会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch bong đa】Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Còn loay hoay!

【lịch bong đa】Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Còn loay hoay

时间:2024-12-23 23:03:44 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:241次

phat trien cong nghiep ho tro con loay hoay

Phát triển công nghiệp phụ trợ còn gặp nhiều khó khăn​​​. Ảnh: NGUYỄN HÀ.

Nguyên nhân được chỉ ra nhiều,áttriểncôngnghiệphỗtrợCòlịch bong đa vấn đề là giải pháp thực hiện thì dường như chúng ta vẫn còn đang lúng túng, loay hoay khiến khó khăn, nghịch lý trong việc phát triển CNHT vẫn còn khá nhiều.

Đáp ứng thấp

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến nay, trong lĩnh vực linh kiện phụ tùng phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất linh kiện phụ tùng kim loại đã đáp ứng được từ 85-90% nhu cầu cho sản xuất xe máy; khoảng 15-25% nhu cầu linh kiện cho sản xuất ô tô, khoảng 20% cho sản xuất thiết bị đồng bộ và khoảng từ 40-60% cho sản xuất máy động lực; Cung ứng linh kiện kim loại cho các ngành CNHT công nghệ cao hiện đáp ứng khoảng 10% nhu cầu. Trong lĩnh vực linh kiện, thiết bị phục vụ cho sản xuất thiết bị đồng bộ (bao gồm sản xuất máy móc thiết bị tàu thủy, điện, than, xi măng…) chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị thiết bị.

Đối với lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, hiện đang đáp ứng 30-35% nhu cầu linh kiện điện tử gia dụng. Việc cung ứng của lĩnh vực này cho các lĩnh vực hạ nguồn khác khá thấp: Điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%, điện tử chuyên dụng và các ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 5%.

Trong lĩnh vực CNHT ngành Dệt may – Da giày, tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may đạt 51,1% vào năm 2015 (năm 2014 đạt 50,4%, năm 2013 đạt 50%). Tương tự, khả năng tự cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành ngành da giày chỉ đạt khoảng 20-25%. Riêng đế giày, nguyên phụ liệu được các DN Việt Nam chủ động tốt nhất, cũng chỉ đáp ứng được 40% -50% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung.

Trong lĩnh vực CNHT ngành ô tô, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Inova, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra. Ngành CNHT công nghiệp ô tô đã hình thành, nhưng còn yếu kém, chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, sản phẩm nhựa... Chỉ một số ít DN đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.

Doanh nghiệp khó

Điển hình cho sự hạn chế về năng lực của DN trong việc phát triển CNHT phải kể đến lĩnh vực dệt may - da giày. Theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam thì việc đầu tư cho ngành CNHT trong lĩnh vực da giày gần như ngoài khả năng của DN vì phần lớn các DN trong ngành là DN vừa và nhỏ trong khi đầu tư về CNHT cần có nguồn vốn rất lớn. Bên cạnh đó nguồn nhân lực làm chủ được các công nghệ trong ngành CNHT còn thiếu.

Tương tự đối với ngành dệt may, mặc dù đã có nhiều nỗ lực để giải quyết tình trạng “nút cổ chai” trong khâu dệt nhuộm nhưng các DN trong ngành vẫn đang NK bông gần 100%, NK vải 80%, phụ liệu cũng phải NK tới 70%.

Là một trong những DN mạnh trong ngành CNHT với sản phẩm không chỉ đáp ứng được nhu cầu của các DN trong nước mà còn XK đi nước ngoài, nhưng theo nhận định của đại diện Công ty Nhựa Hà Nội, việc phát triển CNHT gặp phải không ít khó khăn vì nguyên liệu sản xuất trong nước hiện mới đáp ứng được 20-25% nhu cầu. Máy móc thiết bị lạc hậu dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định, giá thành sản phẩm cao. Các DN trong nước với xuất phát điểm thấp, thiếu vốn, thiếu nguồn lực, ý thức của đội ngũ công nhân và kĩ sư chưa cao.

Bên cạnh những khó khăn xuất phát từ nội tại DN, việc phát triển CNHT vẫn còn gặp phải rào cản từ chính sách. Theo phản ánh của đại diện Công ty Toyota Việt Nam, 4 trong 5 quốc gia ASEAN có ngành công nghiệp ô tô đã đưa ra chính sách cụ thể hỗ trợ cho sản xuất ô tô nhưng Việt Nam, mặc dù đã có Quy hoạch ngành công nghiệp ô tô nhưng chính sách hỗ trợ lại chưa rõ ràng, cụ thể.

Giải pháp nào?

Phát biểu tại Hội thảo “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” vừa được tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Hạn chế rất lớn của các DN Việt Nam đó là chưa chú trọng công tác nghiên cứu phát triển. Đây là tình trạng chung của không chỉ DN Việt Nam mà còn cả các DN FDI. Tuy nhiên, bên cạnh hạn chế từ DN cũng còn có những hạn chế trong khâu triển khai thực hiện các chính sách mà nguyên nhân sâu xa chính là sự “xa cách” giữa DN và cơ quan quản lý nhà nước. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho ngành CNHT phát triển không như kì vọng dù đã có rất nhiều chính sách ưu đãi. Để khắc phục những điểm yếu nêu trên, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan cần khẩn trương rà soát một cách kỹ lưỡng, tổng thể những cơ chế, chính sách hiện có, đề xuất các cơ chế mới để có sự hỗ trợ phù hợp, hiệu quả nhất cho DN. Trong hỗ trợ DN, cần nghiên cứu cơ chế lựa chọn ưu tiên để hỗ trợ các DN có tiềm lực, có khả năng đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường, từ đó tạo ra những hạt nhân trong từng ngành CNHT “kéo” theo các DN khác trong ngành.

Để phát triển ngành CNHT, theo kiến nghị của Bộ Công Thương, Chính phủ cần bố trí nguồn vốn và giao Bộ Công Thương sớm hoàn thiện đầu tư xây dựng hệ thống Trung tâm phát triển CNHT; Ban hành Chương trình phát triển CNHT với nguồn kinh phí theo kế hoạch để Bộ Công Thương triển khai các hoạt động phát triển ngành CNHT. Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Tài Nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội… sớm ban hành các văn bản hướng dẫn theo quy định của Nghị định 111/2015/NĐ-CP. Cụ thể là hướng dẫn các Dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục ưu tiên được vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho hạng mục xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường của Dự án; ưu đãi về tiền thuê đất, mặt nước; bổ sung các quy định hiện hành đối với chuyên gia và lao động nước ngoài có trình độ cao… Cùng với đó, ban hành cơ chế tín dụng phù hợp đối với các dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục ưu tiên phát triển.

Ngoài ra, để đẩy nhanh sự phát triển của ngành CNHT, đại diện các địa phương cũng đề nghị Bộ Công Thương sớm xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí thực hiện chương trình phát triển CNHT giai đoạn 2016-2020, xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Quy chế xây dựng quản lý và thực hiện Chương trình phát triển CNHT; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để ban hành Thông tư hướng dẫn. Sau khi hoàn chỉnh thủ tục đề nghị tổ chức tập huấn cho địa phương thực hiện.

Ông Dương Minh Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí TP.HCM, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM cho rằng: Nghị định 111/2015/NĐ của Chính phủ về phát triển CNHT và chương trình phát triển CNHT từ 2016 – 2025 sắp được ban hành kịp thời giúp ngành CNHT Việt Nam phát triển bền vững. Nhưng, để chính sách thực hiện hiệu quả cần một chiến lược rõ hơn trong phát triển ngành cơ khí, máy móc thiết bị, xu hướng phát triển ngành nghề, danh mục ngành nghề CNHT được ưu đãi, khuyến khích đầu tư một cách cụ thể để các hiệp hội ngành hàng căn cứ vào đó xây dựng chiến lược phát triển. Cần có một cổng thông tin quốc gia về CNHT cho những ngành công nghiệp chủ lực, cập nhật các thông tin liên quan thường xuyên, kết nối với cơ sở dữ liệu về các DN CNHT trong nước, nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước...

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty Thaco Trường Hải:

Chính phủ cần có chính sách bảo vệ thị trường ô tô trong nước qua đó duy trì và phát triển công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô và CNHT. Các chính sách liên quan đến ngành ô tô và CNHT cần ổn định và đồng bộ trong thời gian tối thiểu 10 năm và phù hợp với xu thế hội nhập để tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất.

