【kết quả ngoại anh】Chủ tịch Hồ Chí Minh với Xuân Quý Tỵ và Quý Mão thuở ấy
Mỗi độ xuân về,ủtịchHồChMinhvớiXunQuTỵvQuMothuởấkết quả ngoại anh chúng ta được “sống với” những mùa xuân trong cuộc đời cách mạng của Bác Hồ, được “đi theo” Bác chúc Tết nhiều nơi, được thưởng thức văn thơ mùa Xuân của Người, thụ hưởng nhiều lời chúc tốt đẹp, tràn đầy ý xuân, lời khuyên dạy, niềm lạc quan và tin tưởng sâu sắc, có cả triết lý sống và làm việc cách mạng.
Bác Hồ làm việc tại Chiến khu Việt Bắc. Ảnh tư liệu.
Xuân Quý Tỵ (1953): Nơi “thủ đô gió ngàn” Việt Bắc, Bác Hồ 63 tuổi, sức khỏe vẫn khang cường, tiên đoán về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nhân dịp Tết Dương lịch, ngày 1 tháng 1 năm 1953, Bác Hồ gửi Thơ chúc Tết tới đồng bào và chiến sĩ cả nước, đăng trên Báo Nhân dân số 89 từ ngày 1 đến ngày 7-1-1953:
“Toàn thể chiến sĩ thi đua giết giặc,
Đồng bào cả nước đoàn kết một lòng,
Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi,
Độc lập thống nhất, nhất định thành công”.
Tại Việt Bắc, Bác Hồ tiếp và chụp ảnh với đồng chí La Quý Ba và các đồng chí nữ trong đoàn cố vấn Trung Quốc đến chúc mừng Người nhân dịp năm mới.
Ngày 13 tháng 2 năm 1953 nhằm 30 Tết Quý Tỵ. Nhân dịp Tết Quý Tỵ (1953), Bác Hồ gửi Thơ chúc Tết tới đồng bào và chiến sĩ cả nước, đăng trên Báo Nhân dân số 95 từ ngày 11 đến ngày 15-2-1953:
“Mừng năm Thìn vừa qua,
Mừng Xuân Tỵ đã tới.
Mừng phát động nông dân,
Mừng hậu phương phấn khởi.
Mừng tiền tuyến toàn quân
Thi đua chiến thắng mới.
Mừng toàn dân kết đoàn,
Mừng kháng chiến thắng lợi.
Mừng năm mới, nhiệm vụ mới,
Lực lượng mới, thành công mới.
Mừng toàn thể chiến sĩ và đồng bào,
Mừng phe dân chủ hòa bình thế giới”.
Nhân dịp Tết cổ truyền, Bác Hồ cũng gửi thiếp chúc Tết ông Dũng Mã, Tiểu đoàn trưởng thuộc Sư đoàn 308. Trên tấm danh thiếp, Người ghi: “Bác gửi biếu chú một cái áo lụa và chúc chú mau lành mạnh. Nhờ chú chuyển cho anh em thương binh, bệnh binh, cán bộ và nhân viên ở nhà thương lời thân ái chúc năm mới của Bác”. Trên ngực chiếc áo lụa có thêu dòng chữ màu xanh: “Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Đông kính tặng”.
Tháng 5 năm 1953, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 63, Bác Hồ làm bài thơ chữ Hán nhan đề Thất cửu:
Phiên âm:
THẤT CỬU
Nhân vị ngũ tuần thường thán lão
Ngã kim thất cửu chính khang cường
Tự cung thanh đạm tinh thần sảng
Tố sự thung dung nhật nguyệt trường
Dịch nghĩa:
BẢY CHÍN
Thường người ta chưa đến năm mươi tuổi đã tự than già,
Mình nay sáu mươi ba tuổi, vẫn đang khỏe mạnh.
Sống cách thanh đạm, tinh thần sáng suốt,
Làm việc thong dong, ngày tháng dài
Dịch thơ:
1. SÁU MƯƠI BA TUỔI
Chưa năm mươi đã kêu già,
Sáu ba, mình vẫn nghĩ là đương trai.
Sống quen thanh đạm nhẹ người,
Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung
(Xuân Thủy dịch)
2. SÁU MƯƠI BA TUỔI
Người chưa năm chục than già yếu,
Mình sáu mươi ba mạnh khỏe ra.
