【tỉ số vô địch quốc gia ý】Doanh nghiệp địa ốc kinh doanh trực tuyến: Không dễ để người mua “rút ví”
Livestream chỉ phù hợp với các sản phẩm bất động sảnsơ cấp,ệpđịaốckinhdoanhtrựctuyếnKhôngdễđểngườimuarútvítỉ số vô địch quốc gia ý |
Chạy đua đầu tưcông nghệ
Bất động sản là ngành nghề kinh doanh đặc thù, sản phẩm có giá trị lớn, khách hàng thường đến tận nơi để xem dự ánvà giao dịch mua bán trực tiếp. Nhưng từ khi Covid-19 bùng phát, cuộc chơi dần nhường chỗ cho các nền tảng số. Trong đó, phương pháp phổ biến được áp dụng hiện nay là livestream, đưa thông tin đến khách hàng thông qua hình thức online, đáp ứng nhu cầu đầu tư của khách hàng trong thời điểm giãn cách xã hội.
Nhiều tháng qua, mỗi tuần, Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi đều tổ chức giới thiệu dự án, sản phẩm của mình thông qua hình thức livestream trực tiếp trên kênh fanpage của Tập đoàn. Tương tự, Tập đoàn Bất động sản An Gia đang ưu tiên phục vụ và chăm sóc khách hàng thông qua các kênh online và ứng dụng AnGia+ nhằm đảm bảo thuận tiện và an toàn.
Hàng loạt tên tuổi khác như Hưng Thịnh, Sunshine Group, Vinhomes, Đất Xanh Services... cũng đã nhanh tay đưa sản phẩm của mình lên “chợ online”. Đặc điểm chung của các chợ này là tính tương tác ngày càng cao, ngày càng thực khi các khách hàng có thể trực tiếp trao đổi với nhà phát triển dự án, đơn vị phân phối hay các chuyên gia, giải đáp mọi thắc mắc ngay lập tức như trong một sự kiện offline.
Tuy nhiên, từ việc tiếp cận khách hàng đến việc người mua “rút ví” luôn là khoảng cách dài. Do vậy, các doanh nghiệpcòn chi ra một khoản tiền không nhỏ để đầu tư, ứng dụng rất nhiều công nghệ khác để tăng tính trải nghiệm của khách hàng khi tìm hiểu về dự án.
Chẳng hạn, Cen Land đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo giúp người mua tiềm năng có thể trải nghiệm không gian nhà ở, văn phòng 3D trên các nền tảng công nghệ. Theo đó, khi muốn xem nhà, khách hàng chỉ cần vào điện thoại tra cứu và công nghệ thực tế ảo sẽ mang lại trải nghiệm tương đương như khi đi xem nhà thực tế.
Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi cũng chi một khoản không nhỏ để đầu tư các ứng dụng công nghệ như True 360, công nghệ VR - thực tế ảo và Auto Timelapse - quản lý tiến độ thi công dự án…
Thách thức không nhỏ
Mặc dù cuộc đua đưa hàng lên “chợ online” đang rất sôi động, các doanh nghiệp không tiếc tiền khi đầu tư cho công nghệ để tiếp cận khách hàng, nhưng khi bắt tay vào triển khai thực tế mới thấy thách thức là không nhỏ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về vấn đề này, bà Trần Thùy Linh, Phó giám đốc Đức Linh Real cho biết, ưu điểm của kênh bán hàng online là có thể tiếp cận với rất nhiều khách hàng, ở nhiều khu vực địa lý khác nhau một cách an toàn trong mùa dịch với chi phí rẻ hơn so với tiếp xúc trực tiếp. Thế nhưng, nhược điểm là chỉ phù hợp với khách hàng trẻ, hoặc những người có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin tốt. Đối với người lớn tuổi thì livestream khó có thể tiếp cận và phát huy được hiệu quả.
