【kq hiroshima】Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng
Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính đất liền và không gian biển của thành phố Hà Nội,êduyệtnhiệmvụlậpQuyhoạchvùngđồngbằngsôngHồkq hiroshima thành phố Hải Phòng và 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
- Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây, Tây Nam giáp vùng trung du và miền núi phía Bắc.
- Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch về mặt không gian được mở rộng đến các khu vực có ảnh hưởng và tác động đến vùng đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường, quốc phòng - an ninh, liên kết vùng và hợp tác quốc tế.
Ảnh minh họa. Nguồn: VnExpress |
Các phương pháp tiếp cận
Việc lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng được thực hiện dựa trên các phương pháp tiếp cận: Cách tiếp cận tổng thể, hệ thống, trong đó xem vùng đồng bằng sông Hồng là một bộ phận quan trọng của tổng thể phát triển quốc gia; các tiểu vùng, địa phương trong vùng là một bộ phận của tổng thể phát triển vùng; các yếu tố, điều kiện về kinh tế, xã hội và môi trường trên lãnh thổ vùng phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Cách tiếp cận chiến lược trong quy hoạch vùng cần tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, mang tính chiến lược đối với sự phát triển dài hạn thông qua lựa chọn các bước đi và định hướng ưu tiên phát triển của vùng trong từng giai đoạn phù hợp với khả năng huy động nguồn lực.
Cách tiếp cận từ tiềm năng, lợi thế (bao gồm cả lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh) phải được phân tích, đánh giá trên cơ sở phát huy các thế mạnh, đặc điểm riêng của vùng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ, bản sắc văn hóa... để xác định mục tiêu, phương hướng phát triển vùng; kết hợp giữa các tiềm năng, lợi thế của quốc gia, vùng với điều kiện của các địa phương trong vùng, qua đó, huy động hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Cách tiếp cận dựa trên không gian phải được xem xét, đánh giá toàn diện các tác động của các phương án phát triển để đưa ra các giải pháp phù hợp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và cân bằng của toàn vùng, giữa các tiểu vùng và các địa phương trong vùng.
Cách tiếp cận tích hợp đa ngành nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực, hạn chế sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các ngành; nâng cao hiệu quả tổng thể dựa trên sự phát triển tương hỗ giữa các ngành, lĩnh vực;...
Đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Nội dung chính của Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ.
Theo đó, phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng; đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch vùng.
Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển vùng các mặt kinh tế, xã hội và môi trường và tổ chức không gian lãnh thổ; xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển.
Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển vùng; xây dựng phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng; xây dựng phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bổ nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng; phương hướng xây dựng, tổ chức không gian.
Xây dựng phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng vùng; xây dựng phương hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng.
Xây dựng phương hướng khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông trên lãnh thổ vùng; xây dựng tiêu chí xác định dự ánưu tiên đầu tư; luận chứng danh mục dự án quan trọng của vùng, thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án; xác định các giải pháp và dự kiến nguồn lực thực hiện quy hoạch.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nguy hiểm khi dùng máy phát điện ảnh hưởng tính mạng, đây là cách dùng đúng tiêu chuẩn an toàn
- ·Ba bệnh viện lớn vi phạm quy định bảo vệ môi trường
- ·Vô tình mua cu li trong sách đỏ về làm cảnh, người đàn ông giao nộp kiểm lâm
- ·Giảm nhựa trong kinh doanh thương mại điện tử
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Tổ chức năng suất châu Á
- ·Mấu chốt lớn nhất giải bài toán 'xanh hóa' trong xử lý, tái chế chất thải rắn
- ·Cảnh báo 2 hoá chất siêu độc hại trong đồ nhựa ngấm vào thức ăn
- ·Nguyên tắc vàng cho những người sử dụng xe điện
- ·Kết luận mới về hiệu quả của vaccine Covid
- ·Nhóm tình nguyện viên 10 năm miệt mài thu gom hơn 140 tấn rác điện tử
- ·Thúc đẩy sản xuất, lưu thông nông sản trong bối cảnh dịch Covid
- ·Petrovietnam: Trồng cây xanh
- ·Điện hóa giao thông: Cần làm ngay, hướng tới ‘Net Zero’ năm 2050
- ·So sánh xe máy xăng và điện, loại nào tiết kiệm chi phí hơn?
- ·Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho 3 Phân Vùng phòng chống dịch trong tình hình mới
- ·Ô nhiễm không khí trong nhà
- ·Đài Truyền hình Việt Nam và Tập đoàn Vingroup hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh
- ·Sếp Duy Tân Recycling: Mỗi ngày gom 180 tấn chai nhựa thải ra môi trường
- ·Xem xét, xử lý kiến nghị của Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam
- ·Giữ những thói quen này, xe đạp điện sẽ nhanh chóng xuống cấp 'không phanh'