【kèo hiệp 2】Muốn giảm nghèo bền vững cần hạn chế cho không
Đó là những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững (CTGNBV) giai đoạn 2011 - 2015 của các địa phương. Đây được coi là giải pháp cần thiết để thực hiện thành công CTGNBV giai đoạn 2016 - 2020.
Phân cấp và trao quyền cho địa phương
Phát biểu tại hội nghị, bà Louise Chamberlain - Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, để giảm nghèo bền vững, thì cần phân cấp và trao quyền cho các địa phương, để địa phương chủ động quyết định các vấn đề theo nhu cầu.
Việc phân cấp và trao quyền cho các địa phương, trước hết Trung ương cần ban hành chính sách khung và giao ngân sách trung hạn; cấp tỉnh quyết định các chính sách cụ thể, phương thức thực hiện và phân bổ ngân sách cho cấp huyện, để cấp huyện quyết định các hoạt động hỗ trợ hoặc công trình được đầu tư, trên cơ sở đề nghị của cấp xã, cộng đồng dân cư.
Việc phân cấp này giúp địa phương phát huy được sáng kiến, cách làm hay phù hợp với đặc điểm địa bàn, đặc điểm nhóm dân cư, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc; giúp địa phương chủ động trong việc huy động nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn.
Hơn 48 nghìn tỷ đồng cho CTGNBV giai đoạn 2016 - 2020
Mục tiêu của CTGNBV 2016 - 2020 là giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1-1,5%/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng 1,5 lần so với cuối năm 2015. Tổng kinh phí đầu tư cho Chương trình là 48.397 tỷ đồng.
Hiệu quả của việc phân cấp đã được chứng minh trên thực tế. Cụ thể là tại Lào Cai, từ năm 2011 - 2015 đã ban hành 39 cơ chế chính sách về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo. Các cơ chế chính sách này phát huy được hiệu quả, giúp tỷ lệ giảm nghèo của địa phương giảm trung bình 6,2%/năm, các huyện triển khai Chương trình 30a giảm 8%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch Quốc hội đề ra.
Hạn chế cho không
Tại hội nghị trực tuyến, đại diện tỉnh Lào Cai cho rằng, quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo bằng hình thức cho không đã bộc lộ nhiều bất cập. Việc cho không làm cho người dân ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, không muốn thoát nghèo, mà cứ muốn nghèo để hưởng trợ cấp.
Hạn chế cho không tức là chuyển từ việc cấp phát, cho không người nghèo sang hỗ trợ có điều kiện, để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh từng bước vươn lên thoát nghèo. Muốn làm được điều đó, nhà nước cần đầu tư năng cao năng lực của người dân, trang bị kỹ năng và công cụ giúp người dân phát huy sáng tạo, tự tìm được hướng đi thoát nghèo.
Giải pháp thực hiện CTGNBV2016 - 2020 là: Thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của người dân và cộng đồng trong giảm nghèo; áp dụng cách tiếp cận giảm nghèo dựa vào cộng đồng; mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện.
“Thúc đẩy trao quyền thực sự cho người nghèo và cộng đồng nghèo để huy động sức mạnh của họ, không tạo điều kiện cho sự ỷ lại, khuyến khích tinh thần tự lực của người dân. Đó chính là điểm mới của CTGNBV giai đoạn 2016 - 2020”, bà Louise Chamberlain nhấn mạnh./.
Ngọc Tư
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đang xem bói cho khách, ngỡ ngàng vì bị bắt
- ·Đền ơn đáp nghĩa bằng trách nhiệm và tình cảm
- ·Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: “Tuổi 20”
- ·Chuyện đẹp đời thường
- ·Bạn đọc ủng hộ gần 180 triệu đồng cứu được Thùy Dương
- ·Phát huy vai trò đảng viên người dân tộc
- ·Lan tỏa cuộc thi tìm hiểu sách 20 năm “Hậu Giang
- ·Chàng trai miền Tây lên Măng Đen làm nông nghiệp hữu cơ
- ·Hơn 21 triệu đồng tấm lòng bạn đọc ủng hộ tới bé Anh Đức bị bỏng
- ·Mô hình “Chi bộ bốn tốt”
- ·Cháu thà chết còn hơn để mẹ và em nhịn đói
- ·Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
- ·Phố phường lưu dấu tên anh !
- ·Công tác tổ chức xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả quan trọng
- ·Tai nạn thập tử nhất sinh có 30 triệu đồng sẽ thoát chết
- ·Công đoàn ngành Y tế tỉnh trao học bổng “Tấm lòng vàng”
- ·Ấn tượng kết quả thi đua thực hiện Chương trình “1 triệu sáng kiến”
- ·Quốc hội dự kiến thông qua 10 luật, 9 nghị quyết
- ·Mẹ nghèo không tiền cứu con bằng cách nào?
- ·Ra mắt mô hình “Đường hoa