Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan,ápluậtMôitrườngđốivớidoanhnghiệtỉ số leipzig tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”. Trong tình hình kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao như hiện nay, nhờ các chính sách mở cửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, lớn mạnh của các doanh nghiệp. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều nhà máy, công trình đã và đang mọc lên trên mọi miền đất nước. Vì vậy, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Phát huy được vai trò của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chính là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về môi trường hiện nay.
Lợi ích khi doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường
Việc tham gia trực tiếp và tích cực của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường không chỉ có lợi cho sự bền vững lâu dài mà còn là nhu cầu cấp thiết trong việc kinh doanh; mang lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp:
Thứ nhất, việc tích cực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp. Cùng với sự gia tăng nhận thức của xã hội, người tiêu dùng về tầm quan trọng và ý nghĩa của bảo vệ môi trường, việc doanh nghiệp tham gia đầu tư vào bảo vệ môi trường sẽ góp phần tạo ra sự tin tưởng của xã hội và người tiêu dùng đối với chính doanh nghiệp, đối với chính những sản phẩm của doanh nghiệp làm ra. Do vậy, hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được nâng lên, thị trường tiêu thụ các sản phẩm sẽ bền vững hơn.
Thứ hai, khi tham gia đầu tư, thực hiện các nghĩa vụ về bảo vệ môi trường sẽ góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Trong ngắn hạn, nếu các doanh nghiệp đầu tư, chuyển đổi công nghệ, quy trình sản xuất theo hướng góp phần bảo vệ môi trường có thể sẽ làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên nhưng trong dài hạn thì sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất thông qua giảm sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu giảm, các chi phí liên quan đến pháp lý bảo vệ môi trường, chi phí khắc phục sự cố môi trường, tạo ra không gian làm việc hiệu quả cho người lao động. Chính vì vậy, trong dài hạn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốt hơn nếu ngay từ đầu chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường.
Thứ ba, việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật môi trường sẽ giúp doanh nghiệp không gặp rủi ro về pháp lý, thanh kiểm tra và chế tài xử phạt. Theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính từ mức thấp nhất là vài chục triệu đồng đến mức cao nhất là 01 đến 02 tỉ đồng nếu vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực tế, trong thời gian vừa qua nhiều doanh nghiệp đã bị xử phạt nặng, bị truy tố trách nhiệm hình sự do vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp còn bị người tiêu dùng, toàn xã hội tẩy chay, lên án trước những hành vi vi phạm về môi trường.
Thứ tư, hiện nay tiêu chí phát triển bền vững kinh tế – môi trường đang được cân nhắc, xem xét và ưu tiên nhiều hơn trong chính sách pháp luật về môi trường, cũng như trong hợp tác – kinh doanh – kêu gọi đầu tư. Do đó, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội và ưu thế trong hoạt động đầu tư, được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách của Nhà nước.
Ngoài ra, việc bảo vệ môi trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp vừa có môi trường làm việc an toàn, mang đến lợi ích về sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, vừa thể hiện tốt trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đáp ứng được thị hiếu của thị trường: tiêu dung ưu tiên các sản phẩm, dịch vụ từ các thương hiệu có hành động bảo vệ môi trường.
Công tác bảo vệ môi trường được đầu tư và có kế hoạch dài hạn sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Đây sẽ là nền tảng bền vững để doanh nghiệp có thể đi đường dài hơn trong quá trình hội nhập.
Đề xuất, giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường
Nhìn chung, trong thời gian vừa qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất nhưng các doanh nghiệp đã thực hiện tương đối tốt trách nhiệm xã hội và tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp đang gặp không ít thách thức, khó khăn, cụ thể: Các quy định pháp luật về môi trường ngày càng nhiều, được quy định nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật như Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật tài nguyên nước năm 2012, Luật Thanh kiểm tra, Luật thuế bảo vệ môi trường và rất nhiều các Nghị định, Thông tư khác khiến doanh nghiệp lúng túng trong áp dụng thực hiện.
Các doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về môi trường. Đây là một thực trạng phổ biến khi vị trí quản lý tại doanh nghiệp còn đang phải kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như điều hành sản xuất, nhân sự, kế toán. Trong khi đó công tác quản lý môi trường hầu như đều được thực hiện định kỳ hàng năm, quy định pháp luật liên tục cập nhật, thay đổi, bổ sung. Điều này gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Chưa có một chính sách cụ thể nào dành riêng cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Trong khi đó kinh phí để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường là lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực tài chính của mỗi doanh nghiệp.
Trước những khó khăn trên, một số giải pháp để giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là: Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thương mại nói riêng, tiến tới thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt áp dụng giải pháp công nghệ sạch.
Nhận thức được vai trò của mình trong công tác bảo vệ môi trường, đó chính là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp phát triển kinh doanh một cách bền vững lâu dài. Nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như: thực hiện báo cáo đánh giá tác động và cam kết bảo vệ môi trường khi có kế hoạch triển khai đầu tư dự án, đóng phí bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống xả thải phù hợp …
Tăng cường tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý môi trường, tiếp cận và cập nhật các kiến thức về pháp luật để từ đó xây dựng các kế hoạch quản lý môi trường phù hợp. Đồng thời liên tục cập nhật các quy định pháp luật môi trường trong nước để nắm bắt được những quy định về thuế, phí môi trường; quy định về xử phạt vi phạm hành chính …
Tiến hành cải tiến công nghệ: Cải tiến nâng cao kỹ thuật của các trang thiết bị xử lý chất thải để nâng cao hiệu quả của công tác, góp phần hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường; thay đổi công nghệ độc hại gây ô nhiễm môi trường bằng các công nghệ sạch, ít hoặc không gây ô nhiễm; đầu tư công nghệ xử lý chất thải theo hai hướng: khuyến khích nghiên cứu thiết kế thiết bị, dây chuyền công nghệ có thể sản xuất trong nước đồng thời nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài đảm bảo cho việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường; xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Đồng thời, đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng phương pháp sản xuất sạch để hướng tới sự phát triển bền vững.
Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh cụ thể và hiệu quả, khai thác tối đa những tiềm năng vốn có của doanh nghiệp, tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước. Nghiên cứu các biện pháp khác nhằm nâng cao năng lực tài chính của mình, từ đó có thêm kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ môi trường.
Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp như: có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường; đầu tư xây dựng tổ chức quản lý môi trường trong doanh nghiệp, chuyên môn hóa cán bộ quản lý môi trường trong doanh nghiệp như đó phải là những người am hiểu các hoạt động của công ty, am hiểu về kỹ thuật cũng như văn bản pháp luật, có năng lực khoa học công nghệ và môi trường, am hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường….