【giải hạng nhất nhật bản】Đòn mở màn cuộc chiến thương mại Trung
Đây được xem là hành động "phản đòn" của Bắc Kinh trước việc Washington áp thuế nhập khẩu mới đối với các mặt hàng thép và nhôm, đồng thời áp đặt các khoản thuế bổ sung trị giá 60 tỷ USD đối với Trung Quốc với cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ.
Mặc dù những biện pháp đáp trả mới nhất của Trung Quốc được nhìn nhận là khá khiêm tốn, nhưng giới quan sát nhận định động thái trên là bước khởi đầu cho một cuộc chiến thương mại với Mỹ mà những tổn thất hai bên sẽ phải gánh chịu không hề nhỏ.
Bắc Kinh lý giải bước đi mới nhất là nhằm bảo vệ lợi ích của Trung Quốc và "bù đắp" thiệt hại từ chính sách thuế mới của Mỹ đối với các mặt hàng nhôm, thép. Mức thuế cao nhất là 25% sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm nhôm phế liệu và các loại thịt lợn đông lạnh nhập khẩu.
Trong khi đó, mức thuế 15% được áp dụng đối với hàng chục loại thực phẩm của Mỹ, bao gồm trái cây tươi và khô như cherry, quả hạch, quả hồ trăn, rượu vang và các loại thép cuộn.
Danh sách này phù hợp với các biện pháp được Trung Quốc thông báo hồi tháng trước khi Bắc Kinh cho biết đang lên kế hoạch áp thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu của Mỹ với tổng giá trị tới 3 tỷ USD.
Sở dĩ giới phân tích nhận định "đòn trả miếng" của Bắc Kinh là khá "nhẹ nhàng" bởi con số trên chỉ chiếm một phần nhỏ trong kim ngạch thương mại Trung-Mỹ khi chỉ riêng trong năm 2016, giá trị hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ đạt 115,6 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn chưa "đả động" gì đến mặt hàng đậu tương, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Mỹ với giá trị xuất khẩu đạt 14 tỷ USD trong năm ngoái. Mặc dù vậy, việc đánh thuế này có thể ảnh hưởng mạnh đến nông dân Mỹ, trong đó có một bộ phận không nhỏ cử tri bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Nhiều khả năng các biện pháp "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở đây và Bắc Kinh có thể tiếp tục tung ra các "đòn phản công" mới cứng rắn hơn trong tương lai.
Chuyên gia kinh tế Alex Wolf thuộc cơ quan tư vấn Aberdeen Standard Investments có trụ sở tại Edinburg của Anh giải thích Trung Quốc có nhiều phương tiện để gây áp lực với Nhà Trắng.
Thị trường thịt lợn, rau quả không thấm vào đâu khi trên thực tế, một phần lớn doanh thu của các "đại gia" của Mỹ, từ Apple cho tới Microsoft, từ hãng quần áo Nike tới các cửa hàng càphê Starbucks... đều phụ thuộc vào thị trường với gần 1,5 tỷ dân này.
Điều này đồng nghĩa sẽ có nhiều công ty Mỹ bị ảnh hưởng nếu nằm trong "tầm ngắm" của Trung Quốc, và nhiều quốc gia khác, đặc biệt tại châu Âu và châu Á, có nguy cơ bị cuốn vào vòng xoáy xung đột.
Hiện, một số nhà quan sát Trung Quốc cho rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã chính thức mở màn. Một khi hai nền kinh tế lớn xảy ra chiến tranh thương mại, cục diện thương mại hai nước, thậm chí cục diện kinh tế và thương mại toàn cầu, sẽ đều phải gánh chịu những tác động tiêu cực.
Nguy cơ nhãn tiền là căng thẳng thương mại leo thang Trung-Mỹ có thể gây thiệt hại lớn cho kinh tế toàn cầu.
Nhà kinh tế học Robert Shiller đánh giá sau động thái đánh thuế hơn 120 mặt hàng Mỹ mà Trung Quốc đưa ra, những bất ổn xung quanh các biện pháp "ăn miếng trả miếng" thương mại có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Theo ông Shiller, "điều này sẽ kìm hãm sự phát triển trong tương lai, nếu mọi người nghĩ rằng những hành động như thế có thể diễn ra".
Dẫu vậy, vẫn còn một số ý kiến lạc quan cho rằng cái gọi là “cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ” khiến dư luận chú ý chưa hẳn đã mất kiểm soát.
Mặc dù Tổng thống Trump tuyên bố đánh thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc song chưa thể thực hiện ngay lập tức bởi sau khi ông ký sắc lệnh liên quan, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ sẽ có 15 ngày để liệt kê các danh mục hàng hóa bị đánh thuế.
