【lịch bóng đá giao hữu hôm nay】Kỳ vọng dừa trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ đô
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc |
Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng xuất khẩu nông sản nói chung và mặt hàng dừa tươi sang Trung Quốc?
Trong 9 tháng năm 2024, Tiền Giang đạt kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD, tăng 6,78% so cùng kỳ năm trước và đạt 85% chỉ tiêu cả năm. Đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, nhóm hàng rau quả xuất khẩu cũng khởi sắc mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước.
Trong 9 tháng năm 2024, Tiền Giang đã xuất khẩu được trên 36.000 tấn hàng rau quả các loại, thu về gần 96 triệu USD, tăng 71,46% về lượng và tăng 71,84% về giá trị. Ngoài thị trường Trung Quốc, hàng rau quả Tiền Giang còn xuất sang nhiều nước như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc..., giúp nông sản hàng hóa tỉnh Tiền Giang mở rộng thị trường, tăng trưởng xuất khẩu theo hướng bền vững, thu hút ngoại tệ, nông dân hưởng lợi.
Đáng chú ý, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng như số liệu của tỉnh Tiền Giang, trong số 63 tỉnh, thành cả nước có ba địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất là Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang. Tiềm năng xuất khẩu dừa tươi cũng như các sản phẩm từ dừa tại 3 tỉnh, thành này rất lớn.
Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang cũng đã xây dựng đề án phát triển cây dừa nhưng chưa được triển khai rộng khắp vì chưa tìm được đầu ra cho cây dừa. Khi Chính phủ ký kết với Trung Quốc Nghị định thư về xuất khẩu trái dừa tươi đã mở ra một cơ hội cho việc thực hiện đề án. Đây cũng là cơ hội cho người nông dân trồng dừa tăng thu nhập, thay đổi cuộc sống.
Đây là quá trình Chính phủ Việt Nam đã kiên trì đàm phán với các đối tác Trung Quốc và được chấp thuận. Mở ra cơ hội rất lớn cho người trồng dừa cũng như các tỉnh có diện tích trồng dừa lớn.
Mới đây, lô hàng dừa tươi đầu tiên từ Tiền Giang được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc bằng phương tiện đường sắt. Ông đánh giá như thế nào về loại hình vận tải mới này?
Tiền Giang là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng cây ăn quả lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Những năm qua, bên cạnh việc phục vụ thị trường nội địa, nhiều mặt hàng nông sản, bao gồm trái cây, đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nước khác. Tuy nhiên, phương thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp hiện nay vẫn là vận chuyển bằng đường bộ qua xe container, gây tốn kém chi phí và tăng nguy cơ rủi ro trong vận chuyển.
Vì vậy, chuyến tàu đầu tiên đưa trái dừa tươi xuất khẩu sang Trung Quốc có sự tham gia của doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong xuất khẩu dừa tươi chính ngạch sang thị trường tỷ dân. Việc vận chuyển dừa tươi bằng tàu liên vận quốc tế không chỉ giúp cho Bình Dương mà cho cả các tỉnh ĐBSCL giải quyết được khó khăn này.
Khi hàng hóa và nông sản đến ga đường sắt sẽ được kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm và hoàn tất cả thủ tục hải quan giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể chi phí xuất hàng sang các nước, đặc biệt là Trung Quốc - đối tác nhập khẩu rất nhiều nông sản của Tiền Giang cũng như các tỉnh ĐBSCL. Điều này còn giúp doanh nghiệp có thêm lợi nhuận để chia sẻ với nông dân, kích thích người nông dân phát triển, mở rộng vùng trồng dừa cũng như đầu tư vốn, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Có thể nói, việc mở ra phương thức vận tải mới này không chỉ góp phần thúc đẩy xuất khẩu trái cây và các sản phẩm nông sản của khu vực sang các nước mà còn mở ra một dịch vụ mới cho ngành đường sắt. Với những thuận lợi như trên, tôi cũng kỳ vọng trái dừa nước ta sẽ trở thành một mặt hàng tỷ USD như trái sầu riêng đã thực hiện trong những năm vừa qua.
Với tiềm năng phát triển ngành đường sắt, tỉnh Bình Dương đang xây dựng quy hoạch trung tâm logistics để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa từ ga Sóng Thần. Ông kỳ vọng như thế nào về chiến lược này?
Nếu Bình Dương có quy hoạch khu 200ha làm trung tâm logistics, chúng tôi kỳ vọng sẽ thay đổi rất lớn. Không chỉ giúp cho Bình Dương mà còn giúp cho ĐBSCL trong việc thuận lợi trong xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng. Bởi vì, nếu có trung tâm logistics sẽ có dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Khi hàng hóa vận chuyển đến trung tâm logistics sẽ được kiểm hóa, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và tất cả các thủ tục. Lúc đó nếu doanh nghiệp có hàng hóa không đáp ứng được tiêu chí xuất khẩu có thể chuyển sang tiêu thụ nội địa hoặc chuyển về địa phương tiêu thụ bằng cách khác. Điều này sẽ cắt giảm được nhiều chi phí và các rủi ro doanh nghiệp. Tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp, địa phương đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản cũng như mặt hàng khác sang các nước, đặc biệt là Trung Quốc nơi nhập khẩu hàng hóa lớn từ Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·Nỗ lực vì môi trường đầu tư, kinh doanh hiệu quả
- ·Chọn lĩnh vực để nói “không” và “có” khi thu hút FDI
- ·Bệnh chậm tiến độ, đội vốn trên các tuyến đường sắt đô thị: Hội chứng nguy hiểm
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Gần 160 triệu USD cho dự án tiết kiệm năng lượng công nghiệp tại Việt Nam
- ·Cơ chế đặc thù triển khai các dự án PPP tại Hà Nội
- ·Đấu giá Sabeco: Đại gia Thái mua 53,59% vốn, Nhà nước thu về gần 110.000 tỷ đồng
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang: Thanh tra chuyên ngành vào cuộc
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Nhà đầu tư BOT Bắc Giang – Lạng Sơn khốn khó vì trần lãi suất vốn vay thấp
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh vốn hơn 1.400 tỷ đồng
- ·ADB sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng hàng loạt nhà máy chuyển hóa rác thành năng lượng
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn được tín nhiệm vào Ban Thường vụ AFC
- ·Hoàn thiện đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành
- ·Thành công của Quảng Ninh trong thu hút nguồn vốn tư nhân cho giao thông
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Lãng phí đầu tư công