【bong net】“Tinh thần Tô Hiệu”
Người cộng sản kiên trung,ầnTocircHiệbong net nhà lãnh đạo tài năng của Đảng
Tô Hiệu sinh năm 1912 tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - mảnh đất giàu truyền thống văn hiến, quê hương của khởi nghĩa Bãi Sậy nổi danh cả nước và được nuôi dạy trong một gia đình nền nếp.
Năm 14 tuổi, khi đang theo học tại trường Pháp - Việt ở thị xã Hải Dương, Tô Hiệu đã tham gia phong trào bãi khóa đòi tổ chức lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Vì hoạt động này, nên mặc dù học rất giỏi, năm 1926, Tô Hiệu vẫn bị buộc thôi học.
Từ năm 1927-1929, Tô Hiệu lên Hà Nội học Cao đẳng Tiểu học ở Trường Trí Tri (nay là Trường THCS Nguyễn Du ở phố Hàng Quạt, Hà Nội). Trong thời gian này, Tô Hiệu tiếp tục tham gia các hoạt động đấu tranh cách mạng. Qua thử thách, Tô Hiệu được kết nạp vào Học sinh Đoàn, một đoàn thể do Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Hà Nội tổ chức.
Đầu năm 1930, Tô Hiệu vào Sài Gòn hoạt động cách mạng cùng với anh ruột là Tô Chấn, một lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng. Ngày 25-8-1930, Tô Hiệu bị thực dân Pháp bắt, đến ngày 28-12-1930 bị đưa ra xét xử tại Tòa án Sài Gòn, kết án 4 năm tù, đày đi Côn Đảo.
Cuối năm 1932, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương trong ngục tù đế quốc ở Côn Đảo. Đây là bước chuyển quyết định và toàn diện của Tô Hiệu - từ một người yêu nước nhiệt thành trở thành một đảng viên cộng sản.
Nhà cách mạng Tô Hiệu và cây đào được trồng tại Nhà tù Sơn La - Ảnh tư liệu
Năm 1934, hết hạn tù Côn Đảo, Tô Hiệu bị thực dân Pháp đưa về quản thúc ở quê hương Xuân Cầu, Văn Giang. Năm 1936, Tô Hiệu cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) và nhiều đồng chí khác xây dựng lại hệ thống tổ chức đảng và chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng đòi dân sinh, dân chủ ở Hà Nội và vùng phụ cận.
Giữa tháng 5-1937, Xứ ủy lâm thời Bắc Kỳ được thành lập, đồng chí Tô Hiệu được bầu là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy. Cuối tháng 11-1937, đồng chí được cử làm Ủy viên Thường vụ Liên Xứ ủy Bắc Kỳ - Bắc Trung Kỳ.
Từ cuối năm 1937 đến đầu năm 1938, đồng chí đã tiến hành nhiều chuyến đi tới Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương chăm lo công tác xây dựng cơ sở cách mạng, xây dựng tổ chức đảng ở các địa phương này.
Tháng 2-1939, đồng chí được Xứ ủy phân công phụ trách Khu ủy khu B ((sau Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 mới đổi thành Liên tỉnh B gồm có Hưng Yên (từ Bần, Yên Nhân về phía Nam), Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An (đến bến đò Khu), Quảng Yên, Uông Bí, Hòn Gai và Móng Cái)) và là Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
Ngày 1-12-1939, đồng chí Tô Hiệu đến cơ sở in ở xóm thợ Thượng Lý (Hải Phòng) kiểm tra việc in truyền đơn tuyên truyền chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới thì bị địch bắt. Mặc dù kẻ thù tra tấn dã man, ra sức mua chuộc nhưng không thể lay chuyển được ý chí cách mạng kiên cường của đồng chí Tô Hiệu. Cuối tháng 12-1939, chúng đã xử mức án 5 năm tù và đầu năm 1940, chúng đày đồng chí đi Nhà tù Sơn La.
Trung tuần tháng 2-1940, Chi bộ Nhà tù Sơn La được thành lập, đồng chí Tô Hiệu được cử làm Chi ủy viên, kiêm Tổ trưởng tổ đảng. Tháng 5-1940, Đại hội Chi bộ bí mật được triệu tập, quyết định các chủ trương, công tác cụ thể, đồng chí Tô Hiệu được bầu làm Bí thư Chi bộ.
Đến tháng 10-1941, đồng chí Tô Hiệu thôi không giữ chức Bí thư Chi bộ nhà tù vì lý do sức khỏe, song đồng chí vẫn là cố vấn đặc biệt tin cậy của chi ủy, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và tuyên truyền.
Do chế độ hà khắc của nhà tù thực dân và căn bệnh hiểm nghèo, vào hồi 10 giờ 15 phút ngày 7-3-1944, đồng chí Tô Hiệu hy sinh tại Nhà tù Sơn La và được an táng tại nghĩa trang Gốc Ổi (nghĩa trang Nhà tù Sơn La) trong niềm tiếc thương vô hạn của anh em, đồng chí.
