【kết quả trực tiếp hôm nay】Phó tổng Thanh tra Chính phủ: Gần tới Đại hội Đảng mới xuất hiện nhiều đơn thư tố cáo?
Ngày 29/7,ótổngThanhtraChínhphủGầntớiĐạihộiĐảngmớixuấthiệnnhiềuđơnthưtốcákết quả trực tiếp hôm nay tại Hà Nội, Thanh Tra Chính phủ phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo Hoàn thiện và công bố báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá về quy định và việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thu hồi tài sản tham nhũng theo yêu cầu của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Tham nhũng xảy ra nhiều nhưng ra đến tòa án còn rất ít
Cuộc khảo sát được triển khai đối với công dân đại diện cho hộ gia đình, từ 18 tuổi trở lên tại 5 tỉnh, thành phố, gồm: Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Khánh Hòa và Đồng Nai. Cuộc khảo sát cũng được tiến hành với công chức, viên chức của 16 bộ, cơ quan ngang bộ, 58 tỉnh, thành phố thông qua cơ quan thanh tra tỉnh, thành phố.
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng chỉ khoảng dưới 10%, năm 2014 cũng chỉ đạt 22%.
Phát hiện và xử lý tham nhũng (chỉ 5% được phát hiện), trong đó có vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng được đánh giá là khâu yếu nhất, gây ra nhiều bức xúc trong xã hội.
Thực tế báo cáo của cơ quan có chức năng cho thấy, các vụ tham nhũng xảy ra nhiều nhưng đến tòa án thì số vụ tham nhũng còn rất ít. Nhiều vụ việc khi được phát hiện thì chỉ xử lý bằng hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, thuyên chuyển công tác… Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất yếu, một số trường hợp chưa xử lý triệt để.
Về hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 12,9% công chức, viên chức được hỏi cho rằng, hiệu quả và có đến 60,8% nhận định chỉ hiệu quả trong một số trường hợp nhất định.
Từ phía người dân, số người cho rằng hiệu quả trong thu hồi tài sản tham nhũng đạt 28,4%, trong khi số lượng cho rằng không hiệu quả là 24,5% và chỉ hiệu quả trong một số trường hợp nhất định là 43,6%.
Về nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, các công chức, viên chức được hỏi cho rằng, cơ sở pháp lý trong hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc (33,9%); thiếu trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản (22,8%); chưa có quy định về tịch thu tài sản.
Tài sản tham nhũng bị tẩu tán rất khó kiểm soát
Ông Lê Tiến Hào – Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến khó thu hồi tài sản tham nhũng, trong đó có những nguyên nhân về mặt pháp luật của Việt Nam, không chỉ pháp luật về phòng chống tham nhũng mà còn nhiều luật khác như luật dân sự,…
Ông Lê Tiến Hào – Phó tổng Thanh tra Chính phủ. Ảnh Viết Cường
Ngoài ra, trong công tác kiểm soát chung về tài sản thu nhập thì Việt Nam mới kiểm soát được tài sản thu nhập của công chức và những người có chức vụ quyền hạn, còn không kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội.
“Cho nên những tài sản tham nhũng bị tẩu tán chúng ta không thể kiểm soát được”, ông Hào nói.
Phó tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, khi phát hiện tham nhũng, việc thu hồi tài sản của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn về mặt pháp luật và thực tiễn.
Ông Hào cho biết, đây là vấn đề mà Bộ Luật dân sự sửa đổi đang bàn và Luật phòng chống tham nhũng tới đây cũng phải có những quy định cụ thể để làm thế nào có thể thu hồi được tài sản tham nhũng cao nhất và khắc phục được việc kê khai hình thức, chưa hiệu quả.
“Hiên nay, chúng ta mới thành lập Ban Chỉ đạo cấp Chính phủ, TTCP sẽ tiến hành tổng kết. Sau khi tổng kết thì chúng ta mới đưa ra được các giải pháp, trong đó chú trọng xác minh tài sản, đồng thời phải đưa ra các giải pháp khả thi, nếu không thì không hiệu quả. Chắc chắn không thể để như hiện nay!. Một là, phải công khai rộng rãi việc kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức. Hai là, Thanh tra Chính phủ đã trình Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, tới đây sẽ là kênh đưa vào Luật phòng chống tham nhũng, trong đó tăng cường kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”, ông Hào nêu rõ.
Trước câu hỏi của phóng viên, đã và đang sắp tới đại hội Đảng các cấp, Thanh tra Chính phủ có nhận được nhiều đơn thư tố cáo cán bộ hay không?, ông Hào cho biết, hiện nay, Đại hội Đảng mới chỉ đang diễn ra ở cấp quận, huyện, nhân sự liên quan đến cấp cơ sở, địa phương nên trên Thanh tra Chính phủ chưa nhận được nhiều đơn thư tố cáo.
Ông Hào nhận định, phải đến gần đến Đại hội cấp tỉnh, Thành phố và cấp Trung ương thì mới có nhiều đơn thư tố cáo và việc này hay diễn ra tại các kỳ đại hội trước.
Viết Cường
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cây 'tỷ đô' mắc ca: Vì sao chưa được trồng đại trà?
- ·Thương hiệu thảm The Gallery
- ·Công tác tuyển quân: Thực hiện chắc từng bước
- ·Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tặng quà tết tại Hớn Quản
- ·Đấu súng phiến quân khiến hơn 8000 người phải sơ tán
- ·Tuyên truyền hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid
- ·Phường An Bình, Tp.Dĩ An: Phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại
- ·Gặp mặt báo chí đầu xuân Giáp Thìn 2024
- ·Công đoàn rốt ráo, triệu công nhân chờ tin vui từ nhà ở xã hội
- ·Đồng Xoài: Tổng kết công tác xây dựng Đảng
- ·Cận cảnh 2 quả bom lộ thiên 'chờ nổ' ở Tiền Giang
- ·Quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó với thiên tai
- ·Giá rẻ, nhiều lò gạch thủ công có nguy cơ sống lại
- ·Gần 450 doanh nghiệp tụ hội tại Vietbuild 2016
- ·Dự báo thời tiết ngày mai 31/7/2015: Có mưa và dông vài nơi
- ·Xã Thanh Tuyền: Sắc diện mới, sức bật mới
- ·Chủ động giữ vững an ninh trật tự vùng giáp ranh
- ·Phường An Phú: Lấy sự hài lòng của người dân làm mục tiêu phấn đấu
- ·Đánh bả hàng ngàn con chó vì bị...viêm phổi
- ·45 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Bản hùng ca bất diệt