【ty le keo.】Tuổi xế chiều của nghệ sĩ Văn Toản: Bị điếc hơn 10 năm và sống lạc quan với 'nghề mới'
Nghệ sĩ Văn Toản: Đa tài nhưng khiêm nhường
Nghệ sĩ Văn Toản là một trong những diễn viên gạo cội của làng phim Việt. Xuất thân trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật nhưng ông đã sớm bén duyên với nghiệp diễn từ những thập niên 60 của thế kỉ trước.
Lúc trẻ,ổixếchiềucủanghệsĩVănToảnBịđiếchơnnămvàsốnglạcquanvớinghềmớty le keo. ông từng đắn đo với rất nhiều lựa chọn như đi hát cải lương, đi bộ đội, làm công nhân... thậm chí là trở thành cầu thủ cho đội tuyển Thể Công. Thế nhưng, sau đó, ông Văn Toản quyết định thi vào trường Kịch và trở thành một trong những sinh viên khóa Kịch đầu tiên của nền văn nghệ nước nhà.
Sau khi tốt nghiệp trường Kịch, nghệ sĩ Văn Toản về công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam, cho tới năm 2000 thì về hưu. Sau khi về hưu, ông tiếp tục hoạt động nghệ thuật thông qua các phong trào quần chúng và cũng thường xuyên được mời tham gia các tiểu phẩm hài, cũng như các bộ phim truyền hình.
Tuổi xế chiều của "kẻ phản bội" Ba Cẩn phim "Biệt động Sài Gòn": Vui thú điền viên bên con cháu
Công chúng yêu sân khấu và điện ảnh đều biết nghệ sĩ Văn Toản với các vai diễn trong các vở Erostat, Quê hương Việt Nam, Đàn chim xây giếng giữa trời và mới đây nhất là vai ông bố trong phim Chàng rể họ Lê. Là diễn viên Nhà hát kịch Việt Nam từ những năm 1970, Văn Toản thường không đóng những vai lớn, nhưng những vai mà ông đảm nhiệm luôn có sự sáng tạo, tìm tòi và để lại nhiều ấn tượng trong lòng công chúng.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nghệ sĩ Văn Toản còn có khả năng sáng tác nhạc. Nếu có trong tay tập ca khúc do Văn Toản sáng tác bạn sẽ hết sức ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên không phải chỉ ở việc một diễn viên không được đào tạo về âm nhạc lại có thể viết nên những nốt nhạc chất chứa nỗi đau, chất chứa thương yêu như vậy.
Văn Toản viết nhiều về sự hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ công an và những nỗi đau từ ma túy mà ông chứng kiến. Những ca khúc của Văn Toản không cầu kỳ, không gò bó, không mượt mà nhưng nó tự nhiên như chính cuộc sống.
Tuổi xế chiều của ni cô Huyền Trang "Biệt động Sài Gòn": Vẫn trẻ đẹp, lạc quan để đón nhận tin vui
Tuổi xế chiều của một nữ nghệ sĩ mang quân hàm thiếu tá: U70 không có chỗ dung thân, bệnh tật hành hạ
Đời thực một nữ nghệ sĩ gốc Hà Nội tuổi xế chiều: "Bữa đói, bữa no", thuê nhà sống lay lắt cùng con trai U60
Tuy nhiều tài lẻ, có cống hiến cho nền nghệ thuật nhưng từ lúc nghỉ hưu và bị điếc, nghệ sĩ Văn Toản không còn tiếc nuối. Chia sẻ với Gia đình&Xã hội, nghệ sĩ Văn Toản trải lòng: "Tôi bị điếc đã khoảng 7 năm nay. Ban đầu chỉ thấy ù ù ồn ào trong tai, tôi cũng tự day bấm nhưng không khỏi. Cho đến một ngày tai không còn nghe thấy tiếng động nào nữa, im lặng hoàn toàn thì tuổi già đến thật rồi! Tôi cũng xác định trước đến tuổi già sẽ có những tật bệnh sinh ra nên không sốc, không buồn. Cứ thế đón nhận thôi. Cũng chính vì bị điếc mà tôi từ chối đóng phim vì làm phim sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân gặp khó khăn và còn ảnh hưởng cả đoàn phim.
Hơn nữa với tôi, đến thời điểm này gần như không còn thiết tha với ống kính, với truyền hình, với vai diễn. Hết sạch và tuyệt nhiên không hối tiếc hay nhớ nhung gì".
