【ty so lyon】Tăng trưởng xuất khẩu ngành điện tử Việt Nam cao nhất thế giới
VIệt Nam có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp,ăngtrưởngxuấtkhẩungànhđiệntửViệtNamcaonhấtthếgiớty so lyon thúc đẩy xuất khẩu | |
Giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng trưởng mạnh | |
Xuất khẩu điện thoại tăng 126% trong tháng đầu năm 2021 |
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet |
Tăng trưởng xuất khẩu trên 50%/năm
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thời gian qua sản xuất kinh doanh các sản phẩm điện tử nhìn chung tăng trưởng khá cao.
Đáng chú ý, xuất khẩu ngành điện tử Việt Nam ghi nhận những con số ấn tượng. Cụ thể, trị giá xuất khẩu ngành điện tử năm 2019 đạt trên 87 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn từ 2010 - 2019 trên 50%, cao nhất thế giới.
Năm 2020, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhóm hàng điện thoại di động và linh kiện xuất khẩu đạt 50,9 tỷ USD, giảm 1% so với năm 2019 do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Riêng nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện xuất khẩu đạt 44,7 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2019.
Trong quý 1/2021, trong số 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, điện thoại và linh kiện có trị giá xuất khẩu lớn nhất đạt 14,1 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, nhóm sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12 tỷ USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ nội địa hóa chỉ 5-10%
Bên cạnh kết quả đạt được, Cục Công nghiệp nhìn nhận, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện nay rất thấp, chỉ khoảng 5-10%. Các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng phần lớn các linh kiện nhập khẩu.
Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trong nước đã có tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, tuy nhiên, đa số mới cung cấp các sản phẩm đơn giản có giá trị, hàm lượng công nghệ thấp.
“Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do năng lực các doanh nghiệp nội địa trong ngành còn nhiều hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường cũng như của các doanh nghiệp FDI. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng trong nước với các doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia còn mờ nhạt”, đại diện Cục Công nghiệp nhấn mạnh.
Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế. Các doanh nghiệp FDI đã có những chính sách nhất định nhằm hỗ trợ các nhà cung ứng nội địa và bản thân các doanh ghiệp trong nước cũng rất nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh để gia nhập vào chuỗi cung ứng của các FDI.
Đơn cử như với Samsung Việt Nam, số nhà cung ứng cấp 1 thuần Việt cho Samsung đã tăng đáng kể từ 4 nhà cung ứng năm 2014 lên 35 nhà cung ứng năm 2018. Với Panasonic Việt Nam hiện cũng có 4 doanh nghiệp Việt Nam cung ứng sản phẩm và giá trị cung ứng mới chiếm khoảng 10% giá trị linh kiện đầu vào sản xuất của Panasonic. Canon Việt Nam cũng liên tục tìm kiếm nhà cung cấp Việt Nam để tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Để chủ động và phát triển nhanh, bền vững cho ngành công nghiệp điện tử, đại diện Cục Công nghiệp nhấn mạnh cần xây dựng các biện pháp bảo vệ thị trường điện – điện tử tiêu dùng (như thuế phòng vệ, hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, hàng giả và hàng nhập lậu…).
Đồng thời, tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển, đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, đặc biệt là các sản phẩm điện - điện tử gia dụng.
Rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam; thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Cục Công nghiệp cũng lưu ý doanh nghiệp điện tử cần chú trọng hơn tới việc xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả hơn nữa.
Mỗi doanh nghiệp tự xác định cho mình những phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp đồng thời cần tính đến khả năng đón đầu xu hướng tiêu dùng và phát triển công nghệ chung của thế giới trong thời đại hiện nay. Trên cơ sở đó giúp cho doanh nghiệp nội tập trung các nguồn lực để phát triển sản phẩm có năng lực cạnh tranh tốt.
Năm 2019, sản lượng sản xuất điện thoại di động đạt 215,2 triệu cái; sản phẩm ti vi ước tính đạt 14.626 nghìn cái. Hầu hết các sản phẩm ngành điện tử tăng trưởng khá cao, đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cả năm 2020, sản phẩm điện thoại di động sản xuất đạt 253,2 triệu cái; ti vi lắp ráp đạt hơn 18 triệu cái. Ngay trong quý 1/2021, tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm điện tử nhìn chung tăng trưởng khá tốt. Sản lượng điện thoại di động sản xuất trong quý 1/2021 đạt 54,4 triệu cái, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng ti vi đạt hơn 4,45 triệu cái, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Đối thoại ACCSQ
- ·Tịch thu hơn 3.000 chai nước mắm không có giá trị sử dụng
- ·Dịch vụ công trực tuyến giúp tiết kiệm khoảng 6.490 tỷ đồng mỗi năm
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Áp dụng công nghệ hiện đại nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm tại Than Cao Sơn
- ·Quy chuẩn cho thép không gỉ: Doanh nghiệp, người tiêu dùng cùng hưởng lợi
- ·Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các đặc sản địa phương, tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Đến năm 2025, 100% chất thải nguy hại sẽ được xử lý đạt quy chuẩn môi trường
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·ISO / TS 54001: Công cụ giúp cơ quan bầu cử minh bạch và đáng tin cậy
- ·Phi tần sinh công chúa vì sao Càn Long thưởng 2 quả dưa chuột
- ·Xử phạt 50 triệu đồng đối với hành vi bán xăng dầu cao hơn giá niêm yết
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Phi tần sinh công chúa vì sao Càn Long thưởng 2 quả dưa chuột
- ·Năng suất lao động ‘vướng’ những khó khăn gì để phát triển?
- ·Xúc động ký ức ngôi trường từng chỉ có duy nhất 1 lớp
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·Thúc đẩy triển khai áp dụng TCVN 11041 trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