【bongda ìno】Lạm phát thấp: Mới chỉ thành công một nửa!
CPI năm 2014 thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây,ạmphátthấpMớichỉthànhcôngmộtnửbongda ìno ông đánh giá như thế nào về những cơ hội của Việt Nam trong điều kiện CPI thấp?
Lạm phát năm 2014 ở mức 1,84% (tháng 12-2014 so với tháng 12-2013) là con số thấp nhất trong vòng 13 năm nay. Đây là thành tích đáng ghi nhận trong kiểm soát lạm phát 2014. Năm 2014, thành công nổi bật nhất là kiểm soát lạm phát ở mức thấp nhất, có nghĩa lạm phát không còn là con ngựa bất kham.
Lạm phát ở mức thấp có lợi cho người dân, người dân vui mừng vì theo lý thuyết kinh tế thị trường, lạm phát là một thứ thuế vô hình đánh vào người dân. Người dân thu nhập càng thấp thì lạm phát sẽ chịu thiệt nhiều hơn.
Lạm phát 2014 thành công là một trong những trụ cột quan trọng nhất để ổn định kinh tế vĩ mô. Để ổn định kinh tế vĩ mô có 3 trụ cột quan trọng, đó là kiểm soát lạm phát, chính sách tỷ giá hối đoái và giải quyết công ăn việc làm. Lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho chính sách tỷ giá hối đoái ổn định; tạo điều kiện sản xuất phát triển, kéo theo tạo công ăn việc làm.
Khi lạm phát thấp sẽ tạo dư địa rất lớn đối với các chính sách tài chính và tài khóa nhằm vào các mục tiêu khác như tăng trưởng.
Một trong những thành công quan trọng khi lạm phát thấp đó là: tạo điều kiện an tâm cho các nhà đầu tư, nhà sản xuất kinh doanh có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đó là những thành công không thể phủ nhận và là thành công tiêu biểu của năm 2014.
Tuy nhiên, lạm phát thấp cũng tạo ra tác dụng phụ không mong muốn, thưa ông?
Bên cạnh thành công, nếu lạm phát ở mức hợp lý sẽ là điều kiện tốt, nhưng lạm phát thấp dưới mức hợp lý lại tạo ra tác dụng phụ, những mặt không thuận.
Đó là lạm phát rất xa so với dự báo của các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia. Lạm phát thấp thực chất không phải do năng suất chất lượng hiệu quả mà do chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ, dẫn đến tổng cầu tiêu dùng của người dân, tổng cầu của doanh nghiệp và chi tiêu của Chính phủ thu hẹp dần. Hay nói cách khác, thắt chặt tiền tệ khiến tổng cầu giảm, làm giá giảm.
Cùng với đó, nhân tố khách quan, giá thế giới có xu hướng giảm rất mạnh. Nửa năm gần đây giá dầu xu hướng giảm mạnh, lao dốc tới 50% là yếu tố quan trọng dẫn tới một số sản phẩm liên quan giảm.
Tôi muốn nói rằng, mong muốn nhất của chúng ta giá thấp là do năng suất, chất lượng lại không đạt được, nên lạm phát thấp quá mức hợp lý sẽ dẫn đến tác dụng phụ như sản xuất trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng; lạm phát thấp kéo theo xu hướng lãi suất giảm.
Đặc biệt, tác dụng phụ là không mong muốn đó là tăng trưởng dưới tiềm năng.
Lạm phát thấp tạo cơ hội cho Việt Nam thay đổi một số chính sách như ngân hàng giảm lãi suất, điều hành giá theo cơ chế thị trường và có thể giảm thuế cho DN. Ông nghĩ gì về điều này?
Thành công của lạm phát là tạo dư địa lớn cho các chính sách đặc biệt chính sách tài chính tiền tệ, có thể lãi suất giảm nhưng liệu DN có khả năng tiếp cận hay không lại phải xem xét. Ngoài ra, lạm phát thấp, Chính phủ sẽ nhân cơ hội đó, có thể giảm thuế, làm cho sản xuất phát triển, nguồn cung tăng lên, khi đó nguồn thu tăng lên. Hay khi lạm phát thấp cũng tạo dư địa lớn cho điều hành chính sách giá, ví dụ chính sách giá nhà nước ấn định theo lộ trình có thể thực thi được. Những điều này rất quan trọng, tạo thuận lợi cho điều hành của Chính phủ trong thời gian tới.
Hiện nay dư luận bất bình khi giá xăng giảm, nhưng giá cước vận tải chưa giảm tương xứng, ông đánh giá như thế nào về điều này?
