【soi kèo frankfurt】Thế giới thêm 2,5 triệu ca mắc/ngày; Mỹ kỷ lục người nhập viện
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy. |
Trong 24 giờ qua, Pháp dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 368.149 ca; Mỹ đứng thứ hai với 336.620 ca; tiếp theo là Italy (220.532 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.291 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga (783 ca) và Đức (387 ca tử vong).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 62.997.892 người, trong đó có 862.931 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 36.060.902 ca nhiễm, bao gồm 484.359 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.629.460 ca bệnh và 620.238 ca tử vong.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 98,55 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 87,67 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 74 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 41,54 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 10,26 triệu ca và châu Đại Dương trên 1,3 triệu ca nhiễm.
Mỹ: Ca mắc và nhập viện lên con số kỷ lục
Theo NBC News, nước Mỹ ngày 10/1 ghi nhận 1.343.167 triệu ca nhiễm COVID-19, vượt qua kỷ lục trước đó là 1.044.970 của ngày 3/1/2022. Trong khi đó, số ca nhập viện cũng lên mức kỷ lục từ đầu dịch, với trung bình trong 7 ngày đã đạt 135.574 tính đến 10/1, tăng 83,1% trong 2 tuần qua.
Theo phân tích của NBC News về dữ liệu nhập viện của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, số ca nhập viện tăng đặc biệt đáng chú ý ở một số bang vùng Trung Tây.
Ấn Độ: Ca mắc mới COVID-19 tăng gấp 20 lần trong vòng một tháng
Ấn Độ ngày 11/1 thông báo ghi nhận thêm 168.063 ca mắc mới COVID-19, tăng gấp 20 lần trong vòng một tháng, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 35,88 triệu ca. Số ca tử vong vì dịch COVID-19 cũng tăng 277 ca lên 484.213 ca.
Hầu hết số ca mắc COVID-19 gần đây ở Ấn Độ đã tự phục hồi tại nhà và tỷ lệ nhập viện điều trị chỉ bằng 50% so với 2 làn sóng lây nhiễm gần nhất ở nước này vào tháng 4 và tháng 5/2021. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh vẫn còn khi mà trong hai ngày 14/1 và 15/1 tới đây, gần 1 triệu tín đồ đạo Hindu sẽ tụ tập bên bờ sông Hằng ở bang Tây Bengal để thực hiện nghi lễ tắm gội thiêng liêng có tên là Gangasagar. Hiện đã có hàng chục nghìn người hành hương đến địa điểm tổ chức lễ hội trên một hòn đảo ở phía Đông bang Tây Bengal, nơi ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao thứ hai ở Ấn Độ sau bang Maharashtra. Theo giới chức Ấn Độ, lễ hội Gangasagar lần này dự kiến có khoảng 800.000 đến 1 triệu người tham gia.
WHO: Hơn 50% dân số châu Âu có nguy cơ nhiễm Omicron trong vài tuần tới
Hơn 50% dân số châu Âu sẽ nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong 2 tháng tới nếu tốc độ lây lan duy trì như hiện nay. Đây là nhận định mới nhất của đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu đưa ra ngày 11/1.
Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của năm 2022, khu vực châu Âu ghi nhận hơn 7 triệu ca mới, tăng hơn gấp đôi trong vòng 2 tuần. Theo tốc độ lây lan hiện nay, Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) dự báo hơn 50% dân số châu Âu sẽ nhiễm biến thể Omicron trong 6-8 tuần tới.
WHO cũng cảnh báo không nên coi COVID-19 như các bệnh đặc hữu đồng thời khẳng định tình trạng lây lan biến thể Omicron vẫn chưa đến giai đoạn ổn định.
Ba Lan: Số ca tử vong vượt mốc 100.000
Chính phủ Ba Lan ngày 11/1 thông báo số ca tử vong do COVID-19 kể từ đầu dịch đến nay đã vượt mốc 100.000, và nước này thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới.
Bộ trưởng Y tế Adam Niedzielski cho biết, nước này vừa ghi nhận 493 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số người không qua khỏi từ đầu dịch đến nay lên 100.254. Tỷ lệ tử vong trong 100.000 dân ở Ba Lan trong 14 ngày qua là 14,31, cao thứ 6 thế giới sau các nước Trinidad và Tobago, Moldova, Georgia, Hungary và San Marino.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Vácsava, Ba Lan ngày 7/11/2020. |
Đến nay chỉ khoảng 63% dân số trưởng thành của Ba Lan đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, một trong những mức thấp nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Chính phủ Ba Lan hiện kêu gọi người dân tiêm vaccine, tuy nhiên không áp dụng yêu cầu phải có giấy chứng nhận tiêm vaccine khi tham gia các hoạt động xã hội.
Bulgaria: Thủ tướng tự cách ly sau tiếp xúc người mắc COVID-19
Ngày 11/1, một quan chức báo chí của Chính phủ Bulgaria cho biết, Thủ tướng nước này Kiril Petkov đang thực hiện tự cách ly sau khi tiếp xúc Chủ tịch Quốc hội Nikola Minchev, người vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Italy ưu tiên duy trì mở cửa trường học và tiêm vaccine
Ngày 10/1, Thủ tướng Italy Mario Draghi nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn chống dịch COVID-19 hiện nay là đảm bảo trường học tiếp tục mở cửa đón học sinh, đồng thời bảo vệ quyết định bắt buộc tiêm vaccine cho người từ 50 tuổi trở lên nhằm giảm tải cho các bệnh viện trong bối cảnh số ca mắc mới tăng cao.
