【tile chaua】Nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cải cách kiểm tra chuyên ngành
Kiểm tra chuyên ngành đã được cải cách từng bước | |
Phó Thủ tướng yêu cầu đề xuất giải pháp cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành | |
Hải quan chuẩn bị công nghệ đáp ứng cải cách kiểm tra chuyên ngành |
Ông Đào Duy Tám. |
Xin ông cho biết về tiến độ xây dựng dự thảo Nghị định?
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành để triển khai xây dựng Nghị định đảm bảo tuân thủ đúng trình tự xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thể chế hóa đầy đủ các nội dung cải cách tại Quyết định số 38/QĐ-TTg.
Dự thảo Nghị định đã được gửi lấy ý kiến của các bên liên quan theo đúng quy trình; riêng đối với các bộ, ngành và một số hiệp hội, ngành hàng trong nước và nước ngoài, ngoài việc tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã nhiều lần tham vấn, lấy ý kiến thông qua các Hội thảo theo từng chuyên đề chuyên sâu. Các ý kiến tham gia đã được Bộ Tài chính cùng với Ban soạn thảo, Tổ biên tập nghiêm túc tổng hợp, phân tích, tiếp thu và giải trình cụ thể để hoàn thiện dự thảo Nghị định.
Ngoài ra, thực hiện nghĩa vụ thông báo theo Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) và Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã có văn bản gửi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để lấy ý kiến các thành viên. Đến nay, Bộ Tài chính đã nhận được ý kiến của thành viên WTO gồm Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc) và EU.
Dự thảo đã được Bộ Tư pháp thẩm định cho ý kiến và trên cơ sở đó, ngày 16/8/2021, Bộ Tài chính có Tờ trình số 144/TTr-BTC báo cáo Chính phủ xem xét, phê duyệt hồ sơ xây dựng dự thảo Nghị định.
Để đảm bảo thống nhất các nội dung của dự thảo Nghị định; trên cơ sở Báo cáo của Bộ Tài chính, ngày 26/8/2021, Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính) đã chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Tư pháp và các bộ liên quan để thảo luận về một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau trước khi trình Chính phủ.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đơn vị tại cuộc họp và ý kiến của thành viên WTO, ngày 1/11/2021, Bộ Tài chính đã hoàn thiện hồ sơ xây dựng Nghị định trình Chính phủ.
Quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Tổng cục Hải quan đã nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ, ngành, doanh nghiệp, cơ quan liên quan như thế nào, thưa ông?
Trong suốt quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) nhận được rất nhiều ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, đặc biệt là ý kiến của một số thành viên của WTO. Các cơ quan, tổ chức đã phối hợp rất tích cực với cơ quan Hải quan để hoàn thiện dự thảo Nghị định.
Về cơ bản, các bộ, ngành đều khẳng định sự đồng thuận, thống nhất cao về chủ trương cải cách của Chính phủ về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm theo Nghị quyết 99/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Các hiệp hội, doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao những nội dung cải cách tại dự thảo Nghị định, mong muốn Chính phủ sớm ban hành Nghị định để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Các thành viên WTO cũng bày tỏ sự đồng thuận cao đối với dự thảo Nghị định, đồng thời có một số góp ý để làm rõ hơn quy định tại dự thảo Nghị định cũng như đảm bảo mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ, ngành chưa thống nhất về một số nội dung của Nghị định.
Tất cả các ý kiến tham gia đã được Tổng cục Hải quan nghiêm túc tổng hợp tiếp thu để hoàn thiện dự thảo hoặc giải trình lại với các đơn vị, tổ chức tham gia, báo cáo Bộ Tài chính, Chính phủ để xin ý kiến đối với các ý kiến không tiếp thu hoặc chưa thống nhất.
Các vấn đề nổi bật nhận được sự quan tâm tham gia ý kiến của các bên là gì, thưa ông?
Về phía các bộ, ngành chủ yếu tham gia ý kiến về vai trò đầu mối của cơ quan Hải quan đối với công tác kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Các bộ cho rằng việc cơ quan Hải quan là cơ quan đầu mối kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cần phải xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện ở giai đoạn 2 khi sửa các Luật quản lý chuyên ngành.
Ngoài ra, các bộ có ý kiến đối với các nội dung của Nghị định vượt quá phạm vi Đề án đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 38/QĐ-TTg như hàng hóa thuộc quản lý của Bộ Giao thông vận tải, hàng hóa vừa kiểm dịch vừa kiểm tra chất lượng và/hoặc kiểm tra an toàn thực phẩm, hàng hóa kiểm tra sau thông quan. Những nội dung này đã được Bộ Tài chính bổ sung trên cơ sở ý kiến đề xuất của các hiệp hội, đảm bảo các nội dung cải cách của Nghị định được áp dụng đồng bộ, thống nhất đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.
