【ket qua cup nha vua tbn】Bình cứu hỏa nên chọn và đặt như thế nào?
Thông tư 57 của Bộ Công An quy định: ô tô từ 4 chỗ trở lên phải trang bị một bình cứu hỏa bột loại dưới 4 kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít,ìnhcứuhỏanênchọnvàđặtnhưthếnàket qua cup nha vua tbn bình khí CO2 loại dưới 4 kg. Kèm theo quy định này là mức phạt tiền đối với các vi phạm từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng nếu các chủ xe không chấp hành quy định.
Tuy nhiên, việc đặt và sử dụng bình cứu hoả trong xe như thế nào cho an toàn và hiệu quả thì rất ít người biết.
Cách chọn bình cứu hỏa
Báo Dân Trí đưa tin, các loại xe du lịch từ 4 - 9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg.
Khi tìm mua bình cứu hỏa trang bị trên xe, mọi người có thể căn cứ vào đó để mua đúng chủng loại và kích cỡ, tránh việc mua các bình lớn quá, không thuận tiện cho việc bố trí trong xe (nhất là những mẫu xe cỡ nhỏ). Với các bình cứu hỏa, dù là loại bằng bột, chất lỏng hay khí, nên mua loại có tem chứng nhận kiểm định của các cơ quan chức năng để tránh việc sử dụng phải bình không đủ chất lượng, không đúng tiêu chuẩn cũng như tiếp tay cho hàng nhập lậu.
Nên mua bình cứu hỏa có tem của nhà nhập khẩu
Trên thân bình cứu hỏa hoặc tem của nhà nhập khẩu sẽ ghi đầy đủ các thông tin về chất liệu chống cháy. Ví dụ như: các kí hiệu ABC hoặc BC (A chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, giấy carton, nhựa, B chữa các đám cháy chất lỏng như xăng dầu, cồn, C chữa các đám cháy chất khí như: gas, LPG). Đối với ô tô, nếu được lựa chọn thì loại bình có kí hiệu ABC là tốt nhất.
Ngoài ra căn cứ vào các quy định trên, một số bình cứu hỏa loại nhỏ phù hợp với người tiêu dùng để trong xe có kích thước nhỏ gọn, dễ bố trí. Các bình loại này có tên Fire Stop, Mini Foam… với giá tiền từ 50.000 - 120.000 đồng (tùy dung tích) với đủ các loại chất chữa cháy như khí CO2, bột… Các bình cứu hỏa có dung tích 500ml sẽ có thời gian xịt chữa cháy từ 5-8 giây, các bình dung tích lớn hơn sẽ có thời gian dài hơn.
Về việc nên chọn bình cứu hoả dạng gì cho phù hợp, an toàn, báo Infonet đã có cuộc phỏng vấn với Trung uý Võ Hoài Nam – cán bộ Đội Chữa cháy chuyên nghiệp – Phòng Cảnh sát PCCC số 8 (Hà Nội). Trung uý Hoài Nam cho biết: Hiện nay trên thị trường có 3 loại bình chữa cháy (dạng bột, bọt và khí), trong 3 loại đó thì bình bột chữa cháy hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do bên trong xe ô tô có nhiều vi mạch điện tử nên việc sử dụng bình dạng bột sẽ làm hỏng các thiết bị trên do trong bột cứu hoả có chất muối.
Vị trí đặt bình cứu hoả
Về vị trí đặt bình cứu hoả trong xe, Trung uý Nam phân tích: "Bình cứu hỏa nên đặt ở vị trí dễ tìm, dễ với tay tới để khi cần có thể lấy ra sử dụng ngay. Đặc biệt, không nên đặt bình cứu hoả tại các nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng như dưới kính trước, sau hoặc sát trên trần xe bởi nhiệt độ ở những vùng này luôn cao hơn".