Bên cạnh đó, livestream cũng chỉ phù hợp với các sản phẩm sơ cấp vì chúng có tính tương đồng, nếu tổ chức một buổi livestream sẽ giới thiệu được nhiều sản phẩm. Nhưng với bất động sản thổ cư, mỗi căn nhà chỉ phù hợp với một tệp khách hàng khoảng từ 10 đến 20 người, nên việc tổ chức một buổi livestream quy mô sẽ không phù hợp.
Theo bà Linh, livestream dù triển vọng, nhưng chỉ là một bước trung gian trong quy trình tiếp cận khách hàng. Phương pháp này đảm nhận vai trò hỗ trợ các môi giới chứ không thể thay thế vai trò tư vấn trực tiếp của các môi giới trong việc bán nhà. Đặc biệt, tâm lý của các khách hàng Việt Nam không mua một căn nhà chỉ vì bản thân căn nhà đó, mà họ còn mua vì các tiện ích xung quanh, tiện ích các khu vực lân cận...
“Triển vọng vẫn có trong việc tìm kiếm và phát hiện các khách hàng mới. Tuy nhiên, để đưa đến chốt giao dịch thì livestream không thể thay thế tiếp xúc trực tiếp”, bà Linh nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc trang tin Batdongsan.com.vn cho rằng, bất động sản là sản phẩm có giá trị cao, khách hàng thường chỉ xuống tiền khi đã nhìn tận mắt sản phẩm.
Ở khía cạnh khác, ông Matthew Powell, Giám đốc văn phòng Hà Nội và Đà Nẵng, Savills Việt Nam cho rằng, hiện nay, phần lớn thông tin thị trường không được công bố rộng rãi và lưu trữ theo quy trình đồng bộ. Ngoài ra, còn thiếu những quy định thống nhất về việc lưu trữ, sắp xếp và truyền tải dữ liệu bất động sản giữa các đơn vị, khiến cho việc chuyển đổi số trở nên khó khăn hơn. Thông tin không rõ ràng khiến khách hàng e ngại.
Theo đó, chuyên gia này kiến nghị, cần có một quy trình quản lý minh bạch, rõ ràng về lưu trữ thông tin đất đai cũng như các giao dịch bất động sản. Các thông tin này cần được số hóa và quản lý tập trung ở cấp quốc gia, thay vì ở cấp độ từng đơn vị.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ba nhà mạng lớn bị phạt hơn 300 triệu đồng vì vi phạm quản lý thuê bao di động trả trước
- ·Bluechips giảm mạnh, VN
- ·Nhiều chương trình giảm giá vé tàu cho hành khách
- ·Hạnh Thúy đau xót khi đám tang nghệ sĩ Thành Trí vắng vẻ
- ·Thủ tướng chỉ thị tăng cường quản lý chất lượng và cung ứng thuốc
- ·Trao giải báo chí với Phát triển bền vững
- ·Bí ẩn tác phẩm điêu khắc Pharaoh Tutankhamun được rao bán 6 triệu USD
- ·Thu nộp ngân sách 670 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về thị trường
- ·Tiếp tục chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng
- ·Lào Cai, Cao Bằng: Tạm dừng hoạt động xuất
- ·Phát triển thêm trên 89.000 người tham gia BHXH, BHYT trong 2 ngày ra quân
- ·Italy phạt Facebook hơn 8 triệu USD do sai phạm trong bảo vệ dữ liệu
- ·Một câu chuyện khác về nàng Tô Thị trên sân khấu
- ·LG G Flex có màn hình cong hơn Galaxy Round
- ·Không khơi thông nguồn vốn tư nhân, nhiều dự án giao thông sẽ chậm tiến độ
- ·Hợp tác UNESCO với Việt Nam nở rộ trong năm 2018
- ·Ngăn chặn các hành vi gây rối tại trạm thu phí BOT dịp Tết
- ·Nghi vấn đằng sau bức tranh 10 nghìn tỷ đồng đắt nhất thế giới
- ·Giải cứu đội bóng Thái Lan: Không khí vui vẻ bên ngoài hang động
- ·Khoảng 8/10 máy tính cài đặt phần mềm trôi nổi có nguy cơ nhiễm virus