【tỷ số pisa】Chứng khoán hóa nợ xấu để phát triển thị trường mua bán nợ
Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia,ứngkhoánhóanợxấuđểpháttriểnthịtrườngmuabánnợtỷ số pisa nhà nghiên cứu tại Hội thảo nghiên cứu khoa học về thị trường mua bán nợ Việt Nam, do Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức sáng 29/11 tại Hà Nội.
Thị trường mua bán nợ không thiếu nguồn cung
Theo PGS.TS Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, thị trường mua bán nợ Việt Nam mới là thị trường sơ cấp, chưa có thị trường thứ cấp. Các chủ thể tham gia thị trường rất hạn chế, bên mua nợ chỉ bao gồm Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và các AMC trực thuộc các tổ chức tín dụng (TCTD). Bên bán nợ cũng thuộc nhóm đối tượng hẹp gồm các TCTD bán nợ cho VAMC, DATC hoặc AMC của các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp (DN) bán nợ cho DATC chủ yếu là DNNN.
Trong khi đó, theo TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, nguồn cung cho thị trường mua bán nợ rất dồi dào với tổng dư nợ 6 triệu tỷ đồng, bằng 125% GDP. Trong đó, nợ xấu và nợ tiềm ẩn là khoảng 8,6%, tương đương 516.000 tỷ đồng. Mặc dù Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu đã cho phép nhà đầu tư tư nhân tham gia nhưng sự tham gia của các chủ thể mới còn rất hạn chế khi thiếu các nhà môi giới chuyên nghiệp, định giá tài sản độc lập/chuyên nghiệp, các nhà đầu tư tổ chức. Thị trường cũng chưa có chuẩn chung về nợ được mua – bán để hàng hóa có thể được giao dịch công khai, minh bạch, đầy đủ thông tin.
Phân tích những hạn chế của thị trường mua bán nợ Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thị Mùi - Chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho biết trước đây nợ xấu được mua bán chủ yếu với VAMC theo giá sổ sách. Đến nay mặc dù đã có cơ chế được mua theo giá thị trường nhưng vẫn chưa có hướng xử lý cụ thể. Cùng lúc đó, dù lượng nợ xấu cần bán rất lớn nhưng thông tin cho nhà đầu tư rất ít ỏi, tù mù, thiếu minh bạch. Bên cạnh đó, mặc dù Nghị quyết 42 của Quốc hội đã có nhiều nội dung tháo gỡ những khó khăn trong thu giữ tài sản đảm bảo, nhưng sau khi thu về, vẫn chưa có hướng giải pháp để chuyển tài sản đó thành tiền, hay để xử lý khoản nợ xấu.
Cần các tổ chức trung gian về mua bán nợ
Để nợ xấu mua bán được, theo PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, hàng hoá trên thị trường phải được quy chuẩn bằng việc chứng khoán hoá nợ xấu. Tuy nhiên, điều kiện để chứng khoán hoá nợ xấu không đơn giản, đòi hỏi phải có hành lang pháp lý đầy đủ, các tổ chức phát hành, bảo lãnh phải thực sự có uy tín, đồng thời không thể tách rời khỏi quá trình tái cơ cấu TCTD.
Cùng quan điểm này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng: Để chứng khoán hoá các khoản nợ cần các tổ chức chuyên trách trung gian về mua bán nợ. Tổ chức này không nhất thiết là VAMC mà có thể là các tổ chức mới. Đó là các tổ chức bảo lãnh phát hành để bao tiêu phát hành, tổ chức quản lý tài sản chuyên ủy thác, làm trung gian để giám sát hai bên mua bán; tổ chức hỗ trợ thanh khoản; tổ chức xếp hạng khoản nợ được mua bán… và đặc biệt quan trọng là các tổ chức độc lập định giá tài sản. Hiện nay, định giá các khoản nợ xấu đang là một khó khăn với các chủ thể muốn mua, bán nợ.
Để phát triển thị trường mua bán nợ, TS. Cấn Văn Lực đề xuất cần sớm có giải pháp mở rộng phương thức mua bán nợ, bao gồm cho phép chứng khoán hóa. Bổ sung các chủ thể tham gia thị trường và thúc đẩy sự phát triển của các chủ thể này bao gồm như: Cho phép thành lập Hiệp hội các DN mua bán nợ (như LSTA của Mỹ); công ty nhận ủy thác (trustees) cho nhà đầu tư nước ngoài, công ty định giá, tổ chức xếp hạng tín nhiệm… Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch mua bán nợ tập trung. Phát triển thị trường thứ cấp, tăng tính thanh khoản, nghiên cứu thành lập công ty tái cho vay thế chấp…
Theo PGS.TS Đào Văn Hùng, việc phát triển thị trường mua bán nợ sẽ làm tăng nguồn vốn khả dụng cho người tiêu dùng, đặc biệt những đối tượng khó có khả năng tiếp cận vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời đối với cả người vay và người cho vay, áp lực trả nợ, thu nợ giảm, tăng tính thanh khoản và tăng nguồn vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh./.
Chia sẻ về những khó khăn trong việc xử lý, mua bán nợ xấu, đại diện VAMC cho biết một trong những khó khăn đó là thiếu thông tin. Nhiều nhà đầu tư tìm đến VAMC để tìm hiểu thông tin về các lĩnh vực như dự án thủy điện, xăng sinh học… Tuy nhiên, do thiếu cả về nguồn lực và nhân lực, thông tin cho các nhà đầu tư không được đầy đủ. Để có thông tin VAMC phải liên hệ với từng tổ chức tín dụng tập hợp thông tin nên mất nhiều thời gian. Như vậy, việc thiếu cơ sở dữ liệu bao quát về nợ xấu cũng là một cản trở lớn trong việc thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường mua bán nợ. |
H.Y
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thị trường vàng tại Việt Nam: Cập nhật giá vàng sáng 18/4
- ·Giải pháp xử lý đất đai của doanh nghiệp cổ phần hóa
- ·Giải quyết dứt điểm các trường hợp sử dụng đất vi phạm
- ·Chế độ, chính sách đối với người có uy tín
- ·Doanh nghiệp chung tay chăm lo đời sống người lao động
- ·311 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng Chương trình 33
- ·11 xã có lỷ lệ hộ nghèo trên 15%
- ·Hơn 1 tỷ đồng ủng hộ cho quỹ “Vì người nghèo”
- ·Chính phủ ban hành Nghị định về công tác xã hội
- ·Trường THPT Đồng Xoài kỷ niệm 40 năm hình thành và phát triển
- ·Cán bộ 'đóng băng' công việc trong khi doanh nghiệp sợ bị 'vạ lây'
- ·Không tuyển đủ lao động Việt Nam, mới được tuyển lao động nước ngoài
- ·Trường Tiểu học Lê Hoàn đạt chuẩn quốc gia
- ·Xiết chặt công tác đào tạo và cấp giấy phép lái xe
- ·Cảnh báo nguy hiểm khi dùng thuốc nam điều trị suy thận
- ·Lãnh đạo tỉnh tặng quà lực lượng biên phòng nhân ngày 22
- ·Hội nghị lần thứ 5 UBMTTQ VN tỉnh
- ·Ông bác sĩ mê hoa lan
- ·Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo
- ·Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa