【ket qua vilich 2023】Kiểm soát giá cả để đảm bảo ý nghĩa của việc tăng lương
Chưa bãi bỏ mức lương cơ sở,ểmsoátgiácảđểđảmbảoýnghĩacủaviệctănglươket qua vilich 2023 bảo lưu cơ chế thu nhập đặc thù Tăng lương cơ sở 30% là mức đáng ghi nhận |
Chậm nhất hết nhiệm kỳ này cần có bảng lương mới
Thảo luận tại tổ chiều 25/6 về các nội dung điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024, đại biểu Lê Kim Toàn (đoàn Bình Định) cho rằng, chỉ còn một tuần nữa là tới thời điểm thực hiện 1/7/2024, việc ban hành hai bảng lương mới, chi trả lương theo vị trí việc làm khó khả thi. Do đó, đại biểu đồng tình với việc thay vì thực hiện bảng lương mới thì tăng lương cơ sở, tăng trợ cấp, lương hưu như đề xuất của Chính phủ.
Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Chính phủ phải đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, để chậm nhất là hết nhiệm kỳ này phải có bảng lương mới, mô tả vị trí việc làm để làm căn cứ trả lương. Có như vậy, thì đầu nhiệm kỳ sau mới có thể triển khai.
Một vấn đề nữa là phải tính toán phương án phù hợp để cấp bù lương cho các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo cơ chế tự chủ. Bởi nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp là qua phí dịch vụ mà người dân chi trả, khi lương tăng thì không thể để giá dịch vụ cũng tăng 30%.
Đại biểu Võ Thị Minh Sinh (đoàn Nghệ An) phát biểu. |
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Đảng, Nhà nước rất muốn đổi mới sâu sắc chính sách tiền lương để người lao động toàn tâm, toàn ý với công việc. “Trả lương theo vị trí việc làm là tư tưởng rất mới, rồi cũng sẽ phải làm. Nhưng ở thời điểm này thì còn rất nhiều bất cập, chưa thể thực hiện được” - Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ đồng tình với đề xuất của Chính phủ. |
Bày tỏ nhất trí với quan điểm cần thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan theo lộ trình phù hợp, từng bước, thận trọng, chắc chắn, đại biểu Võ Thị Minh Sinh (đoàn Nghệ An) cho rằng thời điểm này, chúng ta điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng là việc làm rất hợp lý, hợp tình.
Đối với những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, đại biểu chia sẻ với Chính phủ về những khó khăn trong triển khai, trong đó có việc đưa các chức danh, chức vụ lãnh đạo tương đương vào cùng một hệ số tính lương. Theo đại biểu, đây là việc rất khó khi có đến 234 chức danh, chức vụ lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở.
Bên cạnh đó, còn nhiều loại phụ cấp theo các chức danh, chức vụ lãnh đạo như phụ cấp công vụ, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc thù, phụ cấp thâm niên nghề…
Nếu không thận trọng thì việc đưa các chức danh, chức vụ lãnh đạo vào cùng một nhóm sẽ dẫn đến tâm tư, thiếu công bằng giữa các chức vụ, chức vụ trong hệ thống chính trị, đại biểu Võ Thị Minh Sinh nhận xét.
Đồng tình với đề xuất tăng lương, song vấn đề mà nhiều đại biểu lo ngại là việc kiểm soát giá cả, tránh tình trạng tăng lương nhưng đời sống của người dân lại không được tăng do lạm phát tăng nhanh hơn.
“Khi Quốc hội thông qua việc tăng lương lần này, Chính phủ cần có giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực, đặc biệt hạn chế thấp nhất việc tăng lương cũng tăng giá, làm giảm ý nghĩa của việc tăng lương” - đại biểu Lê Minh Nam (đoàn Hậu Giang) nhấn mạnh.
Đại biểu Lê Minh Nam (đoàn Hậu Giang) trong phiên thảo luận tại tổ. |
Mục tiêu tăng lương lần này, theo đại biểu, là cải thiện đời sống cho người hưởng lương. Vì vậy, Chính phủ cần quan tâm đến các giải pháp kiểm soát lạm phát. Đại biểu Lê Minh Nam cũng kiến nghị thực hiện nghiêm các quy định của luật giá, liên quan đến kê khai giá, công khai minh bạch thông tin giá, để tránh đầu cơ, trục lợi hoặc thực hiện không đúng quy định của giá. Mặt hàng nào không thể can thiệp bằng các công cụ pháp luật, phải vận hành theo cơ chế thị trường thì Nhà nước cũng cần phải có chính sách, đại biểu góp ý.
Đây cũng là vấn đề Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng băn khoăn khi thực hiện tăng lương. Nếu không kiểm soát giá cả cẩn thận thì tỷ lệ tăng giá lại vượt hơn tỷ lệ tăng lương, không cải thiện, nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên chức, không tạo được động lực, ông Nguyễn Xuân Thắng lưu ý.
Tổng kinh phí tăng lên 913.000 tỷ đồng
Làm rõ thêm một số nội dung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại tổ cho hay, theo phương án ban đầu thực hiện theo Nghị quyết 27 của Trung ương, Chính phủ tính toán tổng nhu cầu kinh phí tăng lương cho 3 năm (2024 - 2026) khoảng 760.000 tỷ đồng, bình quân tăng hơn 20%.
Khi điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm 30%, cùng với 10% tiền thưởng quỹ lương cơ bản, và các chính sách có liên quan thì tổng mức kinh phí tăng lên 913.000 tỷ đồng. Con số này tăng thêm so với phương án báo cáo Quốc hội tại kỳ 6 là 127.000 tỷ đồng. Tới đây, Chính phủ sẽ đề xuất bổ sung nguồn cho cải cách tiền lương và các chính sách liên quan của năm 2024 và các năm tiếp theo. Chính phủ đảm bảo được nguồn tiền này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, đến nay Chính phủ đã tích lũy được 680.000 tỷ đồng. Hai năm còn lại khi dấu hiệu kinh tế phục hồi tích cực cùng với nhiều giải pháp tăng thu, Chính phủ sẽ nỗ lực đảm bảo các nguồn cải cách tiền lương để thực hiện tổng thể chương trình. Đi cùng đó là kiềm chế lạm phát, bởi hiện có tâm lý tăng lương thì giá cả có dấu hiệu tăng.
Thực tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay khi điều chỉnh lương tăng 20,8% năm 2023 cũng có tâm lý lo ngại lạm phát nhưng thực tiễn CPI tăng không đáng kể, chưa vượt quá ngưỡng quy định của Quốc hội. Hiện tại, Chính phủ đang cố gắng khống chế lạm phát ở mức 4 - 4,5%. Đồng thời, cũng đã lên kịch bản chi tiết, ban hành nghị quyết vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô… Từ đó, đảm bảo giá trị của tăng lương cho các đối tượng liên quan.
Với chặng đường sau năm 2026, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng phải có giải pháp rất quyết liệt cụ thể, tiết kiệm chi, tăng thu, báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung Nghị quyết 27 để thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ, cụ thể, đầy đủ./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng
- ·Deputy PM urges firms to protect environment
- ·VN welcomes Hague ruling
- ·Party chief bids farewell to WB rep
- ·Phát động cuộc thi ảnh ‘Cùng hành động vì đại dương xanh’
- ·HCM City economy grows 7.47%
- ·Việt Nam reaffirms East Sea sovereignty
- ·Former vice chairman of Ministers’ Council dies
- ·WHO chỉ ra cách phòng chống và sử dụng thuốc đối với bệnh đậu mùa khỉ
- ·Cambodia, UAE embassies protect citizens
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn
- ·Security force urged to build capacity
- ·12th Party Central Committee convenes third meeting
- ·Lawmakers: 2016 GDP growth at risk
- ·Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024
- ·VN rebukes China’s plan for East Sea drill
- ·Party chief bids farewell to WB rep
- ·Việt Nam hopes for fair decision on Philippine
- ·Giá xăng hôm nay giảm mạnh, hơn 1.500 đồng một lít
- ·President offers condolences to Kazakhstan over terror attacks