Hầu hết các bình cứu hỏa dành cho ô tô đều có khuyến cáo đặt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 50 - 55 oC; do đó, khi đặt bình cứu hỏa trên ô tô, cần tránh không đặt bình ở những nơi ánh nắng chiếu trực tiếp như khu vực táp-lô, khay để đồ dưới kính hậu (đối với xe hatchback), cột A... bởi vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao (có lúc tới 70oC ở trong xe) sẽ làm tăng nguy cơ nổ bình cứu hỏa.
Trung uý Nam gợi ý có thể đặt bình cứu hoả ở ngay dưới ghế lái giống như trên máy bay các hãng hàng không thường hay đặt áo phao ngay dưới ghế ngồi của hành khách, như vậy khi xảy ra sự cố, mọi người có thể luồn tay xuống dưới ghế và lấy đồ cứu hộ (bình chữa cháy) ra để sử dụng được ngay, hơn nữa, nhiệt độ ở dưới sàn xe bao giờ cũng thấp hơn so với trên trần xe.
Điểm cốt lõi là phải đặt bình chữa cháy ở vị trí gần với người lái để thuận tiện khi có sự cố xảy ra; tuyệt đối không để bình chữa cháy trong tầm tay trẻ nhỏ để tránh bất trắc.
Bình chữa cháy có thể đặt ở hốc để đồ trên cánh cửa
Để cố định bình cứu hoả, mọi người nên lấy vật cứng chèn bên cạnh để bình cứu hoả không bị lăn, tuyệt đối không được buộc vì như vậy khi xảy ra sự cố sẽ rất khó lấy ra sử dụng. Bên cạnh đó, Trung uý Nam cũng khuyến khích mọi người sử dụng thêm miếng phản nhiệt khi rời khỏi xe để giảm thiểu tối đa nhiệt độ trong xe khi đỗ ngoài trời.
Ngoài ra cũng cần lưu ý là tùy từng loại bình cứu hỏa (dạng bột hay dạng khí) sẽ có thời gian sử dụng khác nhau do đó cần lưu ý để luôn đảm bảo rằng bình cứu hỏa trong xe luôn trong tình trạng tốt nhất (thường đối với bình cứu hỏa dạng bột loại 1kg có thể tới 5 năm, đối với bình khí CO2 thì phụ thuộc vào lượng khí bên trong - đo bằng cách cân bình).
Ngoài ra, theo tiêu chuẩn mỗi bình cứu hoả có thời gian sử dụng trong 5 năm, tuy nhiên, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam, sau 3 năm mọi người nên đổi bình mới đặt vào xe để đảm bảo an toàn.
Kim Oanh (T/h)
Triều Tiên thử bom nhiệt hạch, Việt Nam không ủng hộ
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bộ Tài chính ra Công điện về tổng kiểm kê tài sản công
- ·Chính phủ ban hành Quy định tạm thời ‘Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID
- ·Thực hiện tốt quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Campuchia Chay Navuth
- ·Cách chọn mua cá tươi ngon
- ·Đề nghị Chính phủ hỗ trợ giáo viên trường tư hưởng gói 62.000 tỷ
- ·Nữ trưởng ban tổ chức quận làm Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM
- ·Một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất hàng triệu đồng chống dịch
- ·Kết quả bước đầu xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Hà Nội sẽ triển khai xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vắc xin như thế nào?
- ·Tòa phúc thẩm xử "quên" mời... bị hại?
- ·Lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân
- ·Ông Lê Viết Chữ được cho thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi
- ·Ông Phạm Tấn Công được bầu làm Chủ tịch VCCI thay ông Vũ Tiến Lộc
- ·MB thông báo di dời trụ sở Phòng giao dịch Lâm Thao
- ·Hơn 4.300 thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự cấp huyện
- ·Người dân Hà Nội lưu thông qua các phân vùng như thế nào?
- ·Kịp thời xử lý tàn tích bom, mìn
- ·Nhận định, soi kèo Gillingham vs Bromley, 02h45 ngày 3/1: Chia điểm
- ·Sai phạm trong tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức được xử lý thế nào?