Sau khi đưa ra danh sách sơ bộ, thông thường sẽ có ít nhất 30 ngày và Văn phòng Thương mại Mỹ sẽ có 60 ngày để lấy ý kiến người dân Mỹ, sau đó mới công bố danh sách cuối cùng.
Do vậy, hiện nay vẫn còn hơn 2 tháng để hòa hoãn trước khi một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện Trung-Mỹ thực sự xảy ra.
Trong thời gian này, thái độ của Trung Quốc và Mỹ, các nước trên thế giới và giới doanh nhân Mỹ, đều có thể trở thành yếu tố then chốt chi phối khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại thực sự.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng thừa hiểu việc rơi vào vòng xoáy đối đầu thương mại với Mỹ sẽ chỉ là "lưỡng bại câu thương" (cả hai bên đều bị thiệt hại, không có bên nào được lợi).
Đó là lý do tại sao trong thời gian qua, Bắc Kinh vẫn kêu gọi Washington giải quyết bất đồng về thương mại và thuế quan thông qua đối thoại và đàm phán.
Thực tế cho thấy, đến nay, phản ứng của Trung Quốc trước các hành động trên của Mỹ mới chỉ ở mức “giơ cao đánh khẽ,” trong khi vẫn hy vọng đàm phán để đạt được thỏa thuận.
Giáo sư Học viện Kinh tế thuộc Đại học Thanh Đảo (Sơn Đông), Dịch Hiến Dung cho rằng tình huống xấu nhất là xảy ra chiến tranh thương mại toàn diện Trung-Mỹ và diễn biến đến mức mất kiểm soát, nhưng khả năng này rất nhỏ.
Tuy nhiên, Giáo sư Dịch Hiến Dung cũng cho rằng khả năng Trung-Mỹ đạt được thỏa thuận vẫn rất khó xác định và hai bên có thể vừa "gây chiến," vừa đàm phán. Biện pháp đáp trả của Trung Quốc không phải chỉ là thuế quan, mà Bắc Kinh còn có thể chủ động làm mất giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế doanh nghiệp Mỹ vào thị trường Trung Quốc, dành cho đối thủ cạnh tranh với Mỹ quy chế đãi ngộ tối huệ quốc, hạn chế công dân Trung Quốc sang Mỹ, thậm chí vứt bỏ trái phiếu Mỹ với quy mô lớn...
Đây đều là những biện pháp có tính “sát thương” cao, gây thiệt hại nặng nề cho Mỹ./.
(责任编辑:La liga)
- ·Thúc đẩy hợp tác Tam giác phát triển Campuchia
- ·Cháy lớn công ty dược liệu ở Quận 12, nhiều tài sản bị thiêu rụi
- ·Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị án chung thân vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
- ·Thủ đoạn mạo danh hải quan sân bay Tân Sơn Nhất tiếp cận người giàu để lừa đảo
- ·Mẹo chuẩn bị tự do tài chính cho tuổi già độc lập
- ·Phải làm rõ 'cơ chế gọi điện thoại trợ giúp' khi vi phạm giao thông để xử nghiêm
- ·8 triệu mét khối đất chực sập vào nhà dân, Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp
- ·Vựa cây cảnh lớn nhất miền Bắc lụi tàn sau lụt, người dân đau đáu nỗi lo sinh kế
- ·Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế nội địa
- ·Ngư dân Đà Nẵng ứng phó trước khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão
- ·NovaGroup cần nguồn nhân lực lớn tại các đô thị du lịc
- ·Ủy ban Kiểm tra TƯ đề nghị kỷ luật nhiều đảng viên liên quan Thuận An, Phúc Sơn
- ·Bắt tạm giam cha ruột và người tình vụ bé trai 6 tuổi bị bạo hành bằng nước sôi
- ·Lũ trên 3 sông ở Thanh Hóa đang lên, Bộ Nông nghiệp đề nghị tuần tra canh gác đê
- ·Công cụ TPM giúp doanh nghiệp khắc phục lỗi sản xuất dư thừa
- ·Chủ tịch Quốc hội: Chưa có lúc nào Thường vụ Quốc hội họp nhiều như vậy
- ·Nỗi đau của người mẹ có con trai 15 tuổi tử vong 'vụ trộm xe, tông chết 2 người'
- ·Vụ tông chết 2 người ở Cần Thơ: Vợ khóc ngất khi hay tin chồng gặp nạn
- ·Đề nghị dừng các hoạt động tập trung không cần thiết dịp Tết Nguyên đán
- ·Bình Dương tiếp tục công khai 327 trang sao kê 20 tỷ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt