【kết quả new】Chính phủ đề xuất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuống 4,5% là cần thiết
Kịch bản tăng trưởng dao động từ 3,ínhphủđềxuấtđiềuchỉnhmụctiêutăngtrưởngxuốnglàcầnthiếkết quả new6% - 5,2%
Theo báo cáo tóm tắt về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2019 và tình hình triển khai kế hoạch phát triển KTXH năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày, Chính phủ đã dự báo tình hình năm 2020, rà soát và tính toán các cân đối lớn, ước khả năng thực hiện và theo 2 giả định: Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020, không thay đổi dự toán chi đầu tư phát triển, giải ngân tối đa vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020; tình hình diễn biến, khả năng khống chế dịch bệnh, nới lỏng và thực hiện các hoạt động kinh tế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng đối với Việt Nam (Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Với cơ sở đó, dự kiến có 2 kịch bản tăng trưởng cho năm 2020. Một là Việt Nam cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam trong quý III/2020, theo đó dự kiến GDP tăng khoảng 4,4 - 5,2% so với năm 2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,5-2,8%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,7-7,9%, khu vực dịch vụ ước tăng 2,8-3,6%.
Kịch bản 2 là Việt Nam cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam khống chế được trong Quý IV/2020. Theo đó dự kiến GDP tăng khoảng 3,6 - 4,4% so với năm 2019 (thấp hơn 2,4 - 3,2 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,1 - 2,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,8-6,7%, khu vực dịch vụ ước tăng 1,8 - 2,8%.
Chính phủ phân tích, trong quá trình phát triển, nước ta đã bị tác động và vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới. Để ứng phó, nước ta đã phải linh hoạt điều chỉnh mục tiêu phát triển, đề ra các giải pháp đồng bộ, phù hợp, bảo đảm sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Cuộc khủng hoảng dịch tễ Covid-19 hiện nay không xuất phát từ khó khăn, yếu kém trong hệ thống tài chính, tiền tệ khu vực và thế giới mà từ yếu tố khách quan, nhưng tác động và phạm vi ảnh hưởng nặng nề, mạnh mẽ hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đây.
Do đó, Chính phủ cho rằng yêu cầu điều chỉnh mục tiêu của năm 2020 là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế khách quan. Theo đó, GDP cần được điều chỉnh về mức tăng khoảng 4,5% (trước đây là 6,8%) và nỗ lực phấn đấu đạt mức tăng cao hơn. Trường hợp tình hình thế giới thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát tốt, thị trường quốc tế phục hồi, phấn đấu đạt mức tăng 5,4%, nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 là 6,5%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2020 khoảng 4% (trước đây là dưới 4%). Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4% (trước đây là khoảng 7%).
Về các chỉ tiêu ngân sách, Chính phủ cho rằng tổng số thu NSNN cần điều chỉnh giảm 163 nghìn tỷ đồng so với dự toán được giao. Bội chi NSNN bằng khoảng 4,75% GDP (tăng 1,31% so với mục tiêu đề ra). Tỷ lệ nợ công bằng khoảng 55,5% GDP (tăng 3,2% so với mục tiêu đề ra).
Lạc quan có mức độ, nỗ lực phải tột độ
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, các chỉ tiêu KTXH năm nay là theo Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn, cụ thể từ Nghị quyết của Trung ương trên cơ sở định hướng của Trung ương cho năm 2020. Từ kịch bản tăng trưởng 6,8% để đưa ra dự toán thu, chi ngân sách. Nay muốn điều chỉnh thì phải được xin ý kiến cấp có thẩm quyền và làm theo quy trình. "Vừa rồi Nghị quyết trung ương nói phấn đấu nỗ lực đạt mức cao nhất, chứ chưa bật đèn xanh cho chúng ta điều chỉnh", Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, chúng ta đang lạc quan với kết quả chống dịch vừa qua, nên đưa ra kịch bản hiện nay. Tuy nhiên, với tình hình các đối tác thương mại đầu tư lao đao như vậy, chúng ta mua bán với ai, xuất nhập khẩu với ai, du lịch với ai... "Tôi quan tâm ở chỗ điều hành ngân sách, vì ngân sách theo kịch bản 6,8%, đã giao dự toán chi hết rồi, mà trong điều hành, không chặt chẽ thì tiền ở đâu ra? Trong lúc chưa điều chỉnh thì điều hành chặt chẽ dự toán thu chi và nỗ lực hết sức", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu.
