【istanbul bb】Điểm sáng ở xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh
Tiếp tục phát huy tính tiên phong trong xây dựng nông thôn mới (NTM),Điểmsngởxnngthnmớikiểumẫuđầutincủatỉistanbul bb hôm nay (18-8), xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, chính thức ra mắt xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh.
Vào cuối năm 2013, Đại Thành vinh dự là xã đầu tiên của vùng ĐBSCL và của tỉnh được công nhận xã đạt chuẩn NTM theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM; đến năm 2019, địa phương này tiếp tục là xã cán đích đầu tiên của tỉnh về xã NTM nâng cao. Từ nền tảng vững chắc trên, cộng với việc đề ra nhiều giải pháp, cách làm hay và sự đồng lòng của người dân, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Đại Thành tiếp tục mang lại nhiều luồng gió mới khi đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng phát triển.
Vườn hoa phục vụ điểm check-in tại xã Đại Thành đã và đang thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp hình lưu niệm.
Ấn tượng về mức thu nhập
Một trong những điểm nổi bật của Đại Thành trong tiến trình về đích xã NTM kiểu mẫu là mức thu nhập của người dân không ngừng được nâng lên qua các năm. Nếu như vào thời điểm bắt đầu thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM (năm 2011), thu nhập bình quân đầu người của xã Đại Thành chỉ ở mức 17 triệu đồng/người/năm; nhưng đến cột mốc xã được công nhận đạt chuẩn NTM thì thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn xã đã nâng lên gần 24 triệu đồng; đến năm xã đạt chuẩn NTM nâng cao, mức thu nhập đã vượt hơn 50 triệu đồng và khi được công nhận xã NTM kiểu mẫu thì con số thu nhập của người dân là hơn 70,6 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh đó, hiện tỷ lệ hộ nghèo xét theo hướng đa chiều của xã chỉ còn 2,49%, không có trường hợp tái nghèo.
Ông Lê Hùng Chiến, Bí thư Đảng ủy xã Đại Thành, cho biết: Để có được kết quả khởi sắc về nguồn thu nhập của người dân như trên thì thời gian qua, Đảng ủy, UBND, cùng các ngành chức năng của xã đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học, công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất tuần hoàn để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản tại địa phương. Trong đó, với thế mạnh là vườn cây ăn trái nên địa phương luôn chú trọng vận động người dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, với đặc điểm có nhiều sông, kênh chằng chịt nên nuôi thủy sản được xem là thế mạnh thứ 2 của địa phương; trong đó con cá tra đã đem lại nguồn thu cao cho người dân trong những năm qua khi hiện có tổng diện tích 65ha, sản lượng bình quân mỗi năm đạt hơn 9.000 tấn.
Vào thời điểm này, xã Đại Thành đang tập trung phát triển 3 nhóm cây trồng chủ lực, gồm: sầu riêng (95ha), mít (933ha) và chôm chôm (36ha); trong đó hiện có 130ha được cấp mã số vùng trồng nhằm tạo thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhà vườn xã Đại Thành còn quan tâm phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để nâng cao nguồn thu nhập trên cùng diện tích canh tác. Điển hình là mô hình trồng mít kết hợp nuôi dê sinh sản hướng thịt của ông Lê Văn Hùng, ở ấp Ba Ngàn.
Theo đó, toàn bộ 1,5ha đất vườn của gia đình ông Hùng đều trồng mít được hơn 3 năm tuổi và đang trong giai đoạn thu hoạch trái. Hiện ước tính mỗi năm, gia đình ông thu hoạch được 30 tấn trái bán cho thương lái, với giá bán bình quân khoảng 20.000 đồng/kg. Ngoài ra, vào năm 2022, gia đình ông được Nhà nước hỗ trợ 50% vốn để mua 9 con dê giống về nuôi và kết hợp thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong vườn mít. Hiện số lượng đàn dê đã tăng hơn 20 con, gồm có dê thịt và dê giống.
“Trong quá trình nuôi dê, tôi tận dụng nguồn phụ phẩm từ trái mít non và lá mít để làm thức ăn cho dê. Ngoài ra, tôi còn tận dụng phân dê, lá, cành, trái mít, cỏ,… có trong vườn để ủ thành phân hữu cơ bón lại cho cây mít, từ đó giảm được chi phí sản xuất và giảm lượng phân hóa học bón cho cây trồng. Với cách làm kết hợp trên thì hàng năm, gia đình tôi có nguồn thu nhập khoảng 500 triệu đồng”, ông Hùng thông tin.
Mô hình kinh tế tuần hoàn “trồng mít kết hợp nuôi dê sinh sản hướng thịt” của người dân xã Đại Thành đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều đổi mới của xã NTM kiểu mẫu
Không chỉ ấn tượng về mức thu nhập của người dân nhờ thực hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả mà đến với Đại Thành hôm nay, mọi người còn thấy ngỡ ngàng trước nhiều sự đổi mới của xã NTM kiểu mẫu. Theo đó, một trong những điểm mới để được công nhận tiêu chí môi trường, đồng thời tạo điểm nhấn cho Đại Thành là hiện xã đã phối hợp cùng người dân xây dựng được vườn hoa phục vụ cộng đồng và cũng là điểm check-in cho khách tham quan. Mô hình có tên vườn hoa Đại Thành, do ông Dương Hoàng Hai làm chủ, với diện tích khoảng 1.000m2, tại ấp Sơn Phú 1.
Ông Hai chia sẻ: “Mô hình tạo vườn hoa làm điểm check-in cho khách tham quan được gia đình thực hiện từ Tết Nguyên đán năm trước. Theo đó, vào những ngày dịp tết thì vườn hoa nơi đây đón tiếp hơn 2.000 lượt khách đến tham quan, chụp hình lưu niệm; còn vào những ngày bình thường như lúc này, bình quân mỗi ngày cũng có từ 150-200 lượt khách, trong đó chủ yếu là học sinh đến tham quan, chụp ảnh. Ngoài tạo điểm check-in cho khách tham quan thì mô hình còn tạo công ăn việc làm cho một số hộ dân địa phương khi tham gia trồng hoa rồi giao lại cho vườn hoa. Đặc biệt là vào dịp lễ, tết khi nhu cầu sử dụng hoa nhiều để trang trí cho điểm check-in nơi đây thì thu nhập của người trồng hoa cũng tăng lên đáng kể”.
Không chỉ có vườn hoa làm điểm check-in cho khách tham quan mà xã Đại Thành còn chọn một tuyến đường tại ấp Ba Ngàn (từ kinh Quế Thụ đến kinh Bà Chồn) để trồng chuyên biệt một loại cây, với chiều dài hơn 1km. Bên cạnh đó, ngành chức năng xã và ấp còn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân trên các tuyến đường trong xã tiếp tục trồng giặm các loại cây xanh và hoa nhằm tạo cảnh quan môi trường luôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có 3 trường học đều xây dựng mô hình giáo dục về môi trường và thực hiện phân loại rác trong trường học; đồng thời có mô hình thí điểm trong phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại ấp Ba Ngàn; hiện mô hình đã có sản phẩm khí gas sử dụng cho sinh hoạt.
Cùng với cảnh quan môi trường thì hiện xã Đại Thành cũng xây dựng thành công mô hình ấp thông minh tại ấp Sơn Phú. Cụ thể, qua đánh giá của ngành chức năng có liên quan của tỉnh thì hiện tỷ lệ người dân tại ấp Sơn Phú được tiếp cận thông tin về chủ trương, chính sách, an ninh trật tự, thủ tục hành chính hoặc tiền điện và nước,... dựa trên nền tảng công nghệ được cài đặt App Hậu Giang, mạng xã hội Zalo đạt 82%. Về thực hiện chuyển đổi số trong thực thi nhiệm vụ, cán bộ UBND xã thực hiện niêm yết công khai đầy đủ, kịp thời, đảm bảo các thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã; đồng thời hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về việc thống kê được số liệu diện tích cây trồng của xã và thường xuyên cập nhật báo cáo tình hình sâu bệnh trên từng loại cây trồng hàng tuần, cũng như cập nhật lịch thời vụ của từng loại cây trồng theo quy định.
