【gladbach đấu với bochum】Chủ tịch Quốc hội: Cần làm mới các động lực tăng trưởng cũ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn. |
Các ý kiến tại Diễn đàn thống nhất và nhấn mạnh rằng,ủtịchQuốchộiCầnlàmmớicácđộnglựctăngtrưởngcũgladbach đấu với bochum cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật để khuyến khích các thay đổi hành vi trong cả tiêu dùng, sản xuất và đầu tư.
Phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế- Xã hội 2023 vào chiều muộn 19/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh như thế.
Tóm tắt lại một số nội dung chính đã được các đại biểu tập trung thảo luận, ông Huệ nói, điều đáng lưu ý là cả 3 động lực tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế đều gặp khó khăn mang tính cơ cấu, do thiếu định hướng dài hạn và giải pháp cụ thể kịp thời, khả thi theo hướng chuyển đổi xanh, giảm thiểu thâm dụng năng lượng, phát thải các bon và kinh tế tuần hoàn và luôn bám sát mục tiêu phát triển bền vững.
Diễn đàn thống nhất và nhấn mạnh rằng, cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật để khuyến khích các thay đổi hành vi trong cả tiêu dùng, sản xuất và đầu tư, ông nói.
Ngược lại, việc ban hành, thực thi các chính sách mang tính hành chính, sự vụ, phản ứng thụ động, thiếu định hướng dài hạn của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ tiếp tục làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và sẽ làm suy giảm đáng kể tăng trưởng kinh tế cả về quy mô và chất lượng, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.
Bên cạnh củng cố, làm mới các động lực tăng trưởng hiện hữu, ông Huệ cho hay, Diễn đàn cũng nhấn mạnh phải phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới, đặc biệt là các động lực như phát triển kinh tế số, tăng năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, nhất là cho chuyển đổi sốmột cách bền vững, an toàn, chuyển đổi năng lượng công bằng, thích ứng biến đổi khí hậu; tăng cường phối hợp với các quốc gia trong việc duy trì các chuỗi cung ứng hiện có, hợp tác phát triển các chuỗi cung ứng có tính chất chiến lược, có tính đột phá, lan toả, nâng cao vị thế Việt Nam trong các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu trong bối cảnh các nước trên thế giới đều đang cơ cấu lại các chuỗi cung ứng và đầu tư cho riêng mình trong môi trường liên kết kinh tế thế giới.
Theo tinh thần đó, các ý kiến tại Diễn đàn đều nhất trí rằng cần phải tập trung, nỗ lực giải quyết các vấn đề cấp bách, khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn của nền kinh tế (Nghị quyết số 101 Kỳ họp thứ năm của Quốc hội, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 của Bộ Chính trị...) luôn cần phải kiên định và đặt trong bối cảnh các mục tiêu dài hạn; vừa phải phát huy ý chí tự cường, năng lực “nội tại” của nền kinh tế, vừa tranh thủ khai thác và phát huy ngoại lực, tiếp tục chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả.
Theo Chủ tịch Quốc hội, tại Diễn đàn, nhiều gợi ý chính sách quan trọng, ý nghĩa, thiết thực được đưa ra xoay quanh chủ đề của Diễn đàn, nhằm hướng tới tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế.
Theo đó, về kiến tạo các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế, các đại biểu đã đưa ra rất nhiều gợi ý chính sách, trong đó tập trung vào 5 động lực chủ yếu: (i) thúc đẩy liên kết vùng, phục hồi và tăng trưởng của các đầu tàu nền kinh tế, (ii) phát triển khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nội địa, (iii) đẩy mạnh kinh tế số, kinh tế xanh, (iv) hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế và (v) nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và năng cao năng lực tự chủ, tự lực của nền kinh tế.
Gợi ý chính sách còn có tăng cường phát triển khu vực kinh tế tư nhân, áp dụng những công nghệ và ý tưởng mới, tạo động lực mới. Cần phải có đột phá về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn, bền vững hơn. Quyết liệt tháo gỡ các vướng mắc, rào cản lớn đối với doanh nghiệp trong nước hiện nay, nhất là về vấn đề thủ tục hành chính, thị trường đầu ra, tiếp cận vốn (đặc biệt là khả năng tiếp cận và năng lực hấp thụ vốn) và lao động.
Tăng cường thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như hỗ trợ tham gia chuỗi giá trị, chuyển đổi số, nâng cao năng suất, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệpsáng tạo, hỗ trợ pháp lý... Tăng cường kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia. Cần có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ linh hoạt, chuyên trách, chuyên nghiệp và hiệu quả. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích hình thành lực lượng doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có vai trò dẫn dắt, mở đường trong một số lĩnh vực, ngành kinh tế, Chủ tịch Quốc hội tóm lược.
Cuốiphiên tọa đàm cấp cao,trongthời gian tối đa 1 phút, các diễn giả đã đưa ra thông điệp ngắn gọn:
Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, khoảng cách mục tiêu nhiệm kỳ và mục tiêu chiến lược rất lớn. Để đạt được mục tiêu này cần có giải pháp phi truyền thống, từ nội dung chính sách đến thực thi chính sách.
Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright: Thời thế và vị thế của Việt Nam đã thay đổi, nên cần có hệ điều hành khác mới có thể thay đổi. Trong đó cần tập đổi mới kinh tế số, chuyển đổi xanh để tạo cơ hội, sức bật mới. Những gì chúng ta làm hôm nay sẽ quyết định tương lai của Việt Nam, để lại cho thế hệ tương lai nền kinh tế bền vững và lành mạnh hơn.
Ông Sebastian Eckardt, Giám đốc Khối nghiệp vụ kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Ngân hàngThế giới: Thế giới đang thay đổi mô hình quản trị kinh tế toàn cầu, Việt Nam có thể tận dụng hết các cơ hội, lợi thế đó cần đổi mới mạnh mẽ thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa nhằm thu hút đầu tư, xây dựng giá trị gia tăng, xây dựng nguồn lực chất lượng cao.
Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM: Trước nhiều thách thức, khó khăn, chúng ta cần chấp nhận những rủi ro nhất định để có những bước tiến nhanh trong xu thế công nghệ toàn cầu.
Ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Cần tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, khó khăn, tạo cơ hội cho lao động cho tất cả mọi người.
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Cần tiếp cận những cái mới để tạo những động lực mới để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Luôn nỗ lực và cố gắng trong cả lúc khó khăn và thuận lợi.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cán bộ 'đóng băng' công việc trong khi doanh nghiệp sợ bị 'vạ lây'
- ·Giải pháp nâng cao năng lực bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/3/2023: Giảm sốc, xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm
- ·Thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét
- ·Những phần quà tết ấm lòng người ở trọ
- ·Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường hàng hoá dịp nghỉ lễ 30/4
- ·Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động: Động lực phát triển bền vững
- ·Bọc răng sứ có đau không? Nên bọc răng sứ ở đâu tại Hà Nội?
- ·Ghế massage cao cấp Fujilux bán song hành tại Việt Nam
- ·Đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông
- ·Cảng Quốc tế Long An hợp long 7 cầu cảng và chính thức khai trương dịch vụ khai thác hàng container
- ·Thanh long, mít Thái rớt giá, ớt vẫn hút hàng
- ·Lùi lịch điều chỉnh giá xăng dầu trong nước sang ngày 4/5
- ·BST 15+ cách trang trí cổng quán cafe sân vườn đẹp và ấn tượng
- ·Từ năm 2025 sẽ bỏ quy định chia danh mục thuốc BHYT theo hạng bệnh viện
- ·Bộ Công Thương yêu cầu không để thiếu nhiên liệu phục vụ sản xuất điện
- ·Địa chỉ cung cấp máy bộ đàm chất lượng & giá tốt hiện nay
- ·'Sốt xình xịch' với thú chơi lego 3D
- ·Hội nghị triển khai chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư
- ·Giá heo hơi hôm nay 22/4/2023: Miền Nam tiếp tục tăng