Nghệ sĩ Văn Toản: Bình yên bên gia đình và lạc quan với "nghề mới"
Nghệ sĩ Văn Toản trong cuộc sống thường ngày luôn giản dị, cởi mở và được rất được lòng bà con xóm giềng. Đối với gia đình ông là một người cha, người ông mẫu mực được con cháu yêu quý, kính trọng.
Ông sinh được ba người con, hai gái một trai. Cho đến bây giờ các con của ông đều đã trưởng thành, có gia đình riêng và sinh cho ông những đứa cháu xinh xắn. Ông vui vì các con mình không theo nghiệp cha bởi ông vẫn quan niệm rằng "nghiệp diễn khổ lắm, không biết bao giờ mới khá lên được". Sự thành đạt của con cháu cũng là niềm an ủi với người nghệ sĩ đã từng trải qua biết bao khốn khó của cuộc đời.
Ngoài niềm vui bên gia đình, tuổi xế chiều, mỗi ngày ông chìm đắm trong niềm vui "chữa bệnh giá 0 đồng". Nghệ sĩ quan tâm đến các bài thuốc dân gian từ khi còn trẻ. Thời đi diễn khắp nơi, đến đâu ông cũng tìm gặp những thầy thuốc nổi tiếng trong vùng. Ông mang tấm vé xem kịch đến nhà thầy, tặng và xin đổi lấy một phương thuốc bí truyền. Nghệ sĩ Văn Toản hứa sử dụng bài thuốc để giúp đỡ mọi người chứ không vụ lợi.
Tuổi 65 của nữ tình báo Z20 Ngọc Mai "Biệt động Sài Gòn: Tuổi hưu bình yên sau biến cố hôn nhân
Dần dần, ông tích lũy được nhiều kiến thức, mẹo chữa dân gian. Mở ngăn kéo, ông lấy tập sách Những bài thuốc dân gian kỳ diệu với những công thức đơn giản như chữa viêm xoang bằng củ hành, viêm họng bằng chanh và muối, cảm cúm với nước gừng... do chính ông sưu tầm. Cuốn sách đó được ông tặng cho nhiều người như cẩm nang chữa bệnh trong nhà. Một số căn bệnh, ông để tên, địa chỉ, số điện thoại của thầy thuốc để mọi người liên hệ trực tiếp.
Nghệ sĩ Văn Toản không nhớ mình gặp, giúp đỡ được bao người, cũng chẳng nhận tiền hay quà cảm ơn. Ông chỉ vào tin nhắn cảm ơn của một người bệnh vừa gửi đến rồi cười nói: "Niềm vui ở đây chứ đâu".
Ngoài hạnh phúc với "nghề mới", nghệ sĩ Văn Toản còn có niềm vui với kinh Phật và đọc sách. Một ngày của ông nắng cũng như mưa, mùa đông cũng như mùa hè 7 giờ dậy tắm rửa vệ sinh rồi lên tụng kinh niệm Phật, xuống ăn sáng rồi ngồi đọc sách, đến giờ là đi đón cháu đi học, chăm lo cơm nước nhà cửa giúp con cái. Hiện tại, ở tuổi ngoài 80, nghệ sĩ Văn Toản sống bình yên và không còn tiếc nuối với điện ảnh.
(Theo GĐXH)
Cuộc đời nhiều nỗi trăn trở của nghệ sĩ Văn Toản
Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng nghệ sĩ Văn Toản vẫn chưa khi nào vơi cạn niềm đam mê đối với nghiệp diễn. Mặc dù cuộc sống không dư dả gì nhưng ông vẫn luôn trăn trở với nghề, với những khó khăn bất hạnh của đồng nghiệp.
(责任编辑:World Cup)
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Mất nhiều tài sản giá trị để trong cốp xe
- ·“Sập bẫy” cho vay trực tuyến
- ·Đừng để mất hình ảnh đẹp vì những cách làm “xấu xí”
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Điều kiện xét duyệt trúng thầu gói thầu tư vấn theo quy định của Luật Đấu thầu
- ·BIDV bán đấu giá KCN Việt Hòa
- ·Hướng dẫn các chủ đầu tư lập kế hoạch đầu tư công năm 2018
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Núi việc đang chờ Chính phủ và doanh nghiệp
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Tận dụng cơ hội khai thác hiệu quả tiềm năng
- ·Núi việc đang chờ Chính phủ và doanh nghiệp
- ·Chỉ giải ngân đúng 300.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 – 2020
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Thủy điện Hòa Bình được công nhận là công trình trọng điểm an ninh quốc gia
- ·Hà Nội muốn nâng cấp QL 6 đoạn Ba La
- ·Triển khai thực hiện Luật Căn cước
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Đà Nẵng chuẩn bị khởi công Công viên phần mềm số 2