【xoi keo】Đầu tư công nghệ nâng cao hiệu quả xử lý rác thải bảo vệ môi trường
Lúng túng trong lựa chọn công nghệ xử lý rác thải
TheĐầutưcôngnghệnângcaohiệuquảxửlýrácthảibảovệmôitrườxoi keoo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện nay mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng 60.000 tấn rác, trong đó, rác thải đô thị chiếm khoảng 60%. Theo dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10 - 16%/năm. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, dự báo mỗi ngày sẽ phát sinh từ 7.000 - 9.000 tấn rác thải.
Việc triển khai các biện pháp xử lý rác thải theo phương thức hiện đại thay thế dần biện pháp chôn lấp lạc hậu là hết sức cần thiết. Song, lựa chọn phương pháp nào cho hiệu quả đang là vấn đề làm đau đầu các cơ quan quản lý. Nếu không có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các địa phương, doanh nghiệp xử lý rác thải theo hướng hiện đại, thì mục tiêu Quốc hội đặt ra rất khó hoàn thành (tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 89 - 90%, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%).
Nhà máy điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn/ngày đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Ảnh: CTV |
Trong hoàn cảnh hệ thống công trình hạ tầng đô thị chưa được phát triển đồng bộ, trình độ và năng lực quản lý chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của quá trình đô thị hóa, thì rác thải đã làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường, cũng như sức khỏe cộng đồng.
Đơn cử, tại tỉnh Long An - nơi đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải khu vực đô thị đạt 100%, cao hơn chỉ tiêu chung cả nước - là 90% theo Nghị quyết số 16 của Quốc hội, với khu vực nông thôn là 95%, công nghệ xử lý rác thải, xử lý sản phẩm sau khi tái chế rác thải ra sao cũng đang là một điểm nghẽn.
Trên thực tế, phần lớn rác thải ở Việt Nam hiện nay chưa được phân loại tại nguồn, nên lượng chất vô cơ trong rác như plastic, nhựa, lốp xe… khá nhiều. Nếu chỉ đốt rác bằng công nghệ thông thường, thì lượng khí thải độc hại sẽ rất lớn. Nếu công nghệ áp dụng không được thẩm định kỹ, không xử lý được lượng khí thải độc hại sinh ra thì sẽ rất nguy hiểm. Đây chính là khó khăn cho các địa phương khi lựa chọn công nghệ.
Giải bài toán đầu tư công nghệ
Theo UBND tỉnh Long An, nhà nước đã quy định rác thải phải phân loại tại nguồn nhưng phân loại xong rồi xử lý, sản xuất, tái chế ra sao? Việc quản lý, sử dụng đầu ra của sản phẩm tái chế như thế nào… cần phải sớm có hướng dẫn cho các địa phương thực hiện. Ngoài ra, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường có giới thiệu công nghệ tối ưu xử lý rác thải là công nghệ plasma, nhưng chi phí đầu tư, vận hành cao, đòi hỏi lượng rác phải phù hợp..., nên việc triển khai rộng khắp ở các địa phương là chuyện không hề đơn giản.
Trong khi đó, nguyên tắc xử lý rác thải bằng công nghệ plasma là đưa nhiệt trị rất lớn, khoảng 4.000 độ C vào lò đốt. Điều này đòi hỏi chi phí để cung cấp được lượng nhiệt trị này sẽ rất lớn. Khi đầu tư lớn như vậy, nếu các tỉnh có nguồn thu ngân sách ít thì không đủ khả năng chi trả; nếu kêu gọi xã hội hóa, nhà đầu tư không thấy có lãi, sẽ không mặn mà.
Liên quan đến công tác kêu gọi các nguồn vốn xã hội hóa đầu tư xử lý rác, đốt rác phát điện, ông Nguyễn Quang Huân - Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, hiện nay, hầu như chỉ có những địa phương có thu ngân sách lớn, thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Đà Nẵng… mới có thể kêu gọi các nhà đầu tư tham gia. Chính vì vậy, cần sớm hoàn thiện xây dựng khung chính sách tài chính nhằm tăng nhanh tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đặc biệt, cần đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành đơn giá chất thải rắn sinh hoạt, đơn giá thu mua điện từ các dự án đốt rác nhằm thu hút nhà đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong xử lý rác thải sinh hoạt.
Để nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý rác thải, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Bộ Tài chính, chính quyền các địa phương nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền mô hình đầu tư hợp tác công - tư, cơ chế tạo nguồn thu từ thuế, phí bảo vệ môi trường để đầu tư trở lại cho vấn đề này./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phòng khám xảy ra trường hợp bé trai 22 tháng tuổi tử vong bất thường hoạt động ra sao?
- ·Trận Lào vs Việt Nam trực tiếp trên kênh nào?
- ·Ngày 18/12: Giá thép thanh Trung Quốc giảm mạnh
- ·Chủ động kịch bản ứng phó từ thực tiễn chống dịch vừa qua
- ·Đà Lạt 'điểm mặt chỉ tên' 17 cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc
- ·Tuyển Futsal nữ Việt Nam tập trung, chuẩn bị cho mục tiêu World Cup
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 3
- ·Đấu giá biển số xe: Bình đẳng, công khai, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân
- ·Đề xuất hỗ trợ vay vốn giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất
- ·Hà Nội: Tăng khoảng 14.000 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2022
- ·Quản lý chặt hoạt động kinh doanh căn hộ, biệt thự du lịch lưu trú theo quy chuẩn, tiêu chuẩn
- ·Khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Ấn Độ Horasis 2022 tại Bình Dương
- ·100 nông dân được tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022
- ·Bộ Ngoại giao bảo hộ công dân Việt Nam ở Afghanistan
- ·Tắm biển Nha Trang, 4 du khách nước ngoài bị cuốn trôi
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp đại sứ các nước đến trình Quốc thư
- ·Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- ·Hơn 120 VĐV tham dự Giải Vô địch cờ tướng các câu lạc bộ toàn quốc
- ·Năm 2020 Chính phủ dự kiến GDP tăng 2,5
- ·Việt Nam là ưu tiên số 1 của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản