【ty le keo bong da nha cai】Nga coi trọng ASEAN trong chính sách hướng Đông "nhiều thập kỷ tới"
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 7, ngày 7/9/2022. (Ảnh: TTXVN phát) |
Trả lời phỏng vấn truyền thông địa phương về hợp tác của Nga với các nước Đông Nam Á trong tình hình mới, Đại sứ đặc trách của Bộ Ngoại giao Nga tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) Kirill Barsky khẳng định Moskva coi trọng quan hệ hợp tác chiến lược với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các thành viên hàng đầu của tổ chức này.
Đại sứ Kirill Barsky thẳng thắn thừa nhận trước đây Nga không phải lúc nào cũng “quan tâm đúng mức và tiếp cận có hệ thống” với các nước châu Á, nhưng hiện nay ưu tiên đối với khu vực này đã trở nên rõ ràng.
Theo Đại sứ Kirill Barsky, giai đoạn phát triển và củng cố quan hệ hiện nay của Moskva với các nước châu Á là sự tiếp nối hợp lý của đường lối mà Nga đã theo đuổi trong nhiều thập kỷ.
Các nước trong khu vực đang không ngừng củng cố vị thế, khẳng định vai trò và tầm quan trọng trong các vấn đề quốc tế và thực tế đã trở thành trung tâm phát triển kinh tế, chính trị của thế giới. Ông nhấn mạnh sự hợp tác với các nước trong khu vực đáp ứng lợi ích của Nga.
Đại sứ nhấn mạnh rằng chính thực tế này đang thúc đẩy nước Nga coi định hướng chính sách đối ngoại và ngoại thương của Nga ở phía Đông là định hướng chính trong nhiều thập kỷ tới, và rất có thể là mãi mãi.
Nhắc lại chương trình nghị sự vừa qua của Diễn đàn kinh tế phương Đông, Đại sứ Kirill Barsky đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của hai phiên thảo luận tại Diễn đàn, đó là Đối thoại kinh doanh Nga-ASEAN và Đối thoại kinh doanh Nga-Việt Nam.
Đại sứ Nga khẳng định: “Chúng tôi đánh giá rất cao quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và ASEAN, quan hệ song phương với các nước thành viên của tổ chức.”
Với tầm quan trọng ngày càng tăng của ASEAN trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu cũng như chất lượng mối quan hệ của Nga với ASEAN, Đại sứ Kirill Barsky tin rằng các bên đang đi trên “một con đường hợp tác hai chiều đầy hấp dẫn.”
Đại sứ lưu ý rằng hiện nay, nhiều nước trong khu vực đang thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) mà Nga là thành viên chủ chốt. Liên minh này đã ký các thỏa thuận với Việt Nam, Singapore, Serbia và một thỏa thuận tạm thời với Iran.
Ngoài ra, đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Ai Cập đã được khởi động, đàm phán với Ấn Độ đang bắt đầu. Nga cũng quyết định chuyển sang các cuộc đàm phán toàn diện với Indonesia.
Đại sứ Kirill Barsky cho biết, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông ở Viễn Đông đang phát triển tích cực để đáp ứng hợp tác với các nước trong khu vực.
Chính phủ Nga cũng đẩy nhanh việc hình thành hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam với sự tham gia của đông đảo các quốc gia. Đây sẽ là một dự án đột phá thay đổi toàn bộ cấu trúc thông vận tải và các hợp tác khác trong khu vực Âu-Á rộng lớn hơn./.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hòn đảo giàu có nhờ phân chim
- ·Từ 1/4, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2018
- ·Vàng tăng giá, vượt mốc 38 triệu đồng/lượng
- ·600 cán bộ, sinh viên tham gia chương trình “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”
- ·OPEC nâng dự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới năm 2017
- ·Trao 120 suất quà Tết cho sinh viên Trường ĐH Y dược
- ·“Trao tự tin – Nhận cơ hội”
- ·Nga thông báo trả nợ nước ngoài bằng đồng Rúp
- ·Cách thức ngăn chặn khủng bố tại châu Âu
- ·Giá vàng trong nước tiếp tục đà tăng
- ·"33,6% thuốc lá trên thị trường Malaysia là hàng nhập lậu"
- ·Quy trình ra đề chặt chẽ, khoa học và bảo mật
- ·Lý do Nga không tham gia hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân
- ·G7 nhất trí hỗ trợ Ukraine vô thời hạn, duy trì trừng phạt Nga
- ·Gần 900 nghìn lượt khách đến Thanh Hóa trong 2 ngày nghỉ lễ
- ·Trường tiểu học Tân Mỹ: Xã hội hóa cơ sở vật chất
- ·Ukraine kiểm soát nhà máy ở Severodonetsk, Nga cấp hộ chiếu ở Melitopol
- ·Kiev mất 200 quân/ngày, Nga tìm điểm yếu phòng thủ ở 'chảo lửa' đông Ukraine
- ·Mua đảo hoảng tỷ sáu ngắm cảnh đẹp như mơ của Scotland
- ·Gần 1.400 tấn phế liệu của Công ty Vĩnh Thành nhập khẩu trái phép thế nào?