Thanh đạm sống quen, lòng sảng khoái,
Ung dung làm việc, tháng ngày qua.
(Phạm Minh Khải dịch)
Bài thơ Thất cửu là “bức truyền thần tự họa”, thể hiện chân thực về sức khỏe, nét sinh hoạt, làm việc, phong thái, tinh thần của Bác trong những năm tháng ở Việt Bắc, đặc biệt là thời điểm Người bước vào tuổi 63 và trải qua 8 năm kháng chiến, đang chuẩn bị “nước cờ” thắng lợi cuối cùng. Đó là cách sống giản dị, thanh đạm, hòa đồng với thiên nhiên, cảnh vật; sức khỏe vẫn khang cường, năng động, trẻ trung; tinh thần, trí tuệ luôn sáng suốt, phấn khởi, sảng khoái; làm việc một cách ung dung, tự tin, bền bỉ theo năm tháng đi qua; tất cả hòa quyện, tương tác, tạo nên một trong những nét đặc sắc của tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh.
Bác Hồ thăm và chúc Tết gia đình ông Nguyễn Văn Thức, nhà tư sản dân tộc, vào giao thừa Tết Quý Mão 1963. Ảnh tư liệu.
Có người cho rằng Thất cửu là “bài thơ nói cho vui”. Chúng tôi lại nghĩ khác hơn. Dù được viết vào năm 1953, nhưng đây là một bài thơ chứa đựng “triết lý” sống và làm việc nhất quán trong suốt cuộc đời của Bác. Trong mọi giai đoạn và hoàn cảnh sống, cả khi về lại thủ đô Hà Nội 15 năm, Người vẫn sống và làm việc với một “triết lý” như thế: giản dị, thanh đạm, ung dung, trẻ trung, sáng suốt, kiên định, lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình. “Triết lý” này chẳng có gì “cao siêu” nhưng khó tìm một vị lãnh tụ nào trên thế giới có cách sống/cuộc đời vô cùng bình dị mà vĩ đại như Bác. Hiện nay, nếu mọi cán bộ đều học tập, vận dụng tinh thần bài thơ này vào việc tu dưỡng đạo đức, cách sống và công tác của mình thì hay biết chừng nào!
Đúng ngày sinh nhật 19 tháng 5 năm 1953, tại Việt Bắc, Bác Hồ đến thăm các cháu nhi đồng là con em của cán bộ các cơ quan trung ương đang học lớp mẫu giáo nhỏ tuổi. Người thăm nơi ăn, ở, học của các cháu và nhắc nhở các cô giáo phải cố gắng nuôi và dạy các cháu chu đáo. Người chụp ảnh chung với các cô giáo và các cháu.
Năm 1953, cuộc kháng chiến chống Pháp trải qua 8 năm, tương quan lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi lớn theo hướng có lợi cho ta. Vùng tự do/giải phóng được mở rộng, lực lượng vũ trang nhân dân của ta lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Trước những khó khăn gay gắt, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ cho ra đời kế hoạch Navarre nhằm xoay chuyển tình thế. Nhưng Bác Hồ và Đảng ta đã chuẩn bị chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 thật chu đáo ngay từ đầu năm.
Ông Phan Anh (1912-1990), luật sư, Bộ trưởng Bộ Công thương thời chống Pháp, trong Hồi ký Được gần Bác ở thủ đô gió ngàn, kể rằng:
“Đầu xuân năm 1953, Hội đồng Chính phủ có giao trách nhiệm cho hai bộ: Bộ Tài chính lúc đó do anh Lê Văn Hiến làm Bộ trưởng và Bộ Công thương do tôi làm Bộ trưởng tìm hiểu và tổ chức một hội nghị rộng rãi nhằm thực hiện kế hoạch quân lương và quân nhu cho bộ đội hoàn thành xuất sắc chiến dịch Đông Xuân lúc đó. Trong không khí đầy phấn khởi, tràn ngập niềm vui hội nghị đi vào giờ phút bế mạc.
Bác Hồ nhắc tôi đọc mấy vần thơ. Tôi đã đọc mấy câu ca dao và Kiều lẩy:
Con cò lặn lội bờ sông
Thóc thuế gánh gồng, tiếng hát véo von
Mấy lời Bác dạy sắt son
Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua
Diệt thù giải phóng quê ta
Ấy là nghĩa nặng, ấy là tình sâu
Hội nghị nồng nhiệt vỗ tay, nhưng Bác giơ tay ra hiệu cho mọi người yên lặng và Bác đọc mấy câu:
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy ra thì một năm sau vội gì
Rồi Bác cầm lấy cái áo ngoài vắt ở thành ghế cạnh bàn và tiếp thêm một câu: Nói rồi xách áo ra đi.
Cả hội nghị reo to như không muốn dứt.
Thật là thần kỳ. Chỉ hơn “một năm sau”là “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”đã đưa cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm đến ngày toàn thắng”.
Xuân Quý Mão 1963: Tiếp đoàn khách quý Tiệp Khắc, “Xuân này, Xuân lại thêm Xuân/ Nước non xa, anh em gần, vui thật là vui”
Ngày 1 tháng 1 năm 1963, nhân dịp Xuân 1963, Bác Hồ gửi Thiếp mừng năm mới, đăng trên Báo Nhân dân số 3203, toàn văn như sau:
“THIẾP MỪNG NĂM MỚI
Mừng năm mới,
Cố gắng mới,
Tiến bộ mới,
Chúc Quý Mão là năm nhiều thắng lợi!
Xuân 1963
HỒ CHÍ MINH”
Ngày 22 tháng 1 năm 1963, Bác Hồ ra sân bay Gia Lâm đón Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản và Chính phủ Tiệp Khắc do Chủ tịch Antônin Nôvốtni dẫn đầu sang thăm Việt Nam. Bác Hồ bày tỏ niềm sung sướng của Nhân dân Việt Nam khi được đón tiếp các vị khách quý vào đúng dịp Tết cổ truyền của dân tộc bằng câu thơ:
“Xuân này, xuân lại thêm xuân,
Nước non xa, anh em gần, vui thật là vui”
Ngày 24 tháng 1 năm 1963 nhằm 29 Tết tháng thiếu. Sáng, Bác Hồ trong bộ quần áo gụ bạc màu, cổ quàng khăn, khoác áo mưa vải bạt cùng hai cán bộ cảnh vệ thăm chợ tết Đồng Xuân (Hà Nội). Người chăm chú quan sát cảnh mua bán tấp nập, hỏi thăm giá cả các mặt hàng, có lúc dừng chân xem ông đồ viết câu đối tết. Khi đến thăm chợ hoa, Người định mua một bó hoa huệ, nhưng cán bộ cảnh vệ sợ lộ bí mật nên trả giá quá rẻ để “rút lui”. Người nói vui: “Trả giá như chú, cả ngày đi chợ cũng chẳng mua được gì”. Chiều, Bác hội đàm với Đoàn đại biểu Tiệp Khắc. Tối, Bác mời cơm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Phu nhân và các vị trong đoàn thăm Việt Nam.
Bác Hồ đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ Xuân Quý Mão 1963. Ảnh tư liệu.
Sau đó, Người đi thăm và chúc Tết một số gia đình ở Hà Nội: Anh hùng lao động công nghiệp Mai Đình Cường, cụ Võ Thị Xuân 72 tuổi, ông Phạm Công là Việt kiều mới về nước, nhà tư sản dân tộc Nguyễn Văn Thức và ông Hồ Đắc Điềm, nhân sĩ trí thức.
Giao thừa, qua Đài Tiếng nói Việt Nam, Bác Hồ đọc Lời chúc mừng năm mới gửi đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài. Trong Lời chúc mừng có đoạn:
“Nước Việt Nam ta là một,
Dân tộc Việt Nam ta là một.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Nhân dân Nam, Bắc là con một nhà.
Cuộc đấu tranh của toàn dân ta để thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà nhất định thắng lợi.
Nhân dịp này, tôi cũng gửi lời thân ái thăm hỏi và khen ngợi kiều bào ta, dù ở đất khách quê người, vẫn một lòng hướng về Tổ quốc và sốt sắng góp phần xây dựng đất nước.
Chúng ta cùng nhau:
Mừng năm mới,
Cố gắng mới,
Tiến bộ mới,
Chúc Quý Mão là năm nhiều thắng lợi!”
Sáng mồng 1 Tết Quý Mão, Bác Hồ cùng Chủ tịch Antônin Nôvốtni tiếp các vị đại diện Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến chúc Tết. Sau đó, Người đi chúc Tết cán bộ, công nhân Nhà máy ô tô Hòa Bình, bà con xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Huỳnh Cung, một đơn vị bộ đội bảo vệ Thủ đô, một đơn vị cảnh sát nhân dân quận Hoàn Kiếm và một đơn vị trực thuộc Cục Cảnh vệ thuộc Bộ Công an.
Ngày 27 tháng 1 năm 1963, tức mồng 3 Tết, tại Phủ Chủ tịch, Bác Hồ dự lễ và đọc lời tiễn Chủ tịch Antônin Nôvốtni và Đoàn đại biểu Tiệp Khắc hoàn thành tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam.
Sau đó, Bác cùng ông Nguyễn Khánh Toàn (Chủ tịch Ủy ban Thiếu niên và Nhi đồng) vui chơi với các cháu thiếu niên, nhi đồng Thủ đô tại Vườn hoa Phủ Chủ tịch. Người dặn các cháu nhớ chuyển lời chúc Tết của Người tới gia đình và các thầy cô giáo.
Xuân Quý Mão đang về. Năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, vượt qua dịch bệnh và thiên tai, thích ứng trước những biến động của thế giới và khu vực, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng - an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, tiếp tục đẩy mạnh quan hệ ngoai giao, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Nước ta trở thành “điểm sáng” phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Học tập và làm theo lời thơ Bác chúc năm xưa, chúng ta tiến bước vào năm 2023 với tinh thần: “Mừng năm mới, Cố gắng mới, Tiến bộ mới, Chúc Quý Mão là năm nhiều thắng lợi!”. u
————————————————-
Sách tham khảo và trích sao:
1. Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch: Bác Hồ chúc mừng năm mới, Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2008, trang 50-51, 90-92
2. Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 5, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, trang 274-275, 321-322
3. Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 8, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, trang 330, 339-343
4. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 14, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 4-5, 11-12
5. Bác Hồ sống mãi với chúng ta, hồi ký, tập 2, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 258
6. Hoàng Tranh: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 58-59
TRẦN THƯ TRUNG
(责任编辑:La liga)
- ·Thủ tướng: Công nhân kỹ thuật cao là tài sản, vốn quý quốc gia
- ·Hơn 50.000 tỷ đồng phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016
- ·Một người tử vong, 4 người đi cấp cứu sau khi ăn cỗ đám cưới
- ·Đi cấp cứu với bàn tay bị nghiền nát sau tai nạn bất ngờ xảy ra ngay trong nhà
- ·Năm 2020: Cần chủ động nguồn nhiên liệu than cho sản xuất điện
- ·Sau 30 phút cùng nhau uống chai rượu, 8 người nhập viện cấp cứu
- ·Người đàn ông phải cấp cứu sau bữa ăn một mình tại nhà
- ·Cá tra xuất khẩu tăng mạnh tại Anh
- ·Người phụ nữ thuê đổ dầu thải vào nguồn nước nhà máy Sông Đà với giá 7 triệu là ai?
- ·Nhiều nhóm hàng xuất khẩu tăng mạnh nửa cuối tháng 8
- ·Hà Nội và Tập đoàn Alstom ký biên bản ghi nhớ hợp đồng cung cấp hệ thống metro tích hợp
- ·Chọn thịt đắt tiền có thực sự tốt cho sức khỏe?
- ·Xyanua nguy hiểm, rất khó nhận biết khi cho vào đồ uống
- ·Malaysia điều tra chống bán phá giá thép không gỉ Việt Nam
- ·ASSA: Vì sự phát triển ổn định và thịnh vượng của khu vực ASEAN
- ·Đi khám ngực tiết dịch lạ, người phụ nữ Hà Nội bất ngờ khi biết có thai 32 tuần
- ·Bất ngờ phải đi viện cấp cứu ngay sau khi nhổ răng
- ·Gia hạn điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc
- ·Gian lận điểm thi gây chấn động: Hà Giang sẽ làm gì tiếp theo?
- ·Tai nạn sinh hoạt khiến người đàn ông trẻ đi cấp cứu trong tình trạng đau đớn