Về phía các doanh nghiệp, các doanh nghiệp quan tâm, ghi nhận các nội dung cải cách của dự thảo Nghị định, đặc biệt việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, thống nhất thực hiện thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan Hải quan là đầu mối kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Các nội dung cải cách này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm thời gian chi phí thực hiện các thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc giảm đầu mối tiếp xúc với cơ quan quản lý nhà nước.
Với những vấn đề còn ý kiến trái chiều sẽ được giải quyết như thế nào để Nghị định sớm cụ thể hóa đúng tinh thần cải cách nêu tại Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cũng như đáp ứng sự mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp, thưa ông?
Về cơ bản, các ý kiến tham gia đối với dự thảo hồ sơ Nghị định đều được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa; tuy nhiên, vẫn còn có một số ý kiến ngay từ khi tham gia lần đầu, một số bộ, ngành chưa đồng thuận, nhất trí với quan điểm xây dựng Nghị định; thông qua văn bản hoặc các cuộc họp, hội thảo, Tổng cục Hải quan đã nhiều lần giải trình, nhưng vẫn chưa nhận được sự thống nhất của các bộ, ngành. Cụ thể như:
Việc Chính phủ giao cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu là không phù hợp với các Luật: Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Thú y, Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, An toàn thực phẩm. Trường hợp quy định cơ quan Hải quan thực hiện 3 phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm thì cần xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Dự thảo Nghị định điều chỉnh đối với hàng hóa công bố hợp quy theo biện pháp 2a, 2b quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP (hàng hóa kiểm tra chất lượng sau khi thông quan) là không đúng với Quyết định số 38/QĐ-TTg.
Đối với hàng hóa vừa phải kiểm dịch vừa phải kiểm tra chất lượng và/hoặc kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đưa nhóm hàng hóa này ra khỏi Nghị định vì vượt quá phạm vi so với Quyết định số 38/QĐ-TTg. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, hiệp hội kiến nghị đưa vào dự thảo Nghị định để thống nhất hai thủ tục chỉ phải thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Đối với hàng hóa nhóm 2 thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải đề nghị loại trừ ra khỏi dự thảo Nghị định, vì hiện nay, thủ tục kiểm tra chất lượng đối với nhóm hàng hóa này đã được thực hiện trên NSW, đáp ứng yêu cầu cải cách, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế.
Các nội dung nêu trên, Tổng cục Hải quan đã có giải trình cụ thể và báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định. Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ ban hành.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hà Nội: Om quỹ bảo trì 40 tỷ, Công ty TNHH Hòa Bình bị đề nghị xử lý
- ·Kiến nghị gỡ vướng hành lang pháp lý về quản lý thị trường
- ·Tiểu thương TP. Hồ Chí Minh cùng cam kết nói không với hàng lậu, hàng giả
- ·Xử lý vi phạm vụ sản xuất kinh doanh rượu "siêu rẻ" tại Hưng Yên
- ·Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam
- ·TPHCM sẽ có camera tự phát hiện vi phạm giao thông
- ·Lượt về vòng 1/8 Champions League: Chelsea bị loại, Arsenal nối gót?
- ·Giải cứu 3 người mắc kẹt trong ngôi nhà bị cháy ở Hà Nội
- ·Cam kết của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
- ·TP.HCM bắn pháo hoa 8 điểm chào Tết Nguyên đán Giáp Thìn
- ·Anh nhanh chóng cấp phép tiêm vaccine Covid
- ·Hà Nội xử lý 7.295 vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái trong quý III/2017
- ·Báo động đỏ vi phạm kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng
- ·Các nước ASEAN là những nước đầu tiên ứng dụng các công nghệ hàng đầu của GE
- ·Thanh Hóa: Tiêu hủy số lượng lớn vũ khí, vật liệu nổ không rõ nguồn gốc
- ·Quảng Ngãi: Đẩy mạnh tháng an toàn thực phẩm 2017
- ·Tây Ninh bắt giữ 15.600 gói thuốc lá lậu vận chuyển bằng ô tô
- ·Thứ trưởng Cao Anh Tuấn tiếp đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ
- ·Tăng cường sản xuất và ưu tiên cung cấp trang thiết bị y tế phòng chống dịch virus corona cho nhu cầ
- ·Tập trung hoàn thiện thể chế, giữ vững kỷ cương tài chính