【tỷ số trận empoli】Đồng USD có thể mất giá nhưng sẽ vẫn là công cụ dự trữ toàn cầu
Tuy nhiên, các nhà chiến lược nhận định đà phục hồi kinh tế của Mỹ chưa chắn chắn, do phản ứng yếu trước đại dịch. Đồng USD cũng chịu tác động từ việc thâm hụt ngân sách của nước này tăng vọt và khả năng lãi suất thấp sẽ tiếp tục được duy trì.
Trong tuần trước, chỉ số USD đã giảm xuống 92,477, mức thấp nhất trong 27 tháng qua, từ mức 102 hồi tháng 3. Chỉ số này dao động trong khoảng 92 - 93 trong tuần qua. Trong phiên 24/8, chỉ số USD là 93,15.
Nhà phân tích Patrik Schowitz, thuộc JPMorgan Asset Management, cho rằng thành tích của kinh tế Mỹ so với Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và Nhật Bản có thể đã không còn được đảm bảo, ít nhất là trong năm năm tới, do Mỹ phản ứng yếu hơn trước dịch COVID-19.
Thêm vào đó, quỹ cứu trợ trị giá 750 tỷ euro (882 tỷ USD) của Liên minh châu Âu đang giúp các nhà đầu tư có niềm tin hơn vào đồng euro.
Nhà chiến lược về nhiều loại tài sản trên toàn cầu này cũng cho rằng lợi thế từ lãi suất thấp đã khiến đồng USD kém hấp dẫn và các nhà đầu tư cân nhắc các khoản tiền gửi bằng các đồng tiền khác. Những yếu tố này sẽ không nhanh chóng thay đổi và đồng bạc xanh có thể sẽ giảm mạnh hơn.
Viện đầu tư BlackRock cũng nhận định đồng USD sẽ vẫn yếu trong tương lai gần, khi các yếu tố khiến đồng tiền này xuống giá gần đây tiếp tục gây tác động.
Các nhà chiến lược tại BlackRock cho rằng triển vọng đồng USD có giữ được vị thế là đồng tiền an toàn hay không là một lo ngại khác. Viện này đang cân nhắc các yếu tố như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Dù vậy, các nhà phân tích nhận xét những lo ngại gần đây rằng đồng bạc xanh sẽ mất vị thế là đồng tiền dự trữ của toàn cầu đã bị thổi phồng. Đồng USD đang xuống giá thậm chí còn yếu hơn nữa, nhưng vị trí là đồng tiền dự trữ toàn cầu của đồng bạc xanh sẽ không thể bị mất.
Nhà kinh tế Jonas Goltermann của hãng nghiên cứu Capital Economics cho rằng, viêc nói đến sự thất thế của đồng USD là quá thổi phồng. Theo ông Goltermann, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại tệ của toàn cầu đã suy giảm trong vài năm qua.
Số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế cho thấy, tỷ trọng này giảm từ 64,7% trong quý I/2017 xuống khoảng 62% trong quý I/2020. Trong quý I/2019, con số này ở mức thấp là 60,9%.
Ông Goltermann cho rằng chỉ số USD giảm từ tháng 3 còn là do những nguyên nhân khác, không chỉ do tỷ trọng của đồng tiền này giảm, như lãi suất thấp và những nỗ lực của châu Âu nhằm kích thích nền kinh tế khu vực, điều đã khiến lượng lớn đầu tư được chuyển sang đồng euro. Từ tháng Sáu, đồng USD giảm khoảng 6,6% so với đồng euro.
Ông Goltermann nói thêm cuộc khủng hoảng COVID-19 đã củng cố vai trò là đồng tiền chủ chốt toàn cầu của đồng USD. Ông lưu ý rằng đồng bạc xanh tăng mạnh khi nhu cầu đối với tài sản an toàn gia tăng vào tháng 3, khi dịch bùng phát tại Mỹ, châu Âu và những nơi khác.
Theo TTXVN
(责任编辑:La liga)
- ·Hướng dẫn về chữ ký trong Hiệp định EVFTA
- ·CH Czech và Đông Âu bị chia rẽ bởi Huawei
- ·Sẽ có doanh nghiệp chuyên về nhà cho thuê
- ·Cáp treo lên Phanxipăng: Giật mình hay bình tĩnh?
- ·Khách du lịch tấp nập, sân bay Nội Bài ra khuyến cáo
- ·Mỹ kiên quyết chấm dứt 6 tháng miễn trừ trừng phạt nhập dầu của Iran
- ·Triều Tiên đưa ra điều kiện để có cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 với Mỹ
- ·Viglacera lên tiếng vụ khách hàng tố lật kèo
- ·Ngày 2/9: Đường sắt trên cao Cát Linh
- ·Nếm trái đắng khi ồ ạt 'Nam tiến'
- ·8 máy bay được trang bị để chuẩn bị ứng phó siêu bão Mangkhut
- ·Cuộc chiến trên thị trường căn hộ Hà Nội
- ·Người 'khỏa thân giữ đất' chính thức lên tiếng
- ·Chiến thuật mới của Triều Tiên
- ·Bất ngờ: ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2019 và 2020
- ·Những ám ảnh rợn người trên công trường
- ·Khủng hoảng Venezuela rối như tơ vò: Mỹ lo ngại phiến quân trỗi dậy
- ·Kết luận của Thanh tra Chính phủ về 9 dự án tại phường Dương Nội
- ·Đảng bộ Petrovietnam
- ·Vì sao Triều Tiên không mạo hiểm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ?