【kết quả darmstadt】Bầu cử Mỹ và tương lai quan hệ Việt
TheầucửMỹvàtươnglaiquanhệViệkết quả darmstadto tác giả bài báo, đến thời điểm này đã có thể dự đoán cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay sẽ diễn ra giữa bà Hillary Clinton và tỷ phú Donald Trump. Trong bối cảnh đó, việc dự báo quan hệ Mỹ - Việt Nam dưới thời chính quyền Hillary Clinton hoặc Donald Trump có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với hai nước, mà còn đối với cả cộng đồng quốc tế, nhất là khi Việt Nam đang có vai trò quan trọng trong các vấn đề toàn cầu như an ninh hàng hải và tranh chấp ở Biển Đông.
Tác giả nhận định nếu trở thành Tổng thống, bà Clinton nhiều khả năng tiếp tục cách tiếp cận của Tổng thống Obama đối với Việt Nam, thậm chí sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Washington và Hà Nội. Về kinh tế, bà Clinton sẽ tìm cách mở rộng các thỏa thuận thương mại của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương như đã từng làm với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian bà giữ chức Ngoại trưởng.
Khi đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, bà Clinton được biết đến như một thành viên nội các thuộc phe “diều hâu” khi ủng hộ can thiệp vào Libya, tăng cường can thiệp vào Syria. Do đó, bà Clinton có thể sẽ cứng rắn hơn ông Obama trong các chính sách đối với châu Á-Thái Bình Dương.
Bà cũng là người hiểu rõ vấn đề Biển Đông khi từng khẳng định “phản đối sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào ở khu vực Biển Đông”, chỉ trích yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc, yêu cầu các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế. Như vậy, có lý do để tin tưởng bà sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ song phương với Việt Nam, thúc đẩy vai trò của các tổ chức đa phương như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong vấn đề Biển Đông, và duy trì mạnh mẽ quyền tự do hàng hải và hàng không ở khu vực.
Trong trường hợp tỷ phú Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, chuyên gia Almond cho rằng có thể kỳ vọng những điều không thể ngờ. Về cơ bản, ông Trump sẽ theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, xa rời các quy chuẩn thông thường của chính sách đối ngoại Mỹ. Với Việt Nam và châu Á-Thái Bình Dương, có ít nhất 4 điểm mà chính quyền Trump sẽ điều chỉnh.
Thứ nhất, về thương mại, ông Trump phản đối các hiệp định thương mại song phương, miêu tả TPP là một thỏa thuận “khủng khiếp”. Ông cũng nghi ngờ cả Tổ chức Thương mại Thế giới và cam kết sẽ tiến hành các biện pháp trả đũa đối với Trung Quốc. Cách tiếp cận trên có thể sẽ được mở rộng ra đối với các đối tác khác mà Mỹ đang bị thâm hụt thương mại, bao gồm cả Việt Nam.
Thứ hai, ông Trump chỉ trích vai trò của hệ thống đồng minh toàn cầu của Mỹ, từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tới các đồng minh ở Thái Bình Dương. Ông Trump cho rằng các đồng minh của Mỹ cần gánh vác nhiều hơn, thậm chí có thể hủy bỏ mối quan hệ đồng minh nếu quá tốn kém.
Thứ ba, ông Trump khẳng định sẽ không can thiệp vào các xung đột không trực tiếp đe dọa an ninh của Mỹ. Ông Trump chưa đưa ra lập trường rõ ràng về Biển Đông, nhưng với việc Mỹ không có tuyên bố chủ quyền tại đây, rất có thể lập trường của ông sẽ là để Việt Nam và Philippines tự bảo vệ lợi ích của mình.
Thứ tư, ông Trump nghi ngờ vai trò của Mỹ trong việc bảo vệ trật tự quốc tế, bao gồm cả các định chế quốc tế, duy trì tự do hàng hải, thúc đẩy các giá trị dân chủ, đóng vai trò trung gian trong các xung đột quốc tế. Không rõ chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump có tiếp tục vai trò này hay không, nhưng có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quan hệ quốc tế trong tương lai.
Trên đây mới chỉ là nhận định của một trong những chuyên gia chính trị có uy tín của Mỹ, không có gì đảm bảo hai nhân vật này khi lên nắm quyền sẽ không có những thay đổi chính sách. Nhưng một điều chắc chắn là dù ông Trump hay bà Clinton trở thành Tổng thống đều sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung.
(责任编辑:World Cup)
- ·MỘT ĐỜI NỢ NHAU
- ·'Chile luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam'
- ·Ông Trump và bà Harris làm gì trước ngày bầu cử?
- ·Bà Kamala Harris bị chỉ trích là 'thảm họa tỷ USD', nợ nần hậu tranh cử
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 7/2018
- ·Tây Ban Nha huy động 10.000 binh sĩ và cảnh sát cứu trợ khu vực lũ lụt
- ·Ông Zelensky chỉ trích cuộc gọi giữa Thủ tướng Đức và ông Putin
- ·Triều Tiên phê chuẩn hiệp ước phòng thủ chung với Nga
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 7/2020
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh G20
- ·Trao gần 50 triệu đồng đến gia đình có 4 mẹ con mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024
- ·Iran sẵn sàng đàm phán vấn đề hạt nhân
- ·Tổng thống Zelensky sắp công bố kế hoạch hành động mới của Ukraine
- ·Anh Nguyễn Văn Hùng xúc động đón nhận tấm lòng bạn đọc
- ·Nga chặn âm mưu cướp trực thăng tác chiến điện tử
- ·Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Chile
- ·Tranh thủ ông Trump thắng cử, Israel đề xuất sáp nhập Bờ Tây
- ·Trao hơn 14 triệu đồng đến 2 vợ chồng cùng mắc ung thư
- ·Israel tấn công cửa khẩu biên giới Lebanon và Syria