【kết quả kobe】Cuộc chiến gia đình tranh giành thương hiệu Lacoste
Hai cha con Michel Lacoste và Sophie Lacoste-Dournel. Ảnh: CNN |
Ông Michel Lacoste,ộcchiếngiađìnhtranhgiànhthươnghiệkết quả kobe 69 tuổi, đã đâm đơn kiện chống lại việc ban lãnh đạo công ty bầu cô con gái Sophie Lacoste-Dournel, gọi quyết định là "không tuân theo quy tắc."
Lacoste cho tờ Le Mondebiết, rằng cô con gái 36 tuổi của mình rất mê diễn xuất nên "chưa từng có một ngày tham gia hoạt động kinh doanh và không thể quản lý một công ty thành công".
Ông muốn đưa cháu gái Beryl Lacoste-Hamilton, 56 tuổi, lên nắm ghế lãnh đạo và chỉ ra rằng bà đã điều hành vài chi nhánh của công ty.
Về phía mình, Tập đoàn Lacoste đã từ chối bình luận về vụ việc khi được hãng AFPliên lạc.
Sophie Lacoste-Dournel đã là thành viên Hội đồng quản trị từ năm 2005. Cô được bầu vào chức vụ này ngày thứ Hai (1/10). Lacoste-Dournel cho
Thương hiệu Lacoste với sản phẩm là quần áo cao cấp, giày dép, nước hoa, đồ da, đồng hồ, kính râm và nổi tiếng nhất với áo thi đấu quần vợt. Năm 2011, doanh thu của hãng là 1,6 tỷ USD. Mô hình kinh doanh của Lacoste chủ yếu dựa vào nhượng quyền thương hiệu cho các công ty khác. |
biết: "Các cổ đông Lacoste và Hội đồng quản trị đã thông qua dự án của tôi dành cho công ty".
Cô cũng bày tỏ sự tự hào vì "đã được chọn là người đi đầu quá trình chuyển giao thế hệ tại Lacoste" và là "người đảm bảo những giá trị của gia đình với các cổ đông, công ty, nhân viên và đối tác". Tuy nhiên, cha cô lại tố cáo đây chỉ là âm mưu chống lại ông của các cổ đông thiểu số. Cha của cô cáo buộc rằng tập đoàn Maus ở Thụy Sĩ, vốn sở hữu 35% cổ phần Lacoste và có 3 thành viên nắm quyền bỏ phiếu trong ban lãnh đạo, "đã thuyết phục phân nửa gia đình thành lập liên minh giành quyền kiểm soát" từ tay ông.
Gia đình Lacoste nắm 65% cổ phần công ty Pháp và có 5 lá phiếu trong ban lãnh đạo, vốn gồm 3 thành viên độc lập. Một trong số đó là Patrick Thomas, lãnh đạo công ty hàng hiệu Hermes.
Thomas đã từ bỏ ghế lãnh đạo ở Lacoste. Ông đã lên tiếng ủng hộ Michel Lacoste và cô cháu gái Beryl.
Hội đồng quản trị công ty cũng quyết định không đưa Lacoste vào chức chủ tịch mà sẽ thay ông bằng Chủ tịch hãng mỹ phẩm l'Oreal. Lacoste cho biết ông "rất buồn vì sự yếu kém và thiếu năng lực của các cổ đông là thành viên trong gia đình. Họ đã bị mờ mắt vì danh vọng".
Từng làm CEO của Lacoste năm 2005, thay anh trai Bernard, sau đó, Lacoste tiếp tục giữ chức chủ tịch cho đến năm 2008.
Một số sản phần của hãng Lacoste |
Lacoste được biết đến như một tập đoàn gia đình, từ tinh thần bền bỉ, kiên trì của René Lacoste cho tới con cháu ông, những nhà lãnh đạo nổi tiếng với tầm nhìn lớn như Bernard Lacoste, Michel Lacoste hay Philippe Lacoste. Sau gần 80 năm xuất hiện, Lacoste vẫn kiên cường như hình ảnh chú cá sấu màu xanh nổi tiếng trên toàn thế giới. Xuất phát từ trang phục thể thao, giờ đây Lacoste đã và đang khẳng định thành công như một đế chế thời trang hạng sang trên 100 quốc gia.
Đặc điểm nổi bật nhất ở bất cứ sản phẩm thời trang cao cấp nào của Lacoste chính là hình ảnh chú cá sấu nhỏ. Biểu tượng này đã đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng cũng như khẳng định đẳng cấp và thương hiệu thời trang của những người dẫn đầu. Tuy nhiên, ít ai biết câu chuyện thành công của nhãn hiệu Pháp lại xuất phát từ một “cá sấu” khác – René Lacoste.
René Lacoste sinh ngày 2/6/1904, là nhà sáng lập hãng thời trang hàng hiệu đình đám thế giới Lacoste. René đã sớm nổi tiếng là tay vợt tennis vô địch thế giới trong hai năm 1926 và 1927, còn thương hiệu thời trang do ông tạo nên là một trong những thương hiệu thời trang thể thao hàng đầu thế giới trong suốt 80 năm qua. Nhiều người ví von, rằng René Lacoste chạm tay vào thế giới thời trang không phải với chiếc kéo mà là cây vợt tennis trên tay.
Năm 1926, René Lacoste đã sớm ra mắt nhãn hiệu thời trang của mình khi xuất hiện với một chiếc áo vest thêu hình con cá sấu đang mở miệng mỗi khi xuất hiện. Nhưng tận 6 năm sau, thương hiệu Lacoste mới ra mắt thị trường với sản phẩm đầu tiên là chiếc áo polo (một dạng áo thun thể thao) màu trắng thanh lịch dành riêng cho các vận động viên tennis.
Cùng với sự giúp sức của André Gillier, chủ tịch một trong những công ty sản xuất hàng dệt kim Pháp lớn nhất thời bấy giờ, René chính thức tấn công ngành thời trang với thương hiệu La Societe Chemise Lacoste. Sau này, bên cạnh sản xuất áo tennis, Lacoste mở rộng sản xuất thêm cả áo đánh golf và áo lướt sóng, nước thơm, kính râm và giày, dép, tất. Lợi nhuận của hãng luôn tăng theo cấp số nhân.
Sau gần 80 năm xuất hiện trên thị trường, thương hiệu Lacoste vẫn "đắt giá" bởi chất lượng sản phẩm, những sáng tạo trong thiết kế và giá trị được nâng cao. Những chiến lược, chiến dịch kinh doanh hoàn hảo đã giúp hãng này vượt qua nhiều đối thủ nặng ký khác.
Đức Thắng
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hải Phòng xây dựng phương án hợp nhất, tinh gọn bộ máy tổ chức
- ·Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm Hàn Quốc
- ·Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
- ·Đề nghị Nhật Bản miễn visa, thuế thu nhập cho công dân Việt Nam
- ·Cảnh giác với gian lận ở cột bơm xăng mini
- ·Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới
- ·Bắt nhanh đối tượng cướp tài sản
- ·Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Hà Tĩnh đẩy mạnh đột phá 4 ngành trọng điểm
- ·Giới khoa học tiếp tục cảnh báo nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo
- ·Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về sáu luật vừa được Quốc hội thông qua
- ·100 cây thông trong rừng ở Lâm Đồng bị đầu độc, cây chết lá không thể cứu
- ·Đại biểu Tô Văn Tám nếu cách khắc phục tình trạng đùn đẩy, né trách nhiệm
- ·Tuyên án vụ sai phạm tại Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang
- ·Đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho hôm nay và mai sau
- ·Hoa tươi và xu hướng tiêu dùng mới
- ·Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
- ·Huyện Châu Thành: Tạm giữ nhóm “quái xế”
- ·Hà Nội ban hành quy định mới về phí thăm quan di tích, bảo tàng
- ·Vi phạm trong hoạt động tư pháp giảm