【bảng c2】Việt Nam ký Công ước đa phương về chống xói mòn cơ sở tính thuế
TheệtNamkCngướcđaphươngvềchốngximncơsởtnhthuếbảng c2o phóng viên TTXVN ở Pháp, tại trụ sở Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ở Paris, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Công ước MLI, còn được gọi là Công cụ đa phương, bao trùm hơn 1.800 hiệp định thuế song phương.
Lễ trao Công ước MLI đã được ký kết giữa Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng và Phó Tổng Thư ký OECD Yoshiki Takeuchi.
Phát biểu tại lễ ký, Phó tổng Thư ký OECD Yoshiki Takeuchi đã hoan nghênh Việt Nam cùng các quốc gia, vùng lãnh thổ khác tham gia MLI (Thái Lan, Lesotho), nâng tổng số thành viên tham gia lên 99 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ông nhấn mạnh các nỗ lực chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận sẽ không thể thành công nếu không có hành động tập thể và sự chung tay góp sức của các bên. Phó tổng Thư ký OECD cũng đề nghị các nước mới tham gia sớm hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết để phê chuẩn và đưa công cụ đa phương này đi vào hiệu lực.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng bày tỏ vui mừng trước việc Việt Nam chính thức tham gia MLI, khẳng định việc mở rộng cơ sở thuế, chống xói mòn nguồn thu và chuyển dịch lợi nhuận là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược cải cách hệ thống thuế của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua Quyết định 2072/QĐ-TTg ngày 10/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh”, trong đó việc ký kết, triển khai các cam kết quốc tế liên quan như MLI được xác định là ưu tiên và đang được Bộ Tài chính Việt Nam chủ trì thực hiện.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của lễ ký MLI diễn ra vào thời điểm Việt Nam nhận bàn giao vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Khu vực Đông Nam Á của OECD (SEARP) nhiệm kỳ 2022-2025 tại Hội nghị Bộ trưởng SEARP diễn ra trong hai ngày 9 và 10-2 tại Seoul (Hàn Quốc), với sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Đại sứ bày tỏ tin tưởng việc triển khai công cụ đa phương trong thời gian tới sẽ góp phần phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và OECD và cụ thể hóa Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và OECD giai đoạn 2022-2026 được ký tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann tại Paris ngày 5-11-2021.
Trong nhiều năm qua, OECD là đối tác quan trọng của Việt Nam về tư vấn, hỗ trợ chính sách, bao gồm cả về kinh tế vĩ mô lẫn các lĩnh vực cụ thể như tài chính, thuế, phát triển xanh, số hóa... Sau khi gia nhập MLI, đến nay Việt Nam đã tham gia tổng cộng 7 công cụ pháp lý của OECD.
MLI được hình thành trên cơ sở sáng kiến của OECD và G20 về thành lập Dự án chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS). Công cụ đa phương này đưa ra các giải pháp cụ thể giúp các chính phủ thu hẹp các kẽ hở trong các quy tắc quốc tế hiện hành bằng cách chuyển các biện pháp được phát triển trong khuôn khổ Dự án BEPS vào các hiệp định thuế song phương. MLI góp phần đồng bộ hóa và tăng cường hiệu quả của gần 3.000 hiệp định thuế song phương của các quốc gia và lãnh thổ thành viên. Công cụ đa phương này cũng cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, đặc biệt là bằng cách bổ sung một điều khoản tùy chọn về trọng tài ràng buộc và bắt buộc, đã được 33 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua.
BEPS đề cập đến các hành vi lợi dụng sự thiếu đồng bộ và những lỗ hổng của các quy định về quản lý thuế để làm giảm số thuế phải nộp, hoặc né tránh nộp thuế, hoặc chuyển lợi nhuận một cách giả tạo sang các khu vực khác, nơi họ bị đánh thuế ít hoặc không bị đánh thuế. Theo ước tính của OECD, hàng năm các hành vi BEPS gây thất thoát từ 100-240 tỉ USD, tương đương với khoảng 4-10% tổng nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn cầu.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng “núp bóng” trong nhiều giỏ quà Tết đóng gói sẵn
- ·Thay đổi, bổ sung một số điểm mới về tiêu chuẩn an toàn đồ chơi dành cho trẻ nhỏ
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP
- ·Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- ·Tăng cường hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hóa trong ngành Halal
- ·Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ đạo đức nghề nghiệp ngành chứng khoán
- ·Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Lấy ý kiến về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Bộ Xây dựng chỉ ra 5 vướng mắc nổi bật liên quan đến QCVN 06:2022/BXD
- ·HTQL an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC: Giúp doanh nghiệp ngăn ngừa, hạn chế tổn thất
- ·Hải Phòng: 15 sản phẩm kết nối thành công Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc Quốc gia
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy theo QCVN 113:2023/BGTVT
- ·Người dùng hài lòng với những chính sách hậu mãi độc quyền chỉ có ở xe điện VinFast
- ·Người dùng cần thận trọng với giả mạo thương hiệu SoundMax bán hàng kém chất lượng
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Thúc đẩy áp dụng TCVN về Hệ thống quản lý năng lượng