【kết quả bóng đá trực tuyến hôm】Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm: Xem xét tiêu chí gương mẫu của vợ, chồng, con
Ông Võ Văn Thưởng - Ảnh: GIA HÂN
Tín nhiệm thấp đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm
Quy định của Bộ Chính trị đưa ra các quan điểm, nguyên tắc trong lấy phiếu tín nhiệm, trong đó nghiêm cấm và xử lý nghiêm hành vi vi phạm, làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.
Quy định nêu việc lấy phiếu tín nhiệm là đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ, giúp cán bộ "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác...
Theo quy định, người được lấy phiếu tín nhiệm là cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc.
Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3, giữa nhiệm kỳ đại hội.
Lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội, HĐND các cấp bầu hoặc phê chuẩn thực hiện theo quy định của Quốc hội.
Lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu thực hiện theo chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh lãnh đạo cấp ủy địa phương tiến hành sau khi lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do HĐND các cấp bầu.
Lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.
Xem xét tính năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ
Quy định nêu rõ 2 tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).
Trong đó có có xét đến khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm; Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước.
Ngoài ra việc lấy phiếu tín nhiệm còn xem xét đến tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao; kết quả lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...
Phiếu tín nhiệm ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ tín nhiệm theo 3 mức "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp".
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh được thực hiện theo 3 bước gồm, bước 1 chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm; bước 2 tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; bước 3 báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Với các chức danh cán bộ do Quốc hội và HĐND bầu hoặc phê chuẩn, Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo cụ thể hóa, tổ chức thực hiện.
Kết quả phiếu tín nhiệm được công bố tại các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm. Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư công khai trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Với các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn thì công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và nhân dân biết. Các chức danh, chức vụ còn lại trong hệ thống chính trị công khai tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.
Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.
Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp (từ 50 - 66,7%) thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn. Xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định. Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm... |
Theo TTO
(责任编辑:Thể thao)
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·“Ăn cắp quen tay”
- ·11 vụ vi phạm quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- ·Đăng facebook xúc phạm công an, một thanh niên bị xử phạt 7,5 triệu đồng
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Bắt nhóm chơi bài trong lô cao su
- ·Khởi tố 5 đối tượng đánh bạc
- ·Xe container lật chắn ngang quốc lộ
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Giải quyết mâu thuẫn kiểu côn đồ
- ·Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- ·6 tháng, Lộc Ninh xảy ra 4 vụ vi phạm lâm luật
- ·Dùng xăng giải quyết Mâu thuẫn gia đình
- ·Lợi kép từ hòa giải thành
- ·Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
- ·33.908 trường hợp vi phạm an toàn giao thông
- ·Chơn Thành: Thi hành án dân sự đạt 77,41%
- ·Xe máy đấu đầu trên Quốc lộ 14, 1 người chết, 1 người bị thương nặng
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Bình Phước: Xe khách va chạm ôtô con, 1 tài xế tử vong tại chỗ