【lịch bóng đá trong nước】Những sĩ quan cấp tướng, tá nào đã tiếp tay cho buôn lậu xăng dầu?
Gian nan phòng chống buôn lậu xăng dầu trên biển |
Trước cám dỗ của đồng tiền,ữngsĩquancấptướngtánàođãtiếptaychobuônlậuxăngdầlịch bóng đá trong nước một số sĩ quan cao cấp của lực lượng Cảnh sát biển, trong đó có hai vị tướng đã nhận hối lộ, bảo kê cho chủ doanh nghiệp nhập lậu hơn 198 triệu lít xăng từ Singapore về Việt Nam tiêu thụ.
Tòa án quân sự Quân khu 7 đã có kế hoạch xét xử 14 bị cáo trong vụ án “Buôn lậu”, “nhận hối lộ”, “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” và “không tố giác tội phạm” liên quan nhiều sĩ quan Cảnh sát Biển. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong các ngày 12 đến 14/7/2022, tại trụ sở Tòa án Quân sự Thủ đô.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, đầu năm 2019, tàu Glory của bị cáo Phan Thanh Hữu (sinh năm 1957, Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) bị lực lượng Vùng Cảnh sát biển 3 bắt giữ vì vận chuyển lậu 1,7 triệu lít dầu DO. Sau đó, Hữu đã nhờ Đào Ngọc Viễn (sinh năm 1968, Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng) tìm các mối quan hệ để giúp Hữu không bị xử lý hình sự.
Ông Lê Văn Minh (Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 4, bìa phải) và ông Lê Xuân Thanh (Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3) |
Cáo trạng cho rằng, do có quan hệ từ trước với Đại tá Phùng Danh Thoại (khi đó là Trưởng Phòng xăng dầu, Cục Hậu cần thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển) nên ông Viễn đã trực tiếp dẫn Phan Thanh Hữu đến gặp mặt, nhờ ông Thoại xử lý vụ việc tàu Glory nhưng ông Thoại từ chối. Sau khi biết nhau, ông Viễn nhiều lần rủ ông Thoại tham gia góp vốn để kinh doanh xăng dầu cùng ông ta và Phan Thanh Hữu. Ông Viễn đề nghị ông Thoại góp 5 tỷ đồng để làm vốn mua hàng, lợi nhuận được chia hứa hẹn đến vài tỷ đồng/năm.
Cáo trạng nêu, vì lợi nhuận rất lớn thu được từ hoạt động buôn lậu xăng dầu, ông Thoại không làm chủ được bản thân nên đã đồng ý góp vốn với Viễn và Hữu để tổ chức buôn lậu xăng từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ.
Viện kiểm sát xác định, từ tháng 5/2019 - 7/2019, ông Thoại chuyển cho ông Viễn và một bị cáo khác trong vụ án là Phạm Hùng Cường (ở Hải Phòng) số tiền 5 tỷ đồng để góp vốn với Phan Thanh Hữu mua xăng lậu từ Singapore vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Tổng số vốn hùn hạp của nhóm này là 53,4 tỷ đồng. Theo thỏa thuận, lợi nhuận thu được từ việc buôn bán xăng giả, Phan Thanh Hữu sẽ hưởng 40%, nhóm của ông Thoại, Viễn và Cường hưởng 60%.
Cơ quan truy tố xác định, khi vụ án bị phát giác, nhóm đối tượng nêu trên đã buôn lậu hơn 198,7 triệu lít xăng RON 95-III, trong đó đã tiêu thụ 196,2 triệu lít, còn hơn 2,5 triệu lít chưa kịp tiêu thụ thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ. Kết luận định giá tài sản của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai xác định tổng trị giá 198,7 triệu lít xăng RON 95-III là hơn 2.794 tỷ đồng.
Với hành vi buôn lậu với số lượng xăng lậu nêu trên, Phan Thanh Hữu hưởng lợi số tiền 105 tỷ đồng; nhóm ông Thoại, Viễn và Cường hưởng lợi hơn 157 tỷ đồng. Trong đó, cá nhân ông Phùng Danh Thoại được 17 lần chia lợi nhuận với tổng số tiền 18,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, tháng 2/2020, ông Thoại còn yêu cầu ông Viễn và Hữu chuyển cho 4 tỷ đồng để ông ta thanh toán tiền mua ô tô Volvo XC90. Như vậy, tổng số tiền Phùng Danh Thoại hưởng lợi do nhóm buôn lậu chia là 22,3 tỷ đồng. Quá trình điều tra, ông Phùng Danh Thoại đã nhận thức được sai phạm của mình, chủ động nộp 16,3 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Theo Viện kiểm sát, để thực hiện được việc buôn lậu xăng với số lượng lớn, trong thời gian dài mà không bị kiểm tra bắt giữ, Phan Thanh Hữu cùng nhóm đồng phạm còn thống nhất chi hối lộ hàng tháng cho các cá nhân thuộc lực lượng Hải quan, Cảnh sát Biển, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát giao thông... Toàn bộ số tiền chi hối lộ được lấy từ nguồn tiền mà các đối tượng đã thực hiện việc buôn lậu 198,7 triệu lít xăng.