Thủ tướng Draghi đề cập tới khả năng nhiều trường học sẽ chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến trong những tuần tới để phòng ngừa sự lây lan của biến thể Omicron, song nhấn mạnh không được lạm dụng hình thức học tập này.
Chile bắt đầu chương trình tiêm mũi vaccine thứ 4
Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Chile đang có xu hướng gia tăng trong thời gian qua, ngày 10/1, nước này đã chính thức triển khai chương trình tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 cho người dân, với đối tượng đầu tiên là những người có hội chứng suy giảm miễn dịch.
Tổng thống Sebastián Piñera đã khởi động chương trình tiêm mũi vaccine thứ tư tại một bệnh viện ở thủ đô Santiago. Ông Piñera cho rằng việc Chile liên tiếp ghi nhận hơn 4.000 ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày là dấu hiệu cho thấy sự bùng phát trở lại của dịch bệnh và nước này có thể phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm, với số ca mắc mới có thể lên tới ít nhất 10.000 ca/ngày.
Hàn Quốc xem xét tiêm mũi thứ tư cho người suy giảm hệ miễn dịch
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 11/1 đã kêu gọi áp dụng mọi biện pháp có thể để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron, đồng thời nhấn mạnh việc Omicron trở thành biến thể "chủ đạo" tại nước này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tổng thống Moon Jae-in cũng đề nghị các cơ quan y tế nhanh chóng đưa ra quyết định về tiêm mũi thứ tư cho những người có hệ miễn dịch suy giảm đồng thời kêu gọi người dân trên 50 tuổi, thanh thiếu niên tiêm mũi thứ 3. Số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc hiện tại có dấu hiệu chậm lại nhưng có nguy cơ bùng phát trở lại do nước này sắp bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Indonesia: Số ca mắc tăng 70% chỉ trong một ngày
Ngày 11/1, Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 thuộc Chính phủ Indonesia cho biết đã ghi nhận 802 ca mắc mới COVID-19 và 4.267.451 ca kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu tháng 3/2020.
Đáng chú ý, số ca mắc mới trong ngày 11/1 đã tăng hơn 70% so với mức 454 ca được công bố một ngày trước đó, chủ yếu do sự lây lan nhanh của biến thể Omicron. Bộ Y tế Indonesia dự báo làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba tại nước này sẽ đạt đỉnh vào đầu hoặc giữa tháng 2 tới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Jakarta, Indonesia, ngày 11/1/2022. |
Bộ Y tế Thái Lan dự định đưa COVID-19 vào danh mục các bệnh đặc hữu trong năm nay vì làn sóng hiện tại cho thấy các triệu chứng nhẹ và người dân đã tích cực tham gia tiêm phòng.
Ngày 10/1, Thư ký thường trực về sức khỏe cộng đồng Kiattiphum Wongrajit đã thông tin về kế hoạch của Bộ Y tế, trong đó cho biết làn sóng mới liên quan biến thể Omicron đang lây lan nhanh, song đa phần các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và tỷ lệ tử vong thấp. Trước tình hình này, Bộ Y tế cần hành động để xếp COVID-19 vào danh mục bệnh đặc hữu.
Ông Kiattiphum nêu rõ chiến lược của Bộ Y tế Thái Lan trong năm 2022 là làm giảm đà lây lan dịch COVID-19 vì các đợt bùng phát với tốc độ quá nhanh có thể làm quá tải các hệ thống y tế cũng như có nguy cơ xuất hiện thêm các đột biến./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thủ tướng yêu cầu ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
- ·Người phụ nữ suýt bị lừa tiền vì quen đại gia kim cương dỏm
- ·Vì sao khoai sọ được ví là 'báu vật' dưới lòng đất?
- ·Cụ bà sở hữu bức tranh hơn 153 tỷ đồng trong bếp
- ·Tăng thu nhập từ ươm mai giống
- ·Trang Hạ: Làn sóng dìm hàng trai Tây bắt nguồn từ những phụ nữ cuồng trai Tây
- ·Chồng lấn, xung đột trong pháp luật vẫn gây khó khăn trong cấp phép xây dựng
- ·3 loại thực phẩm có thể góp phần ngăn ngừa ung thư
- ·Việt Nam là thị trường xuất khẩu trọng tâm của Cộng hòa Séc
- ·Ngành than muốn xuất khẩu 1,55 triệu tấn năm 2021
- ·Thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam
- ·Tâm sự khó nói của người phụ nữ làm dâu nhà giàu Hà Nội
- ·"Cửa sáng" cho thị trường bất động sản năm 2021
- ·Hơn triệu đồng 1 con ếch bé tẹo, 'dân chơi' vẫn bỏ tiền ra mua
- ·Cảnh báo giả mạo cơ quan BHXH Việt Nam để lừa đảo
- ·Cảnh báo của WHO khi tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tăng vọt
- ·Nền tảng eKYC cho ngân hàng số, thanh toán số đã được ban hành
- ·Giá vàng SJC tiếp tục nhích nhẹ
- ·Cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh
- ·Năm 2021 có nên nắm giữ USD?