Với 32 năm tuổi đời, 18 năm quyết dấn thân và hy sinh vì độc lập của dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân, cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Tô Hiệu là tấm gương sáng của một chiến sĩ tiên phong, người cộng sản kiên trung, một nhà lãnh đạo tài năng của Đảng ta.
Tấm gương và “Tinh thần Tô Hiệu”
Cuộc đời của đồng chí Tô Hiệu đã để lại bài học to lớn về truyền thống yêu nước không chỉ với lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Tấm gương và “Tinh thần Tô Hiệu” không chỉ thể hiện ở lòng yêu nước, phẩm chất đạo đức cách mạng, “đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Đồng chí không chỉ vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc” mà còn thể hiện ở thái độ lạc quan cách mạng.
Trong chốn lao tù đế quốc, với vô vàn thiếu thốn, gian khổ về vật chất, sự hành hạ về tinh thần và vật vã với bệnh tật, đồng chí Tô Hiệu vẫn động viên đồng chí, đồng đội của mình tin tưởng vào tương lai của cách mạng. Dù biết chắc chắn mình sẽ hy sinh vì bệnh lao phổi đã ở giai đoạn cuối, đồng chí càng hăng say viết tài liệu, viết báo, tuyên truyền và lãnh đạo Chi bộ Nhà tù Sơn La. Đồng chí tâm sự: “Mình biết chắc chắn rằng mình sẽ chết sớm hơn người khác, vì vậy phải tranh thủ thời gian để chiến đấu, phục vụ cho Đảng” và “mình chỉ e chết sớm không làm hết những điều dự định”.
Sự hy sinh của đồng chí Tô Hiệu không phải chấm dứt một sự sống mà là sự khơi nguồn cho một sức phấn đấu mạnh mẽ mới của những người cộng sản Việt Nam trên con đường chinh phục mục tiêu độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho tất cả đồng bào của mình. |
Ý thức bảo vệ uy tín của Đảng cũng được thể hiện rõ khi bệnh tật hành hạ, đau đớn, đồng chí Tô Hiệu vẫn kiên cường: “Chắc chắn mình không sống được. Mình có gan tự tử nhưng mình không muốn làm điều đó. Nó để lại nỗi buồn và sự day dứt cho anh em, bởi người không hiểu sẽ có những lời bàn tán không hay. Mặt khác, địch cũng sẽ có thể đặt nghi vấn, phiền phức”. Trước khi đi xa, đồng chí Tô Hiệu đã dặn lại các đồng chí của mình: “Ánh sáng ngày mai đã ló ở phía chân trời, hãy chuẩn bị đương đầu với những thử thách lớn nhất”.
Cây đào do đồng chí Tô Hiệu trồng tại Nhà tù Sơn La trong thời gian bị giam giữ ở đây đã trở thành biểu tượng không chỉ cho tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường của các chiến sĩ cộng sản tại Nhà tù Sơn La mà còn là “biểu tượng của sức sống cách mạng vươn lên từ đất chết, là lời nhắn nhủ cho hậu thế rằng mùa xuân nhân loại, chủ nghĩa cộng sản sẽ ra hoa kết trái trên mảnh đất Việt Nam thân yêu”. Hình tượng Tô Hiệu và cây đào Tô Hiệu đã trở thành hình tượng văn học, nghệ thuật quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và thế giới.
Lịch sử ghi nhận những cống hiến to lớn của đồng chí Tô Hiệu nhưng một điều hiếm có và rất đặc biệt là còn mãi lưu truyền trong các thế hệ cách mạng tên gọi biểu tượng của đồng chí: “Tinh thần Tô Hiệu”. Đây là nguồn động lực cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cộng sản, góp phần đưa tới thành công của sự nghiệp cách mạng.
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tô Hiệu, người cộng sản kiên cường, bất khuất, trọn đời chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân là dịp để chúng ta ôn lại cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Đồng thời, qua đó tuyên truyền, giáo dục về chủ nghĩa yêu nước, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của các thế hệ cách mạng tiền bối, để các thế hệ hôm nay học tập, noi theo.
T.S
(Theo đề cương tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương)
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- ·Nỗi buồn khi 'bà bé' bị thất sủng
- ·Thu phí giao thông, ý kiến đa chiều
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc đầu tháng 8
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Tình cũ bỏ đi lấy chồng…giờ lại muốn hàn gắn
- ·Gửi sóng cho anh
- ·“Vì anh là người đầu tiên…”
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Chán chồng tôi muốn theo tình cũ
- ·Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- ·Hơn 20 triệu đồng đến với gia đình bị hãm hại
- ·Những sáng kiến của tuổi trẻ quân đội
- ·Xem dân văn phòng chơi Noel
- ·Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- ·Em sẽ chờ đến khi anh quên người cũ
- ·Hết yêu nhưng còn thương nên chẳng đành dứt áo…
- ·Tại rượu chứ làm sao trách đồng nghiệp?
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Chùm ảnh: Nụ cười vùng lũ