【bongdalu.com vn】Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm kê khí nhà kính: Doanh nghiệp 'lợi đủ đường'
Sau những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính,ÁpdụngtiêuchuẩnquốctếtrongkiểmkêkhínhàkínhDoanhnghiệplợiđủđườbongdalu.com vn Chính phủ, các Bộ, ngành đã có nhiều hoạt động tích cực để “nội luật hóa” các quy định, trong đó có nhiều quy định liên quan trực diện tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các yêu cầu, diễn biến mới từ thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU… cũng cho thấy, giảm phát thải khí nhà kính được coi là tiêu chí “bắt buộc” thay vì là “tự nguyện” để doanh nghiệp có thể cạnh tranh và tồn tại trong các chuỗi cung ứng.
Nhằm giúp doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng nắm bắt tổng thể các vấn đề nêu trên, đặc biệt là có chiến lược nâng cao năng lực phát triển theo xu thế bền vững, ngày 15/8/2024, tại Hải Phòng, Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) - Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, Viện Chiến lược và công nghệ Logistics (VLIST), Hiệp hội Logistics Hải Phòng (HPLA), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng (HPSME) và Tạp chí Môi trường đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Net Zero và trung hòa các-bon; Tín chỉ các-bon và kiểm kê khí nhà kính”.
Chương trình có sự tham gia của ông Trần Quốc Dũng – Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT); ông Vũ Chí Trung – Phó Trưởng phòng Quản lý đầu tư và Hợp tác quốc tế - Sở Công thương TP.Hải Phòng; ông Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường; ông Chử Đức Hoàng – Chánh văn phòng Qũy đổi mới sáng tạo Quốc gia; bà Nguyễn Thị Bích Thủy – Qũy hỗ trợ năng lượng tái tạo;… đại diện lãnh đạo nhiều doanh nghiệp tại Hải Phòng cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
Ông Trần Quốc Dũng – Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT). (Ảnh: Ngọc Xen)
Phát biểu khai mạc chương trình, ông Trần Quốc Dũng cho biết, tại Hội nghị COP 26 năm 2021, Việt Nam đã cùng đa số các nước trên thế giới cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net zero) vào năm 2050. Đây là cam kết rất mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng là thách thức rất lớn.
Đến nay, thực tế thế giới vẫn đang tiếp tục nóng lên. Tại Hội nghị COP 21 năm 2015, các nước đã thống nhất giữ cho nhiệt độ trái đất tăng tối đa 2 độ C, phấn đấu đạt 1,5 độ C trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, mới đây, Cơ quan môi trường Liên Hợp Quốc cho biết là nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 2,9 độ C trong thế kỷ này. Vào tháng 7/2023 Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phát biểu rằng, giai đoạn ấm lên toàn cầu (Global warming) đã kết thúc và thế giới đang chuyển sang giai đoạn sôi lên toàn cầu (Global boiling).
Để giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới trung hòa carbon và Netzero có rất nhiều việc phải làm như chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi năng lượng... Nhưng một trong những việc đầu tiên và xuyên suốt quá trình này là phải tính toán xem hiện nay chúng ta đang ở đâu. Do đó, kiểm kê khí nhà kính một cách toàn diện, đầy đủ, chính xác trở thành yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo độ tin cậy, sự công bằng, làm cơ sở cho việc tham gia vào các cơ chế trao đổi tín chỉ carbon.
Hiện nay trên thế giới đã có các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm kê khí nhà kính như bộ tiêu chuẩn ISO 14064 hoặc tiêu chuẩn ISO 14067 về định lượng vết carbon, ISO 14068 về trung hòa carbon,… Việc áp dụng các tiêu chuẩn như vậy sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác cho báo cáo phát thải, báo cáo giảm nhẹ phát thải, báo cáo định lượng vết carbon... do các tiêu chuẩn này bao quát tất cả các nguồn phát thải trực tiếp và gián tiếp.
“Chương trình hôm nay là cơ hội để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm kê khí nhà kính, trung hòa carbon. Hội thảo cũng chia sẻ những chương trình, dự án cụ thể về chuyển đổi xanh, phương pháp trung hòa carbon đã và đang được triển khai. Qua đó giúp các doanh nghiệp tại Hải Phòng hiểu được yêu cầu và thực tiễn về chuyển đổi xanh, net zero và trung hòa carbon, tín chỉ carbon và kiểm kê khí nhà kính”, ông Dũng nhấn mạnh.
