【nhận định trận psg hôm nay】Mỹ đề xuất tăng thuế nhập khẩu thép: Nên phớt lờ hay đối đầu?
>> EU dự định tăng thuế nhập khẩu rượu, quần jean từ Hoa Kỳ
Đau đầu tìm giải pháp ứng phó
Các nước xuất khẩu thép lớn nhất thế giới đang trăn trở với một trong các bài toán nan giải nhất về chính sách thương mại. Họ đang tính phải làm thế nào để đương đầu với một bá quyền phi logic nghiêm trọng. Quyết định tăng khẩn cấp thuế quan đối với thép và nhôm của Donald Trump đã đặt các nền kinh tế như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Canada, Mexico và Brazil vào thế khó xử. Giờ đây, EU và các nền kinh tế khác đang tìm cách triển khai phản ứng của họ.
Cho đến nay các phản ứng chủ yếu là được rút ra từ các lý thuyết chiến thuật truyền thống: cố đàm phán để được loại trừ khỏi phạm vi thuế quan (và rất thành công như Canada, Mexico và Úc) hoặc trả đũa bằng thuế quan của chính mình trong các ngành hàng nhạy cảm chính trị (như kế hoạch hiện nay của EU). Nhưng rủi ro của các hành động này sẽ lạc hướng về pháp lý, hoặc dẫn đến một cuộc chiến thương mại thảm khốc hơn nhiều so với các thập ký trước. Các nước bị ảnh hưởng nên có kế hoạch để duy trì hệ thống thương mại giữa họ vẫn mở cửa và vận hành bình thường.
Thay vì đối đầu, một phương án khác có thể áp dụng là các cường quốc kinh tế thế giới cần cân nhắc để làm thế nào duy trì hệ thống thương mại đang tồn tại không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Giảm thuế quan và các biện pháp thúc đẩy thương mại giữa các nước trong khối trên cơ sở nguyên tắc WTO sẽ là một cách để Hoa Kỳ thấy xuất khẩu của họ bị thiệt hại bởi chính các hành động của mình.
Phản ứng chuẩn mực đối với một sự khiêu khích như của ông Trump sẽ là đưa vụ việc ra Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đồng thời dự tính đến các biện pháp trả đũa. Nhưng quyết định của ông Trump để viện dẫn sự miễn trừ an ninh hiếm khi được sử dụng trong các nguyên tắc của WTO đã làm phức tạp thêm vấn đề này.
Tính bất hợp lý và thiếu nhất quán rõ ràng là dễ thấy. Trung Quốc vốn được nhìn nhận như đối thủ an ninh quốc gia chủ yếu của Hoa Kỳ hầu như không bị ảnh hưởng bởi tăng thuế. Bản thân ông Trump thường xuyên chệch khỏi kịch bản với tranh luận rằng: Thuế quan thực chất là nhằm để điều chỉnh thương mại bất bình đẳng.
Nhưng sự phi lý rõ ràng của tranh luận không nhất thiết đảm bảo rằng các đối tác thương mại sẽ thắng kiện tại WTO hoặc thực tế, như Brussels đã đe dọa, cho phép EU sử dụng thuế quan được thiết kế “như một sự tự vệ”, để đối phó với sự gia tăng nhập khẩu và đơn phương áp đặt các rào cản thương mại. Các nguyên tắc WTO cho phép các chính phủ một sự tự do rộng rãi để viện dẫn các miễn trừ an ninh quốc gia.
Cần duy trì hệ thống thương mại không có Hoa Kỳ
Giả định rằng, các vụ việc có thể đi con đường của nó thông qua hệ thống giải quyết tranh chấp đầy trở ngại của WTO, Hoa Kỳ sẽ thắng và EU sẽ bại. Điều này sẽ trao cho ông Trump thắng lợi về mặt tuyên truyền.
Ngoài việc trả đũa hoặc với tư cách là một phương án thay thế, các cường quốc kinh tế thế giới cần cân nhắc để làm thế nào duy trì hệ thống thương mại đang tồn tại không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Giảm thuế quan và các biện pháp thúc đẩy thương mại giữa các nước trong khối trên cơ sở nguyên tắc WTO sẽ là một cách để Hoa Kỳ thấy xuất khẩu của họ bị thiệt hại bởi chính các hành động của mình.
Những nỗ lực đáng biểu dương của 11 quốc gia trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương làm sống lại các cuộc đàm phán sau khi ông Trump rút khỏi đàm phán chính là một cách. Một cách rộng hơn, đối với sức khỏe của một hệ thống thương mại đa phương, các nước khác đã và đang cân nhắc khả năng thiết lập một hệ thống giải quyết tranh chấp của chính họ dưới sự bảo hộ của các nguyên tắc WTO.
Không có bất kỳ biện pháp nào trong các biện pháp trên là dễ dàng, it nhất bởi vì bất kỳ nỗ lực có hiệu lực nào để cô lập Hoa Kỳ trong hệ thống sẽ cần sự tham gia của Trung Quốc, một quốc gia đã và đang ngoảnh mặt với cách tiếp cận có nguyên tắc và mở cửa trong thương mại. Việc cố mặc cả để được miễn trừ từ một nhà đàm phán tính khí thất thường, hoặc đương đầu với những cấm đoán có tiềm năng bất hợp pháp là đầy nguy hiểm và bất thường.
EU và các nền kinh tế lớn cần thể hiện sự thận trọng vốn có của mình. Suy cho cùng, việc tăng thuế của Hoa Kỳ chỉ tác động tới 2% sản lượng thép của EU, không nhỏ nhưng cũng không quá lớn. Quá trình đau đớn và trì trệ của việc theo đuổi các biện pháp pháp lý và xây dựng một hệ thống thương mại bỏ qua Hoa Kỳ có thể ít hài lòng hơn so với tăng ngay thuế đối với rượu bourbon của Hoa Kỳ. Nhưng về lâu dài, chúng có thể mang lại lợi ích trong bối cảnh của một chính quyền Hoa Kỳ đầy thất thường./.
Giang Minh - Nhật Minh (theo Finance time)
(责任编辑:World Cup)
- ·Tết vui với cả nhà khi Trà My khỏe mạnh
- ·Bụi mịn nguy hiểm thế nào?
- ·Việt Nam thiếu nghiêm trọng nhà máy tái chế rác
- ·Hà Nội cần phải có Hệ thống giao thông thông minh
- ·Đảng cho ta mùa xuân đầy ước vọng
- ·Tìm mô hình thành phố thông minh phù hợp để Hà Nội phát triển bền vững
- ·Biến đổi khí hậu có thể gây thêm 14,5 triệu ca tử vong tính đến năm 2050
- ·Chuyên gia: Doanh nghiệp không chuyển đổi xanh sẽ bị loại khỏi cuộc chơi
- ·Vietcombank miễn phí giao dịch ủng hộ hoàn cảnh khó khăn
- ·Tìm mô hình thành phố thông minh phù hợp để Hà Nội phát triển bền vững
- ·Mẫu ly giữ nhiệt khắc tên công ty làm quà tặng thương hiệu ấn tượng
- ·Toàn bộ xe buýt Hà Nội sẽ chuyển đổi sang năng lượng xanh vào năm 2035
- ·HoSE cân nhắc phạt doanh nghiệp không có báo cáo về khí phát thải
- ·Dân mòn mỏi 20 năm 'sống trong cảnh hôi thối' ở bãi rác lớn nhất TP.HCM
- ·Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phạm Tấn Hòa tiếp và chào xã giao Đoàn công tác của Công ty TNHH S’tem
- ·Thị trường tín chỉ carbon cần 'đi trước' bảo đảm lợi ích quốc gia, doanh nghiệp
- ·Tham vọng khoan vào lòng núi lửa tìm nguồn năng lượng vô hạn
- ·Giảm rác thải nhựa đại dương cần chính sách và hành động quyết liệt
- ·Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được chuẩn bị chu đáo
- ·Doanh số xe điện toàn cầu tăng 31% trong năm 2023