【nagoya đấu với shonan】Thêm động lực phát triển kinh tế
Chi nhánh cảng Tân Vũ - cảng Hải Phòng. Ảnh: Minh Tú |
Khởi công tuyến đường sắt nối cảng biển, cửa khẩu quốc tế
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), quy hoạch mạng lưới đường sắt đã phê duyệt, trong tương lai khu vực TP. Hải Phòng sẽ hình thành đầu mối đường sắt bao gồm 3 tuyến đường sắt: Hà Nội - Hải Phòng hiện hữu và các tuyến đường sắt xây mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Móng Cái - Hạ Long (Quảng Ninh) - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định; kết nối với mạng lưới đường sắt Việt Nam và các cửa khẩu quốc tế có kết nối đường sắt Đồng Đăng đi Quảng Tây (Trung Quốc); Lào Cai đi Vân Nam (Trung Quốc).
Ngày 28/2/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Kết luận số 49). Thực hiện Kết luận số 49 và triển khai Quy hoạch mạng lưới đường sắt, Bộ GTVT đã giao Ban Quản lý dự án đường sắt khẩn trương triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, phấn đấu khởi công và xây dựng trong giai đoạn 2026-2030.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đã giao Cục Đường sắt Việt Nam hợp tác với các tổ chức quốc tế triển khai lập quy hoạch chi tiết 2 tuyến đường sắt (Hà Nội - Đồng Đăng và Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái), để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án.
Nghiên cứu mở rộng một số tuyến cao tốc
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng mới có văn bản phản hồi UBND tỉnh Tiền Giang trước kiến nghị khẩn trương xây dựng làn dừng khẩn cấp trên tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vì hiện nay, không có làn dừng xe khẩn cấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
Theo Bộ GTVT, nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và đầu tư phát triển đường bộ cao tốc nói riêng là rất lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách hạn hẹp nên việc phân kỳ đầu tư là giải pháp phù hợp, vừa bảo đảm phù hợp quy hoạch, tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu vận tải giai đoạn trước mắt; vừa bảo đảm khả năng cân đối vốn và để sớm triển khai xây dựng được nhiều tuyến cao tốc, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Dự án đầu tư xây dựng cao tốc đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận (giai đoạn 1) được triển khai theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) đã được triển khai hoàn thành, đưa vào khai thác từ tháng 4/2022 theo quy mô phân kỳ, giai đoạn 1 đầu tư và khai thác với 4 làn xe, có bố trí làn dừng xe khẩn cấp cách quãng.
Việc đưa vào khai thác tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng thừa nhận việc vận hành tuyến cao tốc có quy mô phân kỳ còn một số hạn chế như tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc giao thông trong trường hợp xảy ra sự cố nếu không xử lý kịp thời, tốc độ khai thác chưa cao...
Để khắc phục hạn chế trong vận hành, khai thác đường bộ cao tốc có quy mô phân kỳ, tăng cường an toàn giao thông, nâng cao hiệu quả các tuyến đường bộ cao tốc, hiện Bộ GTVT đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương (TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang) nghiên cứu phương án đầu tư mở rộng toàn tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận theo quy mô hoàn chỉnh và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền khi đủ điều kiện.
Kiên quyết xử lý nhà thầu làm chậm tiến độ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau Để đảm bảo tiến độ dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, Bộ GTVT yêu cầu Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận tập trung chỉ đạo các đơn vị tiếp tục phối hợp với các cấp chính quyền của địa phương có dự án đi qua giải quyết dứt điểm những tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho dự án trong tháng 3/2024. Đồng thời, ban quản lý chỉ đạo các nhà thầu huy động đầy đủ thiết bị, nhân lực để triển khai thi công ngay các đoạn tuyến được địa phương bàn giao, tránh tình trạng tái lấn chiếm, đảm bảo trước ngày 30/6 hoàn thiện các cầu lớn để nối thông toàn tuyến. Hoàn thành toàn bộ các cầu, đường đầu cầu trên tuyến vào ngày 31/12/2024. Hoàn thành toàn công tác đắp và gia tải nền đường trước ngày 30/10/2024. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·“Nâng cấp giao diện”, tiền mất, tật mang!
- ·Tận tụy lo việc của dân
- ·Đắk Lắk điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023
- ·Ðại tá từ du kích
- ·TP.HCM: Vốn trong nước đầu tư vào khu công nghiệp vượt xa vốn FDI
- ·TX.Bến Cát: Ra quân hưởng ứng Ngày bảo hiểm y tế Việt Nam
- ·Xây dựng chi đoàn mạnh
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·“Nâng cấp giao diện”, tiền mất, tật mang! – Kỳ 2
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Thần Tài, trâu vàng giá 15.000 đồng đắt khách
- ·Phát triển khí LNG: Khó nhất là cơ chế
- ·Đề nghị đầu tư nâng cấphệ thống cung cấp nước sạch
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Ông Trump tung đòn cuối với Huawei
- ·Trâu ôm tiền vàng cõng đào, mai trắng bọc rêu tràn về chợ hoa Tết
- ·Vios mất 'ngôi vương' tháng 1
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Đầu tư 1.258 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 2, đoạn Vĩnh Yên