【xep hang đuc】Đòn Dong hôm nay
(CMO) Đòn Dong, ấp nhỏ nằm cuối tuyến Kinh Tư (xã Khánh Lộc) giờ không còn luỵ đò. Giao thông đường bộ phát triển đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây.
Ông Khổng Văn Tiến, Bí thư Chi bộ ấp Đòn Dong, thông tin: Toàn ấp hiện có 205 hộ dân, trong đó có 9 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo. Nguyên nhân sâu xa của cái nghèo là do gia đình đông con, ít đất đai, nên khi con cái lập gia đình ra riêng thì không đất sản xuất. Mặc dù vậy, ý chí tự lực của những hộ không đất sản xuất cũng rất cao. Một số tranh thủ làm thuê tại địa phương, hoặc đi lao động ngoài tỉnh. Còn phần lớn bà con tận dụng tối đa khoảng trống đồng ruộng để làm rẫy kết hợp chăn nuôi. Vì vậy, trong năm 2016 ấp đã giảm được 7 hộ nghèo, phấn đấu trong năm 2017 tiếp tục kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1%.
Một thời Căn cứ Huyện uỷ
Gia đình bà Trần Thị Ty có công chăm sóc và che chở Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trong những năm 1955-1958, khoảng thời gian mà ông đã soạn thảo bản “Đề cương cách mạng miền Nam” tiền thân của Nghị quyết 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II). Hiện tại phía sau vườn nhà bà Ty vẫn còn dấu tích hầm trú ngụ của Cố Tổng Bí thư.
Đường về ấp Đòn Dong. |
Ông Phạm Văn Thống (con trai bà Ty) kể: "Lúc đó chỉ biết ông là lãnh đạo cao cấp của cách mạng chớ đâu biết tên tuổi thật của ông. Ban ngày thì ông ở ngoài hầm, tối đến ông vào nghỉ ở phòng “đặc biệt” trong nhà. Tuy đã được bảo vệ cẩn mật, nhưng ông ấy luôn cảnh giác và cơ động chỗ trú ẩn, khi thì ở nhà bà Ty, khi thì chuyển đến nhà bà Bảy Tốt (ấp Vườn Tre)…". Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, bà Ty được mời ra Hà Nội gặp mặt thì mới biết người mình từng nuôi chứa là Tổng Bí thư.
“Thời đó, nơi đây toàn là rừng, bà con chặt cây làm hàng rào bao quanh. Địa thế hiểm trở mà người lạ thì khó xâm nhập (vào là dân phát hiện ngay) nên không chỉ là nơi nuôi chứa nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao mà Đòn Dong còn là khu căn cứ Huyện uỷ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Dẫu rằng, phải thường xuyên đối đầu với mưa bom lửa đạn, chịu nhiều đau thương mất mát nhưng Nhân dân Đòn Dong vẫn nung nấu ý chí cách mạng, một lòng theo Đảng. Bản thân tôi cũng từng có 3 năm tham gia hoạt động trên Đoàn tàu không số, từ năm 1972-1975”, ông Thống cho biết.
Đoàn kết xây dựng quê hương
“Cuộc sống thời bình có những giai đoạn hết sức khó khăn, nhưng người dân Đòn Dong vẫn luôn nêu cao tinh thần cách mạng, giáo dục thế hệ trẻ phát huy truyền thống gia đình, phấn đấu trong lao động cũng như học tập. Nhiều con em quê hương Đòn Dong đã trở thành lãnh đạo tỉnh, hoặc làm ăn thành đạt, đó là điều đáng trân trọng”, ông Thống tự hào.
Ông Khổng Văn Tiến cho biết, trước đây bà con chủ yếu làm ruộng theo truyền thống. Năm 2008 trên địa bàn ấp phát triển lộ giao thông, điều kiện đi lại, giao thương, học tập kinh nghiệm của người dân thuận tiện hơn. Từ đó, làm ruộng có áp dụng khoa học - kỹ thuật, phát triển mô hình làm rẫy kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn trái... đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, vươn lên.
Đổi mới quê hương Đòn Dong phải kể đến vai trò tiên phong của các hội viên cựu chiến binh, hội phụ nữ trong công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân và gương mẫu trong sản xuất, phát huy tinh thần “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm. Năm 2016, tỷ lệ gia đình văn hoá ở ấp đạt trên 82%.
“Năm nay, ảnh hưởng thời tiết thất thường cùng với việc người dân thử nghiệm trồng giống lúa mới (Đài Thơm 8) bị nhiễm nhiều thứ bệnh nên thu hoạch năng suất thấp. Nhưng, rau màu (dưa leo, rau cải, bầu, bí…) lại trúng mùa và được giá, bù qua sớt lại thì kinh tế hộ gia đình vẫn được đảm bảo để thực hiện đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 1% mà ấp đề ra trong năm”, ông Tiến cho hay.
Theo ông Phan Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Khánh Lộc, thời gian tới, địa phương chú trọng phát triển hơn nữa vùng căn cứ cách mạng Đòn Dong, Đảng bộ chỉ đạo Mặt trận, các ngành, đoàn thể kết hợp với chi bộ ấp tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân, đồng thời phân công cán bộ đảng viên ở xã về phụ trách địa bàn. Mặt khác, chính quyền xã tranh thủ các nguồn vốn để hỗ trợ hộ nghèo đầu tư sản xuất, rà soát, giải quyết chính sách đối với hộ nghèo neo đơn, phổ biến nhân rộng các mô hình sản xuất kết hợp./.
Mỹ Pha
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trạm bơm oxy miễn phí cho bệnh nhân covid
- ·Nhóm DTAP: "Chúng tôi tự hào khi cùng Phương Mỹ Chi lan tỏa văn hóa Việt"
- ·Chuyên trang quốc tế đánh giá Kỳ Duyên tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2024
- ·Bão Trà Mi tàn phá Philippines, ít nhất 26 người chết
- ·99% doanh nghiệp tham gia dịch vụ khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử
- ·Bí quyết giúp không gian đậm tính nghệ thuật từ kiến trúc sư Hàn Quốc
- ·Huyme bất ngờ cầu hôn hot girl Hàn Hằng ở trời Tây
- ·Hà Nội phê duyệt quy hoạch nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An
- ·Phòng thủ chặt COVID
- ·Vì sao tài tử một thời Thương Tín phải chống gậy tìm việc giữa TPHCM?
- ·Lễ chuyển giao công nghệ nha khoa kỹ thuật số Shining 3D Aoralscan 3 tại Nha khoa An Phước
- ·Lưu Hương Giang, Phương Vy khoe vũ đạo cuốn hút sau "Đạp gió"
- ·Đề xuất đánh thuế mua bán nhà đất theo thời gian nắm giữ
- ·Mẫu quần siêu ngắn giúp phái đẹp khoe đôi chân gợi cảm
- ·Ra mắt dịch vụ niềng răng trong suốt 5S tại Nha khoa An Phước
- ·Thanh Thảo kể sự cố của chồng Việt kiều trong dịp kỷ niệm 8 năm nên duyên
- ·Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ
- ·Đấu giá đất huyện Hoài Đức: Giá trúng cao nhất 15 tỷ đồng/lô
- ·Cần siết chặt, xử lý nghiêm doanh nghiệp kinh doanh TPCN ‘bỏ của chạy lấy người’ khi bị ‘sờ gáy’
- ·"Trí tuệ cảm xúc trong kinh doanh"