Năm 2018 khi thuế NK xe trong khu vực ASEAN giảm về 0%, đề nghị Chính phủ giảm thuế NK linh kiện đối với các linh kiện chưa sản xuất được và áp dụng thuế NK ở mức trần cam kết đối với linh kiện đã sản xuất được để hỗ trợ sản xuất trong nước. Cùng với đó cần phải có chính sách chống gian lận thương mại và kiểm tra , kiểm soát chặt chẽ chứng nhận xuất xứ (C/O) trong việc xác định tỉ lệ khối tối thiểu đối với các đơn vị NK xe từ khu vực ASEAN để tạo môi trường cạnh tranh công bằng và lành mạnh cho các DN.

Ông Yoonho Jang - Giám đốc Công ty điện tử Samsung Việt Nam:

Vai trò của DN Việt Nam rất quan trọng với sự phát triển của Samsung. Thời gian qua Samsung đã phối hợp với Bộ Công Thương tiến hành nhiều giải pháp tìm kiếm nhà cung ứng, tổ chức nhiều hội thảo phát triển CNHT. Ngoài ra chúng tôi cũng có hoạt động tư vấn để hỗ trợ DN thành nhà cung ứng như phân tích mặt yếu kém sau đó tư vấn cho DN cải tiến trong vòng khoảng 10 tuần… Hiện Samsung đang tiến hành quá trình tư vấn lần thứ 3 trong đó ở TP.HCM có 3 DN, ở Hà Nội có 2 DN và quá trình tư vấn này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2017.

Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp nặng Bộ Công Thương:

Ngành CNHT còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do dung lượng thị trường nhỏ. Năng lực của các DN còn yếu. Ngành công nghiệp vật liệu hạn chế, phụ thuộc vào nguyên liệu NK. Môi trường kinh tế vĩ mô nhiều biến động chưa tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp nói chung và CNHT nói riêng phát triển. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân như các chính sách phát triển CNHT còn bất cập; nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế (tín dụng, ưu đãi và hỗ trợ…)

Đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Dương:

Trong nhiều năm qua các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương hầu hết sử dụng nguyên phụ liệu NK để sản xuất thành phẩm. CNHT trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước cả về số lượng và chất lượng. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu NK và CNHT kém phát triển đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng các ngành công nghiệp trên địa bàn.

Đại diện Sở Công Thương Bắc Ninh:

Với sự tham gia của các Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới như Samsung, Canon, Microsoft… tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011-2015 vượt trên 35% với giá trị sản xuất công nghiệp vượt gần 143% so với quy hoạch. Mặc dù vậy, tốc độ tăng giá trị gia tăng của khu vực lại thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá trị sản xuất do DN FDI tại Bắc Ninh vẫn phải NK các loại vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm từ nước ngoài khiến cho chi phí tăng cao. Nguyên nhân là do ngành CNHT của tỉnh còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Các DN CNHT hoạt động nhỏ lẻ, riêng rẽ chưa có sự liên kết, thiếu thông tin về thị trường do vậy không tìm được đối tác phù hợp và ổn định.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Giỗ tổ Hùng Vương và lễ 30/4
  • VNPT đã đạt gần 1,8 triệu khách hàng Mobile Money
  • Sáng 29/1, có thêm 9 ca mắc COVID
  • VietinBank và Xuân Cầu Holdings hợp tác toàn diện
  • Cảnh báo nguy cơ nhiễm Covid
  • Việt Nam enhances partnership with France
  • 7 đợt tiêm 150 triệu liều vaccine COVID
  • Khởi tố, kiến nghị khởi tố 157 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan
推荐内容
  • Cảnh báo nguy cơ vỡ đập hồ thủy điện Đăk Kar
  • Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề xuất dự luật ngân sách nhằm ngăn chính phủ đóng cửa
  • Đàm phán con tin Israel
  • PVcomBank được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam”
  • Nổ bình gas kinh hoàng, 7 học sinh tiểu học bỏng nặng
  • Phát hiện hơn 4.300 bao thuốc lá điếu nhập lậu trong xe ô tải đông lạnh