【kết quả trận australia】Facebook bỏ 725 triệu USD dàn xếp bê bối Cambridge Analytica
Thỏa thuận dàn xếp sẽ khép lại vụ kiện kéo dài,ỏtriệuUSDdànxếpbêbốkết quả trận australia xuất phát từ những tiết lộ năm 2018 về việc Facebook cho phép hãng tư vấn chính trị Cambridge Analytica truy cập dữ liệu 87 triệu người dùng.
Theo các luật sư của nguyên đơn, đây là thỏa thuận lớn nhất từng đạt được trong một vụ kiện tập thể về dữ liệu tại Mỹ, và cũng là số tiền lớn nhất mà Meta từng phải trả để giải quyết một vụ kiện tập thể.
Như một phần trong thỏa thuận, Meta không thừa nhận làm sai. Thỏa thuận vẫn cần sự phê duyệt của thẩm phán liên bang tại San Francisco. Trong một tuyên bố, mạng xã hội gọi vụ dàn xếp là “vì lợi ích tốt nhất của cổ đông và cộng đồng”, đồng thời chỉ ra đã thay đổi cách tiếp cận với quyền riêng tư và bổ sung chương trình bảo mật toàn diện trong 3 năm qua.
Cambridge Analytica làm việc cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump năm 2016. Công ty, nay đã giải thể, được truy cập thông tin cá nhân của hàng chục triệu tài khoản Facebook với mục đích lập hồ sơ và nhắm vào cử tri. Hãng thu thập thông tin này từ một nhà nghiên cứu ứng dụng mà không có sự cho phép của người dùng.
Bê bối Cambridge Analytica đã châm ngòi cho các cuộc điều tra của chính phủ vào hoạt động quyền riêng tư của Facebook, những vụ kiện và một phiên điều trần trước Quốc hội, nơi CEO Mark Zuckerberg bị các nhà lập pháp “xoay” bằng hàng loạt câu hỏi.
Năm 2019, Facebook đồng ý trả 5 tỷ USD để giải quyết vụ điều tra của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và 100 triệu USD dàn xếp cáo buộc của Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC). Các cuộc điều tra của các Tổng chưởng lý bang vẫn đang tiến hành. Ngoài ra, Facebook còn đang bị Tổng chưởng lý Washington D.C. kiện.
Trong đơn kiện tập thể nói trên, nguyên đơn tố cáo Facebook vi phạm nhiều luật bang và liên bang khi cho phép các nhà phát triển ứng dụng và đối tác kinh doanh khai thác dữ liệu cá nhân của họ mà không có sự đồng ý. Luật sư của nguyên đơn tranh luận Facebook đã đánh lừa để họ nghĩ rằng có thể nắm quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân, trong khi thực tế lại cho hàng ngàn người bên ngoài có quyền truy cập.
Facebook lập luận người dùng không có lợi ích bảo mật hợp pháp với thông tin mà họ chia sẻ cùng bạn bè trên mạng xã hội. Song Thẩm phán Vince Chhabria gọi quan điểm đó là “sai trái” và năm 2019 cho vụ kiện tiếp tục.
(Theo Reuters)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá vàng hôm nay 22/2/2024: Mua vàng ngày Thần tài, 3 ngày lỗ gần 3 triệu đồng
- ·Hai “ông lớn” hàng không lãi khủng trong quý 2
- ·iPhone sắp có camera ống kính tiềm vọng, thu phóng 10x
- ·Yamaha ra mắt hệ thống phân phối xe phân khối lớn chính hãng Revzone Yamaha Motor
- ·Công ty Cổ phần Đồng Tâm đạt Top 5 công ty vật liệu xây dựng uy tín
- ·Mảng thiết bị đeo của Apple hứa hẹn bùng nổ trong năm 2022
- ·Thoát chết thần kỳ sau cú tông sập cột điện của xe khách
- ·Ứng dụng giao thông thông minh: Dư địa nào cho Startup Việt?
- ·Đánh ghen không phải là việc của vợ sếp
- ·AC&T Vina được phép nhập khẩu phế liệu khi thiết bị sản xuất chưa vận hành
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn tháng 06/2012
- ·Bột giặt LIX xuất khẩu hơn 171 tỷ đồng trong nửa đầu năm
- ·Anh hùng Lao động Trần Hồng Quảng
- ·Bứt phá tiềm năng doanh nghiệp với Hồ Dữ Liệu cùng giải pháp của DELL EMC
- ·Doanh nghiệp nước ngoài tăng mua vỏ container Việt Nam
- ·Họp trực tuyến
- ·Khả năng chống nước của smartphone có ‘thần thánh’ như quảng cáo?
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị tổng kết khối viễn thông 2021
- ·Sau chia tay...đàn ông sao hèn thế?
- ·80% doanh nghiệp điều tạm ngưng hoạt động do thiếu nguyên liệu