【nhận định bóng đá chính xác hôm nay】Đặc biệt lưu ý 5 điều “không được và không nên làm" khi kinh doanh tại EU
Quy định mới khi bán hàng trực tuyến vào EU | |
EU và 10 thành viên khác tạm ngừng đàm phán về tín dụng xuất khẩu | |
Chinh phục thị trường EU từ liên kết nông dân – doanh nghiệp – ngân hàng |
Việc kinh doanh tại thị trường EU cần tuân thủ chặt chẽ hệ thống pháp luật EU, trong đó bao gồm pháp luật cạnh tranh. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) không chỉ mở ra cơ hội giúp Việt Nam trở thành “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường EU.
Tuy nhiên, việc kinh doanh tại thị trường EU cần tuân thủ chặt chẽ hệ thống pháp luật EU (trong đó bao gồm pháp luật cạnh tranh). Vi phạm pháp luật cạnh tranh tại EU làm cho doanh nghiệp đối mặt với rủi ro pháp lý, cũng như các thiệt hại về tài chính để theo đuổi vụ việc nếu vụ việc bị điều tra và xét xử tại EU.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa đưa ra một loạt khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh tại thị trường EU.
Thứ nhất là xây dựng các quy tắc khi trao đổi thông tin với đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp yêu cầu nhân viên các cấp không được phép trao đổi với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp những nội dung như: Các thông tin liên quan đến việc bán hàng tại thị trường EU (hỏi đối thủ cạnh tranh có tham gia vào cuộc đấu thầu cụ thể nào đó hay không; giá của một mặt hàng nhất định, chiết khấu hoặc các nội dung khác liên quan đến giá sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh tại EU…).
Trao đổi với các đối thủ cạnh tranh về mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh tại EU (ví dụ như lượng hàng tồn kho tại thị trường EU; chi phí sản xuất; nguồn lực hoặc quy trình sản xuất sản phẩm…).
Thứ hai là luôn cảnh giác khi tham gia vào Hiệp hội thương mại. Hiệp hội thương mại là một trong những kênh thông tin giúp doanh nghiệp nắm bắt thị trường. Tuy nhiên, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thông thường ẩn nấp dưới các hoạt động của hiệp hội.
Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào các hiệp hội tại thị trường EU không được thực hiện các hành vi như: Trao đổi bất kỳ thông tin liên quan đến giá, sản lượng trong các buổi họp với hiệp hội hoặc các buổi gặp mặt giao lưu giữa các thành viên trong hiệp hội.
Tham gia vào bất kỳ các cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu ý kiến thành viên có nên loại bỏ bất kỳ doanh nghiệp nào ra khỏi ngành công nghiệp mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại thị trường EU…
Thứ ba là xây dựng các quy tắc khi liên lạc với khách hàng và nhà cung cấp sản phẩm. Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tác khách hàng (nhà phân phối) hoặc các nhà cung cấp nguyên vật liệu, doanh nghiệp không nên thực hiện những hành vi như: Ép buộc nhà phân phối phải tuân theo mức giá nhất định.
Trao đổi với các doanh nghiệp ở các khâu đoạn khác nhau (nhà cung cấp hoặc nhà phân phối) về việc không được giao dịch với một khách hàng cụ thể nào đó. Ví dụ, doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu nhà phân phối X tại thủ đô Paris của Pháp không được bán cho khách hàng từ Lyon và ngược lại.
“Những hành vi này có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh nếu như cơ quan cạnh tranh chứng minh được tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể tới thị trường EU”, đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết.
Thứ tư là rà soát hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và các doanh nghiệp phân phối hoặc doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu tại thị trường EU. Đối với doanh nghiệp Việt Nam có vị trí thống lĩnh trên một thị trường liên quan nhất định tại EU, doanh nghiệp không được thực hiện những hành vi nếu hành vi đó gây tổn hại tới cạnh tranh.
Ví dụ như áp đặt mức giá cao bất hợp lý trên thị trường; áp đặt các mức giá khác biệt với người mua một cách bất hợp lý; hạn chế sản lượng.
Doanh nghiệp cần rà soát hợp đồng giữa doanh nghiệp và các doanh nghiệp phân phối hoặc doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu tại thị trường EU nhằm loại bỏ các điều khoản có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Cuối cùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý các doanh nghiệp vấn đề tham gia Chương trình khoan hồng nếu thực hiện hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Trong trường hợp doanh nghiệp cho rằng đã vô tình tham gia vào hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh tại thị trường EU thì nên khai báo và tham gia Chương trình khoan hồng theo pháp luật cạnh tranh EU để hưởng miễn trừ tiền phạt.
Luật Cạnh tranh EU bao gồm 4 nội dung chính: (i) cartel hay thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; (ii) lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền; (iii) kiểm soát tập trung kinh tế; (iv) các biện pháp hỗ trợ của chính phủ các nước thành viên. Các quy định liên quan đến cartel, độc quyền và biện pháp hỗ trợ của Chính phủ được quy định tại Hiệp ước về các chức năng của EU (Hiệp ước TFEU). Trong khi đó, các quy định liên quan đến kiểm soát tập trung kinh tế được quy định tại các Chỉ thị do Hội đồng ban hành. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Thị trường vàng và ngoại tệ cùng "đứng yên"
- ·Qua Mỹ định cư, Phùng Ngọc Huy đạp xe đi bán mỹ phẩm để mưu sinh
- ·Người Pháp tức giận với mức phạt kỷ lục của Mỹ đối với BNP
- ·1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- ·Xuất khẩu đối mặt nhiều âu lo những tháng cuối năm
- ·Mua cà tím chọn quả cong hay thẳng thì ngon, người trồng cây mách 4 mẹo cực chuẩn
- ·Các chỉ số chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Khủng hoảng Ukraine có thể khiến kinh tế Nga tăng trưởng 0%
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·CJ Vina Agri ủng hộ 4 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin phòng Covid
- ·Nhờ hàng xóm 'bà tám', phát hiện bộ mặt thật của người yêu
- ·Chuyển hướng, khắc phục xuất khẩu cá ngừ lao dốc từ thị trường EU
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Hàn Quốc dự định đánh thuế các công ty có quá nhiều tiền mặt
- ·Mỹ cáo buộc Trung Quốc dung túng tin tặc
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Quán triệt tinh thần "có tiền phải giải ngân được"
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Bánh mì bò phô mai tan chảy kiểu Mỹ