【xem bđ】Giải B Sách quốc gia: Thông tin quý về cách thức, nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu
Bộ sách 2 cuốn Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam và Thánh Mẫu linh tiêm do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) TP.HCM,ảiBSáchquốcgiaThôngtinquývềcáchthứcnghilễcủatínngưỡngthờMẫxem bđ chương trình châu Âu Vietnamica (ERC) phối hợp cùng thực hiện vừa nhận được Giải B Giải thưởng sách Quốc gia 2021.
Dự án được khởi xướng bởi GS. Philippe Papin - Giáo sư chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của Khoa Lịch sử và Văn bản học thuộc Viện Khảo cứu cao cấp Cộng hòa Pháp. Cả 2 tựa sách Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam của Maurice Durand và Thánh Mẫu linh tiêm (không rõ tác giả) đều được tổ chức biên soạn bởi Olivier Tessier cùng đội ngũ dịch giả uy tín trong và ngoài nước như Phạm Văn Ánh, Nguyễn Thị Hiệp, Marcus Durand, Philippe Papin.
Dự án nhằm nghiên cứu lịch sử cung tiến Việt Nam qua văn bia, số hóa tư liệu khoa học xã hội Việt Nam lưu trữ ở châu Âu và Việt Nam; thiết lập thư viện điện tử, dịch thuật - xuất bản các chuyên khảo và nghiên cứu tổng hợp về lịch sử cung tiến Việt Nam. Nghi thức hầu đồng và tín ngưỡng thờ Mẫu đã tồn tại ở Việt Nam qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc.
(Ảnh: Nguyễn Tuấn Bình). |
Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam ghi lại những nghi thức nhập môn hầu đồng sơ khai, hoạt động hầu đồng lặng lẽ dưới vỏ bọc ồn ào đầy biến động của thủ đô vào thời kỳ đó.
Tác giả Maurice Durand (1914-1966), đại diện của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, đã đích thân đi điền dã nhiều nơi, đi từng góc phố - nơi đâu có điện thần là đến để nghiên cứu về hiện tượng mà ông cho là rất đặc biệt này. Và ông được mệnh danh là vị “thành hoàng” đích thực về Việt Nam học của Pháp với công trình nghiên cứu về chủ đề hầu đồng hết sức ấn tượng.
Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam giúp bạn đọc truy nguyên tín ngưỡng thờ Mẫu giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX qua việc mô tả các trình thức: Lên đồng; Nhập môn trình đồng; Điện thần và văn chầu, cùng các phụ lục: tranh vẽ màu; hình ảnh; đồ cúng và vật phẩm vàng mã; tục thờ Hổ; tín ngưỡng thờ Trần Hưng Đạo; truyện về tín ngưỡng thờ Liễu Hạnh ở Phố Cát và bản dập, phiên âm, dịch nghĩa Chư vị văn chầu.
Cuốn sách bao gồm phần nghiên cứu, phân tích, mô tả hoạt động hầu đồng, điện thờ, trang phục của các thanh đồng Việt Nam những năm 1940-50. Tác giả miêu tả hiện tượng lên đồng bằng con mắt quan sát khách quan, không định kiến dưới góc nhìn khảo cứu một cách nghiêm túc theo quan điểm nhân học phương Tây hiện đại.
Công trình Điện thần và nghi thức Hầu đồng Việt Namđược bản in bằng tiếng Pháp năm 1959 và hơn 60 năm sau mới được chuyển ngữ xuất bản bằng tiếng Việt. Marcus Durand (con trai của tác giả Maurice Durand) đã xúc động kể: “Với tôi, mỗi lần đến EFEO tại Việt Nam như là trở về nhà. Bởi lúc 10 tuổi ông đã được theo cha tung tăng khắp nơi, từ phòng thí nghiệm, đến tàng thư, ra sân vườn. Đến giờ ông vẫn không quên mùi giấy đặc trưng từ những cuốn sách trong thư viện".
Trong lời chia sẻ ở bản in tiếng Pháp, tác giả Maurice Durand bày tỏ: “Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, đặc biệt là các ông Trần Hàm Tấn, Đặng Xuân Khanh, Nguyễn Hữu Thọ, Jean Manikus thuộc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp ở Hà Nội. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến những người phụ nữ Việt Nam đã luôn ân cần tiếp đón tôi mỗi buổi hầu đồng với sự kiên nhẫn và lòng tốt tuyệt vời. Không có họ, mắt tôi có lẽ đã không được chứng kiến, tai tôi có lẽ đã không được nghe những sự kiện thực tế này và có lẽ tôi cũng đã chỉ thu nạp được những kiến thức thuần túy sách vở về hiện tượng lên đồng, một trong những tín ngưỡng thú vị nhất của Việt Nam”.
Năm 2016, khi tín ngưỡng này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam mới thật sự được tôn vinh và được biết đến rộng rãi hơn trên thế giới.
Trước đó, Giải B Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2019 cũng đã trao cho Tranh dân gian Việt Nam sưu tầm và nghiên cứucủa Maurice Durand và đội ngũ thực hiện do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) tại TP.HCM cùng phối hợp thực hiện.
Thánh Mẫu linh tiêmgiải thích việc trong dân gian lưu truyền câu thành ngữ “Vào chốn miếu đường làm hai việc: thắp hương và cầu tiêm hỏi sự tình”. Vì thế, linh tiêm được giải nghĩa là chiếc thẻ tre, tiếng Việt gọi là “thẻ” hoặc “xăm”. Trong mấy trăm loại hình chiêm bốc, bói toán, ảnh hưởng lớn nhất phải kể đến là “đoán linh tiêm” (rút quẻ, rút xăm), “chiêm tiêm” (đoán xăm), “thần tiêm”, “thánh tiêm”… Trên cơ sở này, nhóm dịch Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam triển khai dịch nghĩa, lên khuôn, chụp hình cuốn sách gỗ và lưu bản dập của EFEO vào phần phụ lục.
Nội dung chính của hai bộ linh tiêm này phân làm 12 mục tương tự nhau: Tổng đoán (đoán chung), Tự thân (bản thân), Gia trạch (nhà cửa, đất đai), Phong thủy (đất cát, mồ mả), Cầu mưu (dự định), Hôn nhân (cưới hỏi), Lục giáp (sinh đẻ), Xuất hành, Hành nhân (người đi xa), Thất vật (mất của), Quan sự (việc quan, việc kiện tụng), Bệnh hoạn (đau ốm).
Quá trình xuất hiện, sử dụng linh tiêm trong tín ngưỡng dân gian cho thấy một quá trình dài đi từ thiêng liêng đến phàm tục. Hiện nay ở nhiều đền, phủ vẫn lưu hành các thẻ xăm có nội dung khác nhau, có bộ khá mới, được soạn theo hướng thích nghi với hoạt động và nhu cầu của con người trong xã hội hiện đại. Tục xin thẻ ngày nay gắn liền với các nhu cầu thực tế như tiền tài, danh vọng, con cái, nhân duyên…
Dịch giả Nguyễn Thị Hiệp chia sẻ: "Hiện nay, một số tư liệu mộc bản đang được tôn vinh như là những di sản văn hóa vừa mang tính vật thể vừa mang tính phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh các di sản chính thống Việt Nam ta có được từ mộc bản triều Nguyễn, mộc bản lưu giữ ở chùa Vĩnh Nghiêm hay dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh... thì mộc bản linh tiêm cho thấy có một sự song hành giữa chính sử và dân gian, giữa lịch sử và huyền thoại".
Bộ sách không chỉ cung cấp thông tin quý dành cho giới nghiên cứu về cách thức, nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu mà còn cho những độc giả bình thường, những tín đồ đạo Mẫu trong cả nước.
Tình Lê
Giải B Sách quốc gia: Hồ Chí Minh - nhà ngoại giao thiên tài
Cuốn sách 'Hồ Chí Minh – Biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới' giúp độc giả hiểu hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phương diện là nhà hoạt động quốc tế, nhà ngoại giao thiên tài.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
- ·3 cô gái trẻ yêu chung một người, lên kế hoạch trả thù bạn trai và cái kết
- ·Quảng Trị sẽ hoàn thành giao đất cho các doanh nghiệp vào tháng 7
- ·Phó Giám đốc Sở Tài chính làm Chánh Văn phòng UBND Hà Nội
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Phụ nữ lớn tuổi có con bị nói 'vô trách nhiệm', đàn ông thì không
- ·Thứ trưởng Bộ Tài chính tiếp Giám đốc chương trình Quỹ Temasek
- ·Đòi thêm tiền sính lễ, cô dâu sốc với hành động của chú rể
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Nên có cơ chế buộc chủ DN lo nhà ở cho công nhân?
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Lập 8 đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch Zika
- ·Ưu tiên cải tạo phục hồi môi trường ô nhiễm mức độ rủi ro cao
- ·Chuyện tình vượt sóng gió và chiếc váy cưới tự may của 9X Quảng Ngãi
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Du lịch Tây Bắc: Cách nào để khắc phục cách làm theo thời vụ?
- ·Cách nấu chè bà ba Nam Bộ thơm ngon, chuẩn vị
- ·Chính thức công bố quy chế thi THPT 2016
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Đại đức Thích Nhuận Đức bị cấm thuyết giảng vô thời hạn