【siêu cúp bồ đào nha】Đi chợ an toàn trong mùa dịch
Hải quan Bà Rịa -Vũng Tàu: Chống thất thu hiệu quả trong mùa dịch | |
“Tủ lạnh cộng đồng” chia sẻ thực phẩm cho người dân trong mùa dịch | |
Nghĩa tình trong mùa dịch |
Việc mua sắm của người dân trong mùa dịch cần được đảm bảo an toàn. Ảnh: T.D |
Đi chợ hộ
Những ngày qua, việc đi chợ của những người dân sống xung quanh khu vực chợ Xã Tây (phường 11, quận 5, TPHCM) đã trở nên dễ dàng, an toàn khi được Ban quản lý chợ Xã Tây “đi chợ hộ”. Để giúp người dân làm quen với hình thức đi chợ truyền thống mới mà không cần ra khỏi nhà. Chợ Xã Tây đã đăng số điện thoại, danh sách các tiểu thương bán thịt, cá, trứng... lên website của chợ để người dân biết. Theo đó, khi mua hàng người dân chỉ cần gọi vào đường dây nóng của chợ, chợ sẽ cử người tiếp nhận, ghi lại đơn hàng, cử người đi mua thịt, trứng, rau... sau đó đi giao tận nhà cho bà con trong khu vực quận 5. Tiền hàng lấy từ khách sẽ về trả lại cho người bán.
Hiện mỗi ngày có vài chục đơn hàng "đi chợ hộ" được ban quản lý chợ triển khai.
Theo ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng Ban quản lý chợ Xã Tây, sáng kiến trên được ban quản lý đưa ra nhằm làm giảm lượng người đến chợ, đảm bảo giãn cách an toàn. Chương trình đi chợ hộ đã nhận được sự hỗ trợ của phường, đoàn thanh niên trên địa bàn. Hiện mỗi ngày ban quản lý chợ tiếp nhận khoảng 20 đơn hàng từ người dân.
Ngoài ra, tại một số chợ trên địa bàn quận 5 như chợ Phùng Hưng, Hòa Bình… nhiều tiểu thương hiện nay cũng linh hoạt bán hàng qua zalo, mạng xã hội, điện thoại và ưu tiên áp dụng giao hàng phía bên ngoài khu vực chợ. Theo đó, người mua không cần vào bên trong chợ, cũng không cần tiếp xúc với người bán, mà vẫn có hàng hóa, đồ ăn thiết yếu mỗi ngày cho gia đình.
TPHCM hiện có 237 siêu thị và gần 2.800 cửa hàng tiện lợi. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, TPHCM cho dừng hoạt động chợ tự phát nên nhiều người cũng chuyển sang mua hàng online, qua điện thoại, zalo... của các kênh phân phối hiện đại này. Hiện nay, các hệ thống siêu thị đều dự trữ nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu tăng từ 40% so với trước, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từ 3-6 tháng tới.
Siêu thị cũng cần an toàn
Bên cạnh việc mua sắm online được người dân chọn lựa trong mùa dịch. Tuy nhiên, với một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là những bà nội trợ lớn tuổi hoặc chưa thành thạo công nghệ nên vẫn chọn việc mua sắm hàng hóa trực tiếp. Chị Nguyễn Thị Mận, ngụ tại phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức cho biết, từ khi chợ truyền thống đóng cửa, chị chuyển sang mua sắm tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi gần nhà. Theo chị Mận, dù các cửa hàng có để dung dịch sát khuẩn trước cửa vào nhưng cũng có nhiều người không sử dụng, xếp hàng tính tiền thì nhiều người nóng vội, dồn lại, không đảm bảo khoảng cách an toàn…
Tương tự, anh Trần Đình Văn, ngụ phường Thạnh Lộc, quận 12 cho biết, cả tuần nay gia đình anh đều mua thức ăn ở siêu thị. Nhưng do việc tuân thủ quy định của người mua hàng về phòng chống dịch chưa được đảm bảo nên anh thường chọn khung giờ vắng để đến mua sắm. Theo đó, anh Văn mong muốn các siêu thị phải quyết liệt hơn nữa trong việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch và người dân phải có ý thức hơn khi đến các nơi này mua sắm.
Đại diện Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, để đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao của người dân khi các chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, đơn vị đã có sự chuẩn bị tốt và linh hoạt phản ứng khi dịch Covid-19 "tấn công" mạnh vào hàng loạt siêu thị. Thay vì phân luồng, chia nhóm và điều tiết số lượng khách vào bên trong mua sắm mới đây một số siêu thị Co.opmart tại TPHCM tiến hành thí điểm hình thức phục vụ cố định ngay tại siêu thị giúp giảm đến 80% - 90% nguy cơ tiếp xúc, lây nhiễm.
Khách hàng đến siêu thị được bố trí vị trí ngồi cố định, giữ khoảng cách an toàn, được nhân viên Co.opmart tư vấn danh mục hàng hóa theo yêu cầu và chủ động soạn hàng luôn cho khách. Khách không phải làm bất cứ việc gì, chỉ cần ngồi chờ, sau đó có thể thanh toán nhận hàng ngay tại chỗ hoặc về nhà trước giao hàng sau.
Tương tự, tại 18 siêu thị VinMart và gần 500 cửa hàng VinMart+ trên địa bàn TPHCM đã cho nhân viên hỗ trợ khách hàng rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, đo nhiệt độ trước khi vào mua sắm; giãn cách tối thiểu 2m kể cả trong khu mua sắm lẫn khu tính tiền; lắp đặt vách ngăn giữa nhân viên thu ngân với khách. Các siêu thị AEON thì ngoài thực hiện 5K còn tăng tần suất vệ sinh sát khuẩn từ 2 lần/ngày 4 lần/ngày…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tri ân bằng cả tấm lòng
- ·Lươn đồng xứ Nghệ: Thưởng thức một lần rồi nhớ mãi, cứ muốn quay trở lại
- ·Tăng vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp vận tải thủy nội địa chính
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đổi mới đồng bộ để tạo việc làm bền vững
- ·Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020
- ·Tổng cục Thuế tạm dừng 150 công trình xây dựng
- ·Hà Nội chính thức vận hành tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên
- ·Tình trăm năm 171: Cưới người không yêu, cô dâu không cho chú rể động phòng
- ·Xây dựng, bảo vệ môi trường
- ·Gặp người thợ có nhiều sáng kiến ở Công ty Than Hà Tu
- ·Giá trị của ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam 6/1/1946
- ·Hỗ trợ hơn 377.000 kg gạo cho tỉnh Yên Bái
- ·Giảm rủi ro cho lao động đi làm việc ở nước ngoài
- ·Cá hồi Sa Pa chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân
- ·Chồng qua mặt nhiều lần... vợ ngậm bồ hòn làm ngơ
- ·Báo số 7 sẽ đổ bộ vào Quảng Ninh – Hải Phòng
- ·Cô dâu ức phát khóc vì nhóm khách lạ ăn chùa trong đám cưới
- ·Thứ trưởng Bộ Tài chính tiếp Chủ tịch US Eximbank
- ·Hệ thống cửa hàng Kingsport 'thất thủ' nửa cuối năm 2024
- ·Làm thêm đến 600 giờ: Doanh nghiệp và người lao động cùng muốn tăng