Ông Nguyễn Văn Mãn, ở ấp Sơn Phú 1, xã Đại Thành, bộc bạch: “Người dân xã Đại Thành rất tự hào vui mừng và đồng thuận cao khi xã nhà được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Giờ đây, mọi điều kiện về sản xuất, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông đều thuận lợi cho người dân phát triển về đời sống vật chất và tinh thần, nhất là việc ứng dụng ngày càng sâu rộng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc hành chính, cũng như phục vụ sản xuất cho người dân. Tới đây, người dân xã Đại Thành tiếp tục đồng hành cùng chính quyền địa phương trong việc nâng cao các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu để xây dựng quê hương ngày thêm phát triển trên các mặt”.
Ông Lê Hùng Chiến, Bí thư Đảng ủy xã Đại Thành, cho biết thêm: Có nhiều giải pháp giúp Đại Thành thành công trong xây dựng NTM, đặc biệt là hiện cán đích xã NTM kiểu mẫu. Trong đó, vấn đề được địa phương rút ra và sẽ tiếp tục thực hiện tốt trong thời gian tới là thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ. Trong chỉ đạo, điều hành cần cụ thể sâu sát đến từng nội dung của tiêu chí; còn tổ chức thực hiện phải quyết liệt và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; đồng thời trong tổ chức đánh giá tiến độ thực hiện, kiểm tra, giám sát phải làm thường xuyên. Bên cạnh đó là phát động phong trào thi đua rộng khắp trong toàn xã gắn với công tác biểu dương, động viên, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến để tạo động lực cho các cấp, các ngành từ xã đến ấp và người dân tích cực tham gia xây dựng NTM hiệu quả, mang tính bền vững…
Hiện xã Đại Thành có 4 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hoạt động hiệu quả; trong đó HTX Đại Thành có ứng dụng phần mềm kế toán Smartpro và phần mềm bán hàng KiolViet, cũng như sử dụng Zalo trong điều hành hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, trên địa bàn xã có 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh là rượu gấc, trà gấc, kem gấc và rượu cam sành; trong đó sản phẩm trà gấc của HTX Phước Lâm NG 7 đang được bán qua kênh thương mại điện tử “PosMax”. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:World Cup)
- ·Tình hình Ukraine mới nhất cập nhật ngày 3/7/2015
- ·Gia cảnh ngặt nghèo của người cựu chiến binh mù lòa
- ·Nhà mẹ cho tôi nhưng cháu trai nhất định đòi
- ·Quy định hưởng lương thất nghiệp
- ·Lịch cắt điện Hà Nội trong tháng 5 bị hoãn
- ·Danh sách ủng hộ 10 ngày giữa tháng 9
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 06/2015
- ·Ước muốn của cô bé ung thư cứ xa dần...
- ·Cách tản nhiệt cho điện thoại hiệu quả tức thì
- ·Tách khẩu mà chủ hộ không đồng ý, phải làm thế nào?
- ·GIAO LƯU TRỰC TUYẾN: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2014
- ·Tìm hiểu quy chế về bảo hiểm y tế hộ nghèo
- ·Lời khẩn cầu của người đàn bà nghèo không tiền chữa bệnh
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 07/2015
- ·Đề xuất xe đưa đón học sinh phải có còi báo động khi trẻ bị bỏ quên
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 7/2015 (Lần 4)
- ·Lời khẩn cầu của người đàn bà nghèo không tiền chữa bệnh
- ·Thương bé dân tộc Xê
- ·Tin tức mới cập nhật 24h ngày 23/03/2015
- ·Gia cảnh ngặt nghèo của người cựu chiến binh mù lòa