.

Tuy nhiên, nghị định cũng có quy định nếu người kê khai tài sản bị xác định không trung thực mà chủ động từ chức thì được xem xét miễn kỷ luật. Việc này không phải là xí xóa mà trong đấu tranh phòng chống tham nhũng là làm sao cho hiệu quả. Đối với người đang làm lãnh đạo mà phải từ chức là một việc rất nặng nề.

Hơn nữa, bây giờ mình đang nói nhiều về văn hóa từ chức nên khi người lãnh đạo, quản lý không trung thực thì không đủ uy tín để lãnh đạo người khác. Điều đó thể hiện tính nhân văn và coi trọng hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng chứ không nhất thiết chỉ nhằm trừng phạt.

Câu chuyện kiểm soát tài sản của người nhà, người thân quan chức để tránh tình trạng đứng tên hộ, núp bóng được xử lý như thế nào?

Hiện nay, việc kê khai tài sản vẫn còn hạn chế là chỉ kiểm soát được tài sản cán bộ, công chức dễ dẫn đến tình trạng đứng tên người khác.

Việc này, Quốc hội bàn rất nhiều, nhiều ý kiến cũng rất muốn mở rộng đối tượng cả tài sản của vợ chồng, con, cha mẹ, họ hàng.

Nhưng về mặt pháp lý đấy là quyền tài sản, là quyền con người, quyền công dân mà những người đủ tuổi thành niên có quyền và tự chịu trách nhiệm. Thêm nữa việc quy định như vậy cũng là ngoài khả năng của người kê khai.

Chẳng hạn, người kê khai có con đã lập gia đình riêng, làm ăn ở xa, thậm chí là nước ngoài thì họ cũng không có khả năng buộc con mình cho biết tài sản, thu nhập để kê khai theo quy định

Tuy nhiên, nếu tài sản mang tên người khác nhưng có mối quan hệ từ người liên quan thì cũng bị xử lý. Chẳng hạn như cái biệt thự tuy mang tên ông bố nhưng cơ quan chức năng chứng minh được có nguồn gốc từ tiền của người con là quan chức thì vẫn hoàn toàn có thể xử lý.

Trước kia luật quy định tài sản tham nhũng là tài sản của người tham nhũng, có nghĩa là khi mang tên người khác thì không thể đụng vào. Còn bây giờ, quan niệm tài sản tham nhũng là tài sản có nguồn gốc của tham nhũng nên có đủ cơ sở để xử lý kể cả tài sản đã mang tên người khác.

Về lâu dài, để việc kiểm soát thực sự có hiệu quả thì chúng ta phải mở rộng việc kiểm soát ra toàn xã hội bằng các công cụ thuế, chống rửa tiền, hạn chế chi tiêu tiền mặt...

Thu Hằng

Vẫn còn tình trạng đối tượng phạm tội tham nhũng tẩu tán tài sản, bỏ trốn

Vẫn còn tình trạng đối tượng phạm tội tham nhũng tẩu tán tài sản, bỏ trốn

Đấu tranh chống tham nhũng còn không ít khó khăn, hạn chế; vẫn còn tình trạng đối tượng phạm tội tham nhũng tẩu tán tài sản, bỏ trốn, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Xây dựng TP.Tân An đạt chuẩn văn minh đô thị theo Nghị quyết 25
  • NA Chairman praises nation's martyrs
  • South China Sea, Myanmar, Taiwan Strait top East Asia Summit agenda
  • UK police announce identities of Vietnamese citizens reported missing in Manchester fire
  • Người dân không đồng ý giải phóng mặt bằng, dự án Đường tỉnh 830C khó triển khai theo kế hoạch
  • Top legislators of Việt Nam, Mexico hold online talks
  • Ministry considers adding birthplace information to new passports’ appendix due to visa rejections
  • RoK to further cooperate with Việt Nam in human resources training, technology transfer
推荐内容
  • Ai có trách nhiệm nuôi bà ngoại?
  • State President chairs national defence and security council meeting
  • State leader welcomes Greek foreign minister
  • Flag raised in Hà Nội to mark ASEAN’s 55th founding anniversary
  • Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 16,6% trong 5 tháng đầu năm
  • Vietnam Fatherland Front delegation visits Cambodia