【ket qua c2 chau au】Đã đến lúc trả lại việc kinh doanh vàng cho thị trường
Giá vàng tăng giảm chóng mặt,Đãđếnlúctrảlạiviệckinhdoanhvàngchothịtrườket qua c2 chau au sẽ xem xét lại các quy định về quản lý vàng |
Đây là quan điểm chung của các chuyên gia tham gia cuộc tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, sáng 25/1.
Nghị định 24 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử
Tại cuộc tọa đàm, các ý kiến đều cho rằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời năm 2012 đã giúp ổn định thị trường vàng vốn rất nhiều bất cập thời điểm đó. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 10 năm, các quy định quản lý chặt chẽ ở Nghị định 24 ngày càng không còn phù hợp.
Các diễn giả tham gia cuộc tọa đàm sáng 25/1 (từ trái sang: ông Nguyễn Thế Hùng, ông Nguyễn Việt Anh, GS.TS Hoàng Văn Cường). |
Theo GS.TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, các quy định như Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, chọn thương hiệu SJC là thương hiệu vàng quốc gia, cấm nhập khẩu vàng… đã khiến nguồn cung vàng trong nước rất hạn chế. Trong khi tâm lý người dân Việt Nam vẫn có thói quen tích trữ vàng để như một tài sản dự phòng rủi ro. Điều này đẩy giá vàng miếng lên rất cao so với thế giới, gây thiệt thòi cho người dân có nhu cầu mua và cũng gây bất bình đẳng khi giá vàng SJC cùng chất lượng lại cao hơn hẳn các loại vàng miếng khác.
Cũng do giá chênh lệch nhiều, nguồn cung hạn chế đã khiến tình trạng buôn lậu vàng diễn ra phức tạp, gây nhiều hệ lụy như thất thu thuế, chảy máu ngoại tệ, ảnh hưởng đến quản lý tỷ giá… Do đó, cần thiết phải thay đổi nhiều nội dung quan trọng tại Nghị định 24.
Dẫn kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cho biết vàng được coi là một loại hàng hóa và được quản lý theo 2 hình thức là vàng vật chất và vàng phi vật chất. Vàng vật chất bao gồm vàng thỏi, vàng miếng, đồng tiền vàng, trang sức. Vàng phi vật chất bao gồm vàng tài khoản và các chứng chỉ về vàng được giao dịch rất thông dụng trên thị trường. Tuy nhiên trong Nghị định 24 chỉ đề cập đến vàng vật chất, đặc biệt vàng miếng được chọn là thương hiệu quốc gia và được Nhà nước độc quyền sản xuất và kinh doanh.
“Các ngân hàng trung ương các nước hầu như không quản lý trực tiếp việc kinh doanh vàng, vì họ coi đó là hàng hóa thông thường. Vàng được quản lý bởi các cơ quan như bộ thương mại, hay bộ kinh tế… Còn ngân hàng trung ương chỉ quản lý ngoại hối, dòng tiền ngoại tệ” - ông Nguyễn Thế Hùng cho biết.
Ông Nguyễn Thế Hùng cho biết, một khi cấm nhập chính thống, doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức cũng không biết mua nguyên liệu ở đâu, nếu mua trôi nổi trên thị trường thì không đảm bảo về pháp lý, về chất lượng. Doanh nghiệp làm vàng phân kim cũng cung cấp khoảng 3, 4 tấn mỗi năm. “Việt Nam đang làm quy trình ngược" - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho hay. Bởi khi mua vàng tiêu chuẩn quốc tế về Việt Nam sản xuất thì được nội địa hóa thành vàng SJC, nhưng khi xuất khẩu thì vàng SJC không được coi là vàng tiêu chuẩn quốc tế, do đó phải mất thêm chi phí cỡ khoảng 12 USD/ounce. |
Nhắc đến thời kỳ Nghị định 24 ra đời, ông Nguyễn Thế Hùng nhận xét nghị định đã phát huy tác dụng khi thị trường vàng lộn xộn. Tuy nhiên hiện nay, đồng tiền Việt Nam ổn định, tỷ giá ổn định, vàng không còn được coi là phương tiện thanh toán… Do đó các cơ quan quản lý có thể yên tâm hơn để xem xét lại cách quản lý thị trường vàng.
Chuyển nhu cầu đầu tư vàng sang thị trường tài chính
Theo tính toán của Hội đồng Vàng thế giới, trước đây có thời điểm Việt Nam nhập tới 60 tấn vàng một năm. Còn hiện nay, với nhu cầu sản xuất vàng trang sức thì trung bình nhu cầu khoảng 20 tấn mỗi năm. Trong khi đó, Việt Nam cấm nhập khẩu từ năm 2012, như vậy không tránh được việc buôn lậu.
Nhấn mạnh chủ trương của Ngân hàng Nhà nước không khuyến khích người dân mua và tích trữ vàng miếng là rất đúng đắn. Ông Nguyễn Thế Hùng cũng đề nghị đã đến lúc phải Nhà nước phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ năng lực, điều kiện sản xuất vàng trang sức một cách thuận lợi, có nguyên liệu chính thống để đáp ứng nhu cầu của người dân; đồng thời, đảm bảo sự liên thông giữa thị trường trong nước và thế giới để hạn chế những bất cập trên thị trường trong nước hiện nay.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Việt Anh - Phó Tổng giám đốc TPBank, cho rằng nếu cho kinh doanh vàng mà chưa gắn với điều chỉnh nguồn cung thì chưa xử lý được vấn đề chênh lệch giá. Do đó, cần mở rộng từ phía nguồn cung.
Về phía cầu, thực tế nhu cầu mua vàng cất trữ ở nhà không nhiều, mà nhu cầu đầu tư chiếm phần lớn hơn. Do đó, nên trả việc này về cho thị trường tài chính. Với người mua đầu tư, có lúc mua, lúc bán, nhưng do không có hình thức nào khác nên nhu cầu này dồn hết về vàng vật chất, tạo nên các chi phí, nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu. Nếu có các công cụ giao dịch vàng phi vật chất, áp lực với thị trường vàng vật chất sẽ không còn.
GS.TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tham dự theo hình thức trực tuyến), cho rằng trong bối cảnh mới phải thay đổi tư duy về cách quản lý thị trường vàng. Theo đó, cần nghiên cứu để đưa thị trường vàng trở thành bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính, để từ quản lý thị trường minh bạch, hiệu quả và đưa được nguồn lực lớn vào phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động khó lường, chắc chắn vàng vẫn sẽ là tài sản đầu tư, “tài sản trú ẩn” được ưa thích, đòi hỏi phải sự quản lý để thị trường này hoạt động hiệu quả. GS.TS Trần Thọ Đạt gợi ý tham khảo kinh nghiệm các nước để cho phép đưa vàng vào giao dịch kỳ hạn trên sàn như các hàng hóa khác, với điều kiện các thành viên tham gia có đáp ứng các tiêu chuẩn phù hợp. Đồng thời, chúng ta có thể thành lập quỹ tín thác ETF vàng, để người dân có nhu cầu đầu tư có thể tham gia mà không cần tích trữ vàng vật chất.
Nhu cầu mua vàng để tích trữ, dự phòng rủi ro của người dân là chính đáng, GS.TS Hoàng Văn Cường khẳng định. Chính vì vậy ông cho rằng, Nhà nước không nên độc quyền vàng để tạo sự cạnh tranh, bình đẳng, tránh giá chênh lệch cao bất hợp lý.
Bên cạnh đó, nếu chỉ duy trì thị trường vàng vật chất thì sẽ tốn chi phí, lãng phí nguồn lực, chưa kể vấn đề về chất lượng. Do đó, việc phát triển thị trường vàng phi vật chất với các sản phẩm đa dạng và các công cụ phái sinh là phù hợp để điều hòa thị trường cân đối, có lợi cho người dân, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Tất nhiên, việc cho phép mở sàn giao dịch vàng kỳ hạn, phát hành chứng chỉ về vàng… đòi hỏi phải có khung khổ pháp lý phù hợp, minh bạch.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·OCOP và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
- ·Tạo fanpage giả mạo giải chạy để lừa thanh toán online
- ·EU điều tra Temu của Trung Quốc: Nghi 'gây nghiện' cho người dùng
- ·Cơ quan báo chí, phóng viên là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng
- ·Tặng máy lọc nước cho Trường Tiểu học Việt Lâm
- ·Cắm sạc pin điện thoại bằng máy tính có giảm tuổi thọ pin?
- ·Hướng dẫn đổi mật khẩu iCloud đơn giản
- ·Cách tải file ghi âm trên Messenger mới nhất
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 6 (Lần 2)
- ·Quy mô nền kinh tế số Việt Nam vượt mốc 36 tỷ USD
- ·Cần chung tay bảo vệ môi trường nông nghiệp
- ·Trung Quốc phóng tàu Thần Châu 19, đưa thế hệ nhà du hành thứ 3 lên không gian
- ·Lên mạng đăng tin tìm vật nuôi, bất ngờ thành 'con mồi' của những kẻ lừa đảo
- ·Mac mini M4 với nút nguồn vô lý dưới đáy lần đầu được 'minh oan'
- ·Sinh con khi chuyển công ty mới, bảo hiểm tính thế nào?
- ·Quỹ VinVentures mở rộng không giới hạn với startup có tiềm năng tăng trưởng tốt
- ·TikTok Canada bị yêu cầu giải tán, ứng dụng vẫn hoạt động
- ·Trung Quốc bán vé du hành vũ trụ
- ·Em dại khờ đã lại để mất
- ·Cập nhật sinh trắc học để bảo vệ ví tiền online