【ty so villarreal】Cần chung tay bảo vệ môi trường nông nghiệp
Lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Hiện nay,ầnchungtaybảovệmôitrườngnôngnghiệty so villarreal môi trường đang chịu nhiều sức ép với sự xuất hiện tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Lĩnh vực trồng trọt được xem là ngành chiếm tỷ trọng cao và chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Lĩnh vực trồng trọt đã và đang chuyển dần theo hướng chất lượng cao, ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa,... Đặc biệt, việc sản xuất các giống cây trồng mới cho sản lượng, năng suất cao, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng. Sản lượng và năng suất cây trồng ngày càng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng phân bón và thuốc BVTV ngày càng nhiều.
Các hố đựng vỏ chai thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật góp phần bảo vệ môi trường
Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiệu suất sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ đạt trung bình 45-50% với phân đạm, 25-35% với lân, 60% với kali, phần còn lại bị thất thoát và sử dụng lãng phí. Việc lạm dụng hóa chất BVTV, chất kích thích sinh trưởng, phân bón,... không đúng quy trình đã tác động đến các vi sinh vật có lợi trong môi trường dẫn đến hậu quả làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm cho đất bị mất dần khả năng sản xuất.
Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh - Nguyễn Văn Cường cho biết, hàng năm, số lượng phân bón, thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn tỉnh khá cao và sau khi sử dụng các loại thuốc BVTV, nông dân thường có thói quen vứt bỏ bao bì, chai, lọ đựng hóa chất ngay tại đồng ruộng, vườn cây. Hành động thiếu ý thức này sẽ làm phát sinh các loại chất thải nguy hại, là nguồn gây tác động tiềm tàng cho môi trường đất và nước.
Cùng với đó, sau mỗi vụ mùa, người dân thường đốt bỏ rơm rạ ngay trên đồng ruộng. Hoạt động này gây ra hiện tượng khói mù cho các vùng lân cận. Việc đốt rơm rạ ngoài trời là quá trình đốt không kiểm soát, trong đó sản phẩm chủ yếu là các chất khí: CO2, CO, NOx và bụi mịn,..., điều này đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường.
Chưa xử lý tốt chất thải
Ngoài trồng trọt, các hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu theo hình thức nhỏ, lẻ. Hầu hết chất thải (nước thải, chất thải rắn) đều được các trang trại, hộ gia đình quan tâm và đưa ra các biện pháp xử lý.
Nông dân sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước trước khi thải ra môi trường
Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ chăn nuôi dù có các biện pháp xử lý chất thải nhưng ở mức đối phó, từ đó gây ô nhiễm cục bộ môi trường khu vực xung quanh. Đáng quan tâm hơn, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ số hộ chăn nuôi xử lý nước thải bằng công nghệ biogas, số còn lại thải trực tiếp ra ao, hồ, kênh, rạch,... Trong khi đó, lượng chất thải chăn nuôi có chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh khi đi vào nguồn nước sẽ gây nguy cơ lan tràn dịch bệnh.
Các loại khí thải gây mùi hôi cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi. Các chất khí này là sản phẩm của quá trình phân giải kỵ khí các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ protein, lipid và carbon hydrat. Mùi hôi chuồng trại chăn nuôi là nguồn gây ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân ở khu vực lân cận.
Khu vực nội thành, khu dân cư là nơi tập trung đông người dân sinh sống nên việc chăn nuôi dễ gây ô nhiễm môi trường, tác động, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người, vật nuôi. Ông Võ Thành Vũ (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) cho rằng, chăn nuôi trong các khu dân cư, nội thị, nơi có mật độ dân cư đông đúc sẽ ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân.
Với những bất cập và hạn chế trên, việc cấm mở các cơ sở chăn nuôi trong nội thành, khu dân cư là phù hợp. Tháng 7/2020, tỉnh ban hành quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép mở các cơ sở chăn nuôi. Nếu các tổ chức, cá nhân đã có cơ sở chăn nuôi xây dựng, đang hoạt động ở nội thành trước khi có quy định này thì trong thời hạn 5 năm phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp.
Đặc biệt, hoạt động nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu theo hình thức truyền thống và nuôi bán công nghiệp. Những hình thức nuôi này có sức ảnh hưởng lớn đến môi trường do không có hệ thống xử lý nước trước khi xả ra môi trường. Sau mỗi đợt thu hoạch, toàn bộ lượng nước trong các ao nuôi đều được thải trực tiếp ra môi trường mang theo các vi sinh vật gây bệnh như Vibrio, Aeromonas, E.coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus,... cùng nhiều loại nấm và nguyên sinh động vật gây ô nhiễm môi trường nước trong khu vực, làm lây lan dịch bệnh, gây ra thiệt hại lớn.
Vì vậy, các cấp, các ngành, địa phương và nông dân cần chủ động các giải pháp ứng phó nhằm chung tay bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững trong tương lai.
Tiếp tục nhân rộng mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường
Mô hình canh tác lúa thông minh được thực hiện tại hơn 50 quốc gia trên thế giới và đang được triển khai tại Long An. Mô hình giúp nông dân thay đổi căn bản tư duy sản xuất truyền thống sang sản xuất khoa học, hướng tới phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.
Việc đốt rơm rạ sau thu hoạch sinh ra nhiều chất khí có tác động xấu tới sức khỏe con người và môi trường
Ông Trần Văn Là (xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa) thực hiện mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường do Hội Nông dân Việt Nam tỉnh hỗ trợ chuyển giao, chỉ cần những kỹ thuật cơ bản dễ thực hiện như sạ thưa, hạn chế phân đạm, bón phân hữu cơ, xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh đã giúp ông Là tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận. Ông Là cho biết: “Nhờ áp dụng mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường, đặc biệt là áp dụng kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng vi sinh, tưới ướt, khô xen kẽ, gia đình tôi nâng cao hiệu quả sản xuất so với phương pháp canh tác truyền thống”.
Được biết, mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước. Tại Long An, mô hình được thực hiện ở 4 xã của huyện Thủ Thừa và Thạnh Hóa, thời gian thực hiện từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2023.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh - Trần Quốc Quân thông tin: Việc triển khai mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh bước đầu đã tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức cũng như phương pháp canh tác của hội viên, nông dân. Phương pháp này có tính ưu việt, không chỉ giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích mà còn nâng cao nhận thức của nông dân về sản xuất lúa an toàn. Vì vậy, thời gian tới, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm an ninh lương thực./.
Mô hình canh tác lúa thông minh giúp giảm lượng giống, giảm lượng phân đạm từ 20-30%, giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất lúa trên 7-8 tạ/ha, tăng hiệu quả kinh tế từ 5-7 triệu đồng/ha và đặc biệt, mô hình còn tạo ra môi trường sản xuất lúa thân thiện, hạn chế dư lượng các chất hóa học trong phân bón vô cơ ngấm vào đất, cải tạo nguồn tài nguyên đất”. Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh - Trần Quốc Quân Nhiều nông dân vẫn còn lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp, chưa ý thức BVMT trong sản xuất. Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động người dân giảm lượng thuốc BVTV trong sản xuất là vấn đề cấp thiết”. Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Hưng - Lê Quốc Bổn Gia đình tôi hiện có 1,5ha lúa thực hiện mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường. Tôi rất vui vì vụ vừa rồi năng suất lúa đạt trên 7 tấn/ha, tăng gần 1 tấn/ha so cùng kỳ. Trong khi đó, lượng phân đạm giảm được 20%, kali giảm 20% so với các vụ trước”. Ông Lê Văn Chuyền (xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa) |
Minh Tuệ
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Thành phố của những người dám làm, dám chịu
- ·Thông điệp xúc động của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trước Quốc hội Cuba
- ·Tìm lại động lực mạnh mẽ cho TP.HCM
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·Dự báo thời tiết 19/4: MIền bắc đến Trung Bộ nhiều nơi vượt 40 độ
- ·Bảo đảm an ninh trật tự lễ hội Đền Hùng, bắn hạ Flycam hoạt động trái phép
- ·Vụ cháy 4 bà cháu tử vong ở Hà Đông: Biết còn người mà không làm gì được
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Mưa lớn làm dịu thời tiết Hà Nội sau chuỗi ngày nắng nóng
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Dự báo thời tiết 15/5: Bắc và Trung Bộ mưa mát trước khi nắng nóng
- ·Cao tốc Phan Thiết
- ·Tua đồng hồ đo km 'né' đăng kiểm có đủ điều kiện xử lý hình sự?
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Dự báo thời tiết 22/4: Nắng nóng đỉnh điểm ở Miền Bắc và Trung Bộ
- ·Đề xuất Bộ trưởng Công an quyết định số lượng biển số xe ô tô đấu giá
- ·Khi đầu tàu TP.HCM chậm nhịp
- ·Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- ·Bộ GTVT đề nghị thanh tra, phát hiện kẽ hở trong đào tạo thuyền viên