Chương trình nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP.Hải Phòng.
Nói về thực tế phát triển bền vững tại thành phố Hải Phòng, ông Vũ Chí Trung cho hay, với vị trí là thành phố ven biển, nhận thức được Hải Phòng là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu trong 60-70 năm tới theo đánh giá của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nên bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua thành phố Hải Phòng cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung và giảm phát thải khí nhà kính nói riêng.
“Hải Phòng là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh từ năm 2014 và hiện vẫn đang từng bước thực hiện. Trong đó, ưu tiên phát triển công nghiệp xanh, mô hình các khu công nghiệp sinh thái đáp ứng tiêu chuẩn bền vững, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính”, ông Vũ Chí Trung thông tin.
Cũng theo ông Trung, Hải Phòng luôn khuyến khích nhà đầu tư tập trung phát triển các dự án có công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Cùng với đó, khuyến khích nhà đầu tư tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng gió, năng lượng điện mặt trời áp mái, sử dụng công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường,… hướng tới sự phát triển bền vững.
Tại chương trình, nhiều tham luận được trình bày mang đến cái nhìn tổng quát về mục tiêu Netzero và kiểm kê khí nhà kính, cụ thể: Ông Nguyễn Tuấn Cường – Chuyên gia đánh giá trưởng Trung tâm QUACERT có bài trình bày về “Kiểm kê Khí nhà kính theo chuẩn mực Quốc tế”; ông Tống Ngọc Phi – Trưởng Ban Chuyển đổi xanh – Hiệp hội Logistics Hải Phòng trình bày về “Tín chỉ carbon lâm nghiệp và bù đắp phát thải”; ông Chử Đức Hoàng trình bày về “Thực trạng cấp bách trong việc chuyển đổi xanh ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế quốc gia”; Bà Nguyễn Thị Bích Thủy trình bày về “Điện mặt trời – Thu hút vốn đầu tư hay tự đầu tư”;…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thuê xe tự lái với giá cao: Hàng loạt chủ xe sập bẫy, mất trắng hàng tỷ đồng
- ·Hoang mang loạt lô hàng khẩu trang, găng tay tái chế bị bắt giữ: Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh cao
- ·Tinh vi thủ đoạn nhập lậu đường cát mang nhãn nước ngoài để kiếm lời
- ·Bày bán gà đông lạnh không rõ nguồn gốc tại Bắc Giang
- ·SCIC đấu giá 10,5 triệu cp TTL giá khởi điểm 222,6 tỷ
- ·Cháy xe ô tô nếu để nước rửa tay khô bên trong, tài xế cần biết để tránh 'họa'
- ·Dấu hiệu cảnh báo xe ô tô sắp hư hỏng cần bảo dưỡng ngay
- ·Cặp tình nhân đến ngân hàng giả mạo chữ ký để rút tiền
- ·Nhầm thuốc của bố là kẹo 3 chị em ăn bị ngộ độc, lời cảnh báo cho cha mẹ
- ·'Ván bài may rủi' khi mua xe ô tô Trung Quốc
- ·Cận cảnh điện thoại thông minh gập lại như cuốn sách vừa trình làng, giá đắt hơn iPhone X
- ·'Nóng' tình trạng nhập lậu gà giống tại Quảng Ninh
- ·Trung Quốc phát hiện Covid
- ·Ngang nhiên bán kính mắt, đồng hồ giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
- ·Thu giữ 200kg bột chế biến trà sữa không rõ nguồn gốc đã ẩm mốc
- ·Vận chuyển hàng lậu qua đường bưu chính ngày càng biến tướng
- ·Vi phạm kinh doanh đa cấp sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng
- ·4 cách kiểm soát tư duy tốt hơn để trở thành nhà lãnh đạo thành công
- ·Cập nhật 2 lần/ngày các doanh nghiệp vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng
- ·Nhan nhản mũ bảo hiểm 'dởm' trên thị trường, làm sao để xác định hàng chuẩn?