【tỷ lệ bóng đá châu a】Thủ tướng: Chính phủ luôn tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động tốt hơn
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. |
Chiều 16/10,ủtướngChínhphủluôntạođiềukiệnđểCôngđoànhoạtđộngtốthơtỷ lệ bóng đá châu a tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị về quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022.
Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang; đại diện các ban, bộ, ngành liên quan; các Phó Chủ tịch và Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Báo cáo tại Hội nghị, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, 9 tháng năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn tập trung vào việc chỉ đạo thực hiện nhiều nội nội dung quan trọng.
Trong đó, Công đoàn đã đồng hành với Chính phủ và doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; chăm lo, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh; phối hợp trong công tác chăm lo đoàn viên, người lao động trong dịp Tết Nguyên đán; Công đoàn và Chính phủ cũng phối hợp tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến công nhân, lao động và tổ chức công đoàn; phối hợp tổ chức các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động và phong trào thi đua do Tổng Liên đoàn khởi xướng...
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng tập trung thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào năm 2020 như về điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 và việc tăng lương tối thiểu vùng bắt đầu từ 1/7 hàng năm; Về việc triển khai thực hiện Đề án đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại khu công nghiệp, khu chế xuất; Về đề nghị khi phê duyệt kế hoạch, đề án, chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; Về bổ sung nghề nặng nhọc đối với giáo viên bậc học mầm non và giáo viên dạy bộ môn giáo dục thể chất và các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà các cơ quan chức năng đề xuất; Về hỗ trợ đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố một số vấn đề như: tiếp tục thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội của người lao động; có chính sách nhà ở cho công nhân, lao động; về thực hiện quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non...
Báo cáo tại Hội nghị, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ đã xác định rõ phương châm hành động năm 2021 là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển", đây là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và các kế hoạch 5 năm trên các lĩnh vực theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, thiết thực, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Trong đó, Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành và địa phương đã ban hành nhiều chính sách về cung ứng hàng hóa, chính sách xã hội, việc làm, gói an sinh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị anh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Đến nay, gần 380 ngàn đơn vị sử dụng lao động, gần 18,68 triệu lao động và các đối tượng khác nhận hỗ trợ với tổng kinh phí trên 15.800 tỳ đồng; hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động với kinh phí gần 7.500 tỷ đồng.
Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phù đã tích cực phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, đặc biệt là các chính sách liên quan đến người lao động; cải thiện điều kiện làm việc và phòng ngừa tai nạn lao động; kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động, kiến nghị kịp thời để có biện pháp xử lý, bào đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang báo cáo kết quả phối hợp năm 2021. |
Từ năm 2016 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao 45 nhiệm vụ cho các bộ, ngành, cơ quan phối hợp công tác với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Đến nay, các bộ, ngành, cơ quan và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp hoàn thành 41/45 nhiệm vụ; đang tiếp tục phối hợp thực hiện 4 nhiệm vụ còn lại.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; nhất là những mặt đã làm được, chưa làm được; những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt hơn nữa công tác phối hợp giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong thời gian tới.
Trong đó, nhiều đại biểu đã đề cập đến vấn đề nhà ở cho công nhân; đặc biệt là việc lãnh đạo, vận động, hỗ trợ, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động tích cực tham gia thực hiện hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiển soát hiệu quả dịch COVID-19, vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích của mỗi lao động, người dân và vì quốc gia, dân tộc.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, từ đầu năm đến nay, đất nước ta có nhiều sự kiện trọng đại: tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; kiện toàn hệ thống chính trị... và ngay sau đó là triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 lây lan mạnh, nhất là đợt dịch thứ 4, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống xã hội.
Trong bối cảnh đó, sự phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mỗi bên; bảo vệ quyền lợi người lao động; đặc biệt là góp phần vào thành quả chung của cả nước trong phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương và ghi nhận sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ, đồng hành có hiệu quả của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đoàn viên công đoàn và người lao động cả nước với Chính phủ trong suốt thời gian qua; đồng thời bày tỏ sự thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông sâu sắc đối với những khó khăn, mất mát mà công đoàn và đoàn viên, người lao động đã và đang gánh chịu trong thời gian qua.
Thủ tướng Chính phủ cho rằng thời gian qua, nhiều hoạt động thiết thực được Chính phủ và Công đoàn phối hợp, tổ chức có hiệu quả như: vận động nhân dân, người lao động phòng, chống dịch COVID-19; bảo vệ sức khỏe cho công nhân, người lao động; phối hợp xây dựng, ban hành, triển khai các gói hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp chị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Thủ tướng đánh giá cao và cảm ơn các cấp công đoàn và công đoàn viên, người lao động đã hưởng ứng tích cực công tác phòng, chống dịch; ủng hộ vào các quỹ phòng, chống dịch; xây dựng các mô hình phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân trong vùng dịch. Nhiều cán bộ công đoàn ngày đêm hết mình vì người lao động, nhiều người trở thành lực lượng trên tuyến đầu phòng, chống dịch...
Cùng trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Công đoàn; tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động tốt hơn; đời sống của người lao động ngày được bảo đảm, nâng cao.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng mỗi bên cần nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và thực hiện hiệu quả hơn nữa chương trình phối hợp giữa hai bên, gắn với xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Theo Thủ tướng, hiện nay mặc dù dịch COVID-19 đã được kiểm soát, song chúng ta không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và cũng không nên hoảng sợ, mất bình tĩnh để ứng phó hiệu quả nhất với dịch bệnh.
Nhiệm vụ trước mắt là phải vừa phòng, chống dịch hiệu quả, song phải khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó phải khắc phục chuỗi đứt gãy thị trường lao động; đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng lợi ích chính đáng về vật chất, tinh thần, nâng cao tay nghề cho lao động; phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Thủ tướng Chính Phủ đề nghị các cấp công đoàn tiếp tục tiếp tục phát động, triển khai các phong trào thi đua vượt khó, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Năng suất cao, chất lượng tốt”, “Mỗi người làm việc bằng hai” cùng cả nước phòng chống dịch, phục hồi kinh tế, tránh đứt gẫy chuỗi cung ứng, dứt khoát không để lỡ nhịp, không để nước ta tụt hậu.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các cấp công đoàn tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, nhất là ở cấp cơ sở.
Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của người lao động, nhất là về việc làm, thu nhập, vấn đề nhà ở, trường học, trạm y tế, nơi vui chơi giải trí…
Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh, giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh.
Về các đề xuất, kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thủ tướng giao các bộ, ngành, cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định hiện hành khẩn trương xử lý và có văn bản trả lời và báo cáo Thủ tướng nếu có những vấn đề vượt thẩm quyền.
Đối với đề nghị tăng cường tiêm vaccine cho người lao động, Thủ tướng cho biết, Nhà nước đã và đang nỗ lực hết mình để có nhiều nhất, sớm nhất vaccine để tiêm miễn phí cho người dân; phấn đấu đề cuối năm phủ vaccine cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó có công nhân, người lao động.
Về vấn đề nhà ở cho công nhân, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu phát triển quỹ đất, quỹ nhà ở cho công nhân; thúc đẩy hợp tác công tư để thúc đẩy nhanh chủ trương này.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách tài chính đảm bảo cân đối vĩ vô và các cân đối lớn, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp, người lao động được tiếp cận, hỗ trợ để ổn định cuộc sống, sản xuất; yêu cầu thực hiện nghiêm hướng dẫn và chỉ đạo của các bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi và an toàn trong di chuyển, lưu thông để khôi phục sản xuất; từng bước mở cửa trường học tại những nơi đảm bảo an toàn, trong đó lưu ý việc học tập của con em công nhân, nhất là khi phải di chuyển nơi ở, làm việc...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về công đoàn và người lao động thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý tốt nhất bảo vệ người lao động, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhằm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Giá bất động sản 'phi mã', cán bộ công chức mất vài trăm năm mới mua được nhà
- ·Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: Những tấn dầu đầu tiên
- ·Giá cà phê hôm nay 25/11: Trong nước tăng mạnh, thế giới đứng im
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
- ·5 cách tra cứu số tài khoản ngân hàng Đông Á
- ·Bất động sản quanh vành đai 4 lại 'nổi sóng'
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·35 năm khẳng định vị thế nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam của Saigon Co.op
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·MSB tiếp tục đẩy mạnh thanh toán xuyên biên giới
- ·Áp thuế GTGT 5%: Căn cứ giảm giá phân bón
- ·Đồng Nai siết quản lý, ngăn chặn 'thổi giá' gây nhiễu thị trường bất động sản
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·Giá cà phê hôm nay 23/11: Trong nước và thế giới đều tăng
- ·Đồng Nai siết quản lý, ngăn chặn 'thổi giá' gây nhiễu thị trường bất động sản
- ·Sa Pa bung hàng loạt ưu đãi 'đỉnh nóc kịch trần' dịp cao điểm du lịch săn mây
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Giá cà phê hôm nay 26/11: Thế giới và trong nước cùng tăng mạnh