Trong khi đó, ngân hàng tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu rất cao. Nới lỏng chính tiền tệ thì cũng phải tính tới khả năng hấp thụ của nền kinh tế, để tránh gánh hậu quả về sau như trước đây chúng ta từng xử lý. Trong chính sách tiền tệ, tài khoá, vĩ mô… phải tính toán, hết sức tỉnh táo, "lạc quan có mức độ, nhưng nỗ lực phấn đấu phải tột độ", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và nhắc lại "Quốc hội sẵn sàng, ủng hộ Chính phủ, nhưng phải có cấp thẩm quyền bật đèn xanh, phải có thời gian thẩm định".
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Kinh tế đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả từ các giải pháp mà Chính phủ đã và đang thực hiện. Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết số 85/2019/QH14 của Quốc hội, cơ quan thẩm tra đề nghị trên cơ sở dự báo thời gian khống chế được dịch bệnh và mở cửa lại nền kinh tế của nước ta và trên thế giới, Chính phủ cần chủ động xây dựng các kịch bản phát triển KTXH trong ngắn hạn, dài hạn; đánh giá lại các chỉ tiêu, các cân đối lớn của nền kinh tế cho cả năm 2020 và cho cả giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở đó nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh những nội dung, chỉ tiêu thuộc thẩm quyền của Quốc hội, đồng thời đề ra các phương án, giải pháp cụ thể, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới, chú trọng các chỉ tiêu như CPI, thu, chi, bội chi NSNN, các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ, trả nợ Chính phủ. |
H.Y
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Người chơi team building ở Cửa Lò được 'thưởng nóng' để cởi áo ngực múc nước?
- ·Alibaba.com dự đoán 3 ngành hàng xuất khẩu tiềm năm trong năm 2022
- ·Ẩm thực Trung Hoa phong cách mới lạ ở Black Vinegar
- ·Cô gái bị bán sang Trung Quốc, tìm đường trở về sau 9 năm lưu lạc
- ·Xác minh địa điểm quán ăn Hà Nội trong video 'chuột bò trên túi bún'
- ·Cách làm món thịt heo xào tỏi tây thơm ngon, bổ dưỡng
- ·Vợ bỏ chồng giàu có để chạy theo anh xe ôm ‘tay trắng’
- ·Xây dựng Đề án thành lập thị trường carbon
- ·Diện mạo Nhà thờ Lớn Hà Nội trước thềm Tết Nguyên đán 2022
- ·5 loại bánh lá ngon nổi danh của các vùng miền Việt Nam
- ·Du khách Việt 'mách chiêu' mua vàng giá hời ở khu chợ bán hàng tấn vàng
- ·Nước khoáng thiên nhiên và nước tinh khiết khác xa nhau nhưng nhiều người tưởng một
- ·Chuyện khó nói của nàng dâu phố cổ sau tấm ri
- ·Cuộc sống của người phụ nữ nuôi lợn, thành tỷ phú Thái Bình
- ·Mỹ công bố Sáng kiến An ninh Hàng hải mới với các nước ASEAN
- ·Vợ uất nghẹn chứng kiến chồng ngoại tình trong biệt thự vườn
- ·Lạng Sơn: Lượng hàng nông sản ùn ứ đã vượt hơn 4.000 xe
- ·6 sai lầm có thể ‘giết chết’ cuộc hôn nhân của bạn
- ·Các vụ xả súng xảy ra liên tiếp tại Mỹ làm 7 người thiệt mạng
- ·Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á xuất khẩu sang Hungary