Giá xăng dầu là mặt hàng quan trọng có tác động quan trọng đến nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh vừa qua, khi giá xăng dầu giảm đến lần thứ 9 thì vẫn đơn độc giảm trong khi đó các ngành khác đặc biệt là vận tải không giảm, gây bức xúc cho công luận và các cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, theo tôi, không phải giá xăng dầu giảm bao nhiêu thì giá cước vận tải phải giảm bấy nhiêu. Trong cơ cấu giá thành, xăng dầu chỉ chiếm 35-40%, nên không phải giá xăng giảm 1% thì giá cước vận tải cũng phải giảm tương ứng 1%.
Do giá cước vận tải không thuộc diện mặt hàng bình ổn, nên trước một sự bất hợp lý như vậy, nên Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Bộ Tài chính xem xét có nên đưa giá cước vận tải vào mặt hàng bình ổn giá hay không. Hiện nay Bộ Tài chính đang xem xét, cân nhắc. Nếu đưa vào thì phải xem xét trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Theo tôi vận tải là mạch máu giao thông nền kinh tế quốc dân, do đó nên đưa vào diện bình ổn giá. Theo tôi cũng nên có áp lực nào đó, một biện pháp có thể là biện pháp hành chính buộc các DN kinh doanh xăng dầu cũng như các DN vận tải giảm bớt chi phí để giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng, tạo điều kiện cho giá giảm.
Phương án dự kiến giá điện tăng 9,5% vừa được EVN đưa ra, theo ông có hợp lý hay không. Có phải do lạm phát thấp nên dễ dàng điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng nhạy cảm?
Điện dự kiến tăng 9,5%, đúng là có dư luận cho rằng, phải chăng mức lạm phát thấp thì tát nước theo mưa, nhân lúc này điều chỉnh. Nhưng một nguyên tắc là phải điều hành giá theo thị trường, giá do nhà nước định cũng phải theo giá thị trường chứ không phải duy ý chí.
Theo Quyết định 24/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định rõ, căn cứ tình hình biến động của giá đầu vào mà điều chỉnh giá có thể tăng, giảm. Ngành điện chưa bao giờ giảm mà chỉ có tăng. Dự kiến lần này tăng 9,5% rất là trớ trêu, chỉ số lạm phát giảm, yếu tố đầu vào của ngành điện không tăng, vậy mà lại tăng giá điện.
Ngành điện có 3 yếu tố chính đó là thủy điện, dầu khí, than… Trong 3 cái đó chỉ có than tăng một ít còn thủy điện vẫn ổn định, còn dầu và khí đang giảm, hay tỷ giá cũng đang ổn định. Với yếu tố đầu vào ổn định thậm chí không giảm như vậy thì ngành điện đề xuất tăng với lý lẽ khâu phát điện đang lỗ, do giá than…
Tôi nghĩ rằng, ở các nước có cơ quan định giá độc lập, ở ta vừa đá bóng vừa thổi còi, cho nên vấn đề cấp bách hiện nay nên có cơ quan độc lập định giá điện.
Liệu có phải chăng lạm phát đang thấp nhân cơ hội này giá điện điều chỉnh lên với mức 9,5%. Điều đó là chưa hợp lý, gây bức xúc trong dân.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mạng xã hội mua bán bất động sản
- ·Phát huy thế mạnh, đào tạo ra những giáo viên chất lượng cho khu vực miền Trung
- ·Lý do ông Macron tháo đồng hồ đắt tiền trong buổi phỏng vấn truyền hình
- ·Ngành học đầu tiên của Đại học Huế đạt chuẩn chất lượng của AUN
- ·Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn Hiệp định EVFTA
- ·UAV cảm tử Ukraine phá hủy hệ thống tên lửa TOR
- ·Ứng dụng phương pháp STEAM vào chương trình giáo dục mầm non
- ·Bộ trưởng Quốc phòng Israel bị sa thải, biểu tình bùng nổ
- ·Tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp để nền kinh tế phục hồi, phát triển để nâng cao năng lực cạn
- ·Video Nga dùng bom xuyên bê tông FAB
- ·Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: xử lý nghiêm các vi phạm, hỗ trợ mức cao nhất với người bị nạn
- ·Điểm tin kinh tế
- ·Hết mình vì học sinh vùng khó
- ·First News tiết lộ việc mua bản quyền tự truyện của Britney Spear
- ·Các tập đoàn công nghệ lớn bắt tay phát triển tiêu chuẩn cho vũ trụ ảo
- ·Tập huấn thực hiện quyền trẻ em ở bậc mầm non
- ·Thu hút các tác phẩm điện ảnh về lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng
- ·Phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- ·Thắt chặt vấn đề an toàn thực phẩm dịp cận Tết
- ·Trường đại học Ngoại ngữ trao bằng tốt nghiệp cho 250 nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên