【đội hình villarreal gặp real sociedad】Tổng Bí thư: Quy hoạch thế nào mà không có trường, học sinh không có lớp?
Đề cập đến việc quy hoạch trường lớp,ổngBíthưQuyhoạchthếnàomàkhôngcótrườnghọcsinhkhôngcólớđội hình villarreal gặp real sociedad Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, có trò, có thầy thì phải có trường lớp, không để xảy ra tình trạng học sinh không có lớp để học.
Trong phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo, sáng 9/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, giáo dục giữ vị trí chiến lược trong công tác cán bộ, và thầy cô giáo chính là nhân tố cốt lõi của quá trình giáo dục. Muốn giáo dục phát triển bền vững, trước hết phải quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.
Theo Tổng Bí thư, Luật Nhà giáo cần phải xác định rõ vai trò trung tâm của giáo viên trong quá trình giáo dục. Phổ cập giáo dục đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đảm bảo đủ giáo viên cho tất cả học sinh.
"Có trò thì phải có thầy, thiếu thầy thì các cháu đi học thế nào? Cái gì còn thiếu thì cần phải có chính sách giải quyết",Tổng Bí thư nói và cho rằng cần xác định vai trò quan trọng của giáo dục, đào tạo, trong đó người thầy là chủ thể chính.
Cùng đó, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh đến vai trò của học sinh. Luật Nhà giáo cần làm rõ, giải quyết được tương quan giữa thầy và trò, bởi "nếu không có trò thì sẽ không có thầy".
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh đến việc giải quyết chính sách ngày càng tiến bộ hơn. Ví dụ như khi giải quyết chính sách phổ cập giáo dục, đã phổ cập rồi thì phải tiến dần lên nữa, "Nhà nước phải nuôi các cháu ăn học, bỏ học phí".
Nhắc lại việc phải giải quyết tốt mối quan hệ tương quan thầy - trò, Tổng Bí thư đặt vấn đề ở mỗi phường, xã hay mỗi huyện, hàng năm có bao nhiêu cháu trong độ tuổi đến trường đều được cập nhật trên hệ thống dữ liệu dân cư. Như vậy tức là có trò rồi, phải chủ động có thầy, vì "thiếu thầy các cháu đi học thế nào?".
Tổng Bí thư cũng đề cập đến vấn đề quy hoạch trường lớp ở một số nơi hiện nay. "Có trò, có thầy thì phải có trường lớp. Quy hoạch, quản lý thế nào mà lại không có trường, học sinh không có lớp để học",Tổng Bí thư yêu cầu khắc phục vấn đề này.
Cùng với đó, việc thiếu giáo viên, không có biên chế là câu chuyện đang rất thời sự và các chính sách phải bao quát được thực tế này.
Tiếp tục góp ý cho dự Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư cho rằng, việc nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên là yêu cầu cấp thiết. Dự luật cần xác định "người thầy là nhà khoa học" - giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn phải là những nhà nghiên cứu.
"Việc học tập, nghiên cứu không thể đứng lại bởi khoa học và tri thức không dừng lại. Nhà giáo phải mang được những tâm thế đó, phải có chuyên môn rất sâu về lĩnh vực của mình",ông nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập quốc tế, việc nâng cao năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho giáo viên là vô cùng cấp thiết. Chủ trương của Đảng, Nhà nước là nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Vì vậy, dự luật cần quy định về trình độ ngoại ngữ tối thiểu mà giáo viên phải đạt được để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
"Thầy không có tiếng Anh thì dạy trò thế nào? Thầy Toán cũng phải có tiếng Anh để dạy toán bằng tiếng Anh, thầy Văn cũng phải có tiếng Anh để tiếp cận, hội nhập",Tổng Bí thư nêu quan điểm.
Về chính sách học tập suốt đời, Tổng Bí thư cho hay, nếu quy định thầy đến tuổi nghỉ hưu không được giảng dạy nữa sẽ rất khó khăn, không huy động được nguồn lực. Bởi một giáo sư trong ngành giáo dục, dù lớn tuổi nhưng càng có uy tín và nhiều kinh nghiệm, cần khuyến khích tham gia công tác giáo dục, giảng dạy.
"Có những cô giáo dành cả tuổi thanh xuân dạy học ở vùng cao không thể xây dựng gia đình và nhà công vụ, nơi ăn ở sinh hoạt cũng không có",Tổng Bí thư nói, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu chính sách thật đặc thù để khuyến khích, động viên thầy cô, người giỏi đến vùng cao công tác.
Đặc biệt, với nhà giáo ở những môi trường đặc thù như trại giam, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, theo Tổng Bí thư, phải có chính sách cụ thể.
Tổng Bí thư kỳ vọng, khi Luật Nhà giáo ra đời phải thực sự tạo điều kiện cho những người làm giáo dục. "Luật ra đời phải được người thầy đón nhận, phấn khởi, thực sự là tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy. Chứ không để Luật ra đời thầy lại thấy khó khăn hơn",Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Sáng nay, Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Luật được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; có chính sách đặc thù, đột phá để hỗ trợ, thu hút nhân tài vào ngành Giáo dục, giúp người có tâm huyết đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Chính phủ đề xuất Quốc hội giao quyền chủ động tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển và quản lý tổng biên chế đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của từng địa phương và từng cấp học.
Hiện nay, ba luật chính tác động trực tiếp đến hoạt động của nhà giáo là Luật Viên chức, Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động. Trong đó, Luật Viên chức quy định những vấn đề chung về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức. Luật Giáo dục quy định toàn diện các vấn đề về hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có nhà giáo, có tính chất của luật khung nên các quy định về nhà giáo chưa đầy đủ và toàn diện, nhất là về phương diện tuyển dụng, sử dụng, quản lý.
Hà Cường(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Long An: Tập trung khai thác tiềm năng trong xây dựng nông thôn mới
- ·Họa sĩ Nguyễn Hùng, người thầm lặng tìm lối đi riêng
- ·Cổ phiếu chứng khoán tăng trần hàng loạt, VN
- ·12 đơn vị tranh tài liên hoan “Đưa thông tin về cơ sở”
- ·Giá vàng hôm nay 28/11: Vàng nhẫn quay đầu giảm nhẹ
- ·Đón tin xấu, thị trường bốc hơi 15 điểm
- ·9 quốc gia tham gia Liên hoan Múa quốc tế 2024 tại Huế
- ·Huỷ bỏ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba đối với Công ty Việt Á
- ·Giá vàng hôm nay 02/10: Đột ngột tăng trở lại khi lực mua xuất hiện
- ·Khai màn giải đấu CS:GO IEM RIO Major 2022
- ·Đà Nẵng xử phạt 9 nhà thuốc vi phạm trong hoạt động kinh doanh
- ·Lễ hội áo dài “Linh phụng”: Tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa Huế
- ·Người được ủy quyền công bố thông tin của HSL bị phạt
- ·Đề nghị 5 Bộ phối hợp kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu
- ·Hơn 3.500 hộ nông dân tham gia mô hình Cánh đồng lớn
- ·Ra mắt trải nghiệm Đầu hồ bằng công nghệ VR dành cho du khách tham quan Đại Nội
- ·Khánh thành tượng đài Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu
- ·Viettel thu về hơn 208 tỷ đồng từ bán đấu giá CTR
- ·Thủ tướng: Thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển an toàn, minh bạch
- ·VIC tăng dựng đứng trong ngày các quỹ ETF nội tái cơ cấu danh mục