Cụ thể, Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 4 - Lê Văn Minh bị cáo buộc “vì động cơ vụ lợi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn” đã trực tiếp hoặc thông qua vợ con, nhận của “trùm” buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) tổng số tiền là 6,9 tỷ đồng. Phan Thanh Hữu đưa tiền cho ông Lê Văn Minh để được "tạo điều kiện giúp đỡ, bảo kê" cho hoạt động vận chuyển, buôn lậu xăng trên biển vào nội địa mà không bị bắt giữ, xử lý.
Vẫn theo cơ quan tố tụng, đến nay, tổng số tiền thu được trong quá trình bắt giữ, khám xét và các bị cáo nộp khắc phục hậu quả là hơn 34 tỷ đồng. Lê Văn Minh và người đồng cấp là bị cáo Lê Xuân Thanh (Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3) là 2 trong 7 người đã khắc phục xong toàn bộ thiệt hại.
Được biết, cùng vụ án buôn lậu xăng dầu do Phan Thanh Hữu, Nguyễn Hữu Tứ, Đào Ngọc Viễn (Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng) cầm đầu, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai còn ban hành cáo trạng truy tố 74 bị can liên quan, trong đó bị can Ngô Văn Thụy (Đội trưởng Đội 3, Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng Cục Hải quan) bị truy tố về tội “nhận hối lộ”.
Trong vụ án này có 14 bị cáo bị Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương truy tố. Bị cáo Phùng Danh Thoại (đại tá, cựu Trưởng Phòng xăng dầu, Cục Hậu cần thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển) bị truy tố về tội “Buôn lậu”. Bị can Nguyễn Thế Anh (đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang) bị truy tố tội “Nhận hối lộ” và “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”. Các bị cáo bị truy tố về tội nhận hối lộ gồm: Lê Văn Minh (Thiếu tướng, cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát Biển 4), Lê Xuân Thanh (Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3), Lưu Thế Đức (thiếu tá, cựu Phó đoàn trưởng Trinh sát 2 Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển), Phạm Văn Trên (đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Trà Vinh), Nguyễn Văn Hùng (thượng tá, cựu Đồn trưởng Biên phòng cảng Trường Long Hòa, tỉnh Trà Vinh), Nguyễn Thanh Lâm (trung tá, cựu Hải đội trưởng 2 thuộc Biên phòng tỉnh Sóc Trăng), Lê Văn Phương (thượng tá, cựu Phó phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Trà Vinh) và nhóm các bị cáo thuộc các đơn vị dân sự là Sơn Hoàng Ngự, Phan Thị Xuân, Nguyễn Văn An và Phạm Hồ Hải. Riêng bị cáo Cao Phước Hoài (sinh năm 1996, quê Bình Định, là lao động tự do) bị truy tố về tội “Không tố giác tội phạm”. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Các hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP
- ·Trung Quốc phát triển pin lithium
- ·Tiềm năng lớn của loại năng lượng tái tạo làm từ đá
- ·TP.HCM sẽ hỗ trợ thu mua xe cũ, chuyển sang xe dùng nhiên liệu sạch
- ·Chuẩn bị làm đám cưới, bạn trai bỗng dưng có vợ
- ·Lầu Năm Góc sẽ lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà
- ·Google ký hợp đồng mua bán điện gió ngoài khơi lớn nhất từ trước tới nay
- ·Tua bin gió bằng gỗ cao nhất thế giới đi vào hoạt động
- ·Mùa xuân của biển
- ·Khách hàng được áp dụng 2 ưu đãi để mua xe điện VinFast
- ·Haaland thi đấu vô duyên, Man City nối dài cuộc khủng hoảng
- ·Thuyền lưỡng cư chạy điện di chuyển cả đường bộ và đường thủy
- ·Dự đoán sự bùng nổ của kỷ nguyên năng lượng sạch
- ·Ethiopia sẽ trở thành quốc gia đầu tiên cấm ô tô động cơ đốt trong
- ·Sốc khi thấy bao cao su trong ví của chồng
- ·Một số rác thải nhựa cần 1.000 năm để phân huỷ
- ·Anh sẽ xây dựng nhà máy phát điện thủy triều lớn nhất thế giới
- ·Vì sao không nên bỏ pin vào thùng rác?
- ·Giá vàng hôm nay 08/8/2024: Bất ngờ vàng miếng SJC giảm nửa triệu đồng
- ·Trạm tiếp nhiên liệu thuyền hydro đầu tiên trên thế giới