【alanta vs】Gần 160 triệu USD cho dự án tiết kiệm năng lượng công nghiệp tại Việt Nam
Sáng ngày 05/3/2018,ầntriệuUSDchodựántiếtkiệmnănglượngcôngnghiệptạiViệalanta vs tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khởi động và đào tạo Dự án“Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp tại Việt Nam”.Dự án có tổng kinh phí thực hiện 158 triệu USD. |
Sáng ngày 5/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khởi động và đào tạo Dự án “Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp tại Việt Nam”.
Nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp để đóng góp vào mục tiêu chung của quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như mục tiêu giảm cường độ năng lượng của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo tồn nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ngân hàngThế giới (WB) triển khai xây dựng dự án hỗ trợ thực hiện tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệptrong các ngành công nghiệp trọng điểm với tên gọi Dự án “Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp tại Việt Nam”.
Dự án có tổng kinh phí 158 triệu USD, trong đó WB cung cấp 100 triệu USD vốn vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế để hỗ trợ đầu tưcho các dự án tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp và 1,7 triệu USD để thực hiện các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cần thiết trong quá trình thực hiện dự án.
Dự án đã chính thức có hiệu lực từ ngày 29 tháng 12 năm 2017 và sẽ được thực hiện đến tháng 7 năm 2022.
Dự án được kỳ vọng sẽ giúp xóa bỏ các rào cản, tạo môi trường thuận lợi và bền vững để các doanh nghiệp công nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn tài chínhtrung và dài hạn để thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng, góp phần đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương, Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh, Hội thảo khởi động Dự án là một cơ hội tốt để Bộ Công Thương và Ngân hàng Thế giới công bố chính thức về việc khởi động Dự án “Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp tại Việt Nam” tới các doanh nghiệp công nghiệp, ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Năng lượng và an ninh năng lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Để đảm bảo cung ứng đủ năng lượng cho nền kinh tế quốc dân, Bộ Công Thương đảm nhận trọng trách điều hành, cung ứng đủ năng lượng cho quốc gia, đáp ứng nhu cầu cho phát triển đất nước. Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18 tháng 3 năm 2016 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) thì từ nay đến năm 2030, năng lượng phải đáp ứng đủ nhu cầu điện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,0%/năm.
Cũng theo kịch bản này thì tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện toàn quốc trong các giai đoạn tới mặc dù sẽ giảm đáng kể so với trước đây nhưng vẫn ở mức rất cao nếu so sánh với các nước trên thế giới, cụ thể là 10,6%/năm (giai đoạn 2016 - 2020), 8,5%/năm (giai đoạn 2021-2025) và 7,5%/năm (giai đoạn 2026 - 2030). Nếu tổng công suất đặt của toàn hệ thống hiện nay là khoảng 45.000 MW thì đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 60.000 MW và dự kiến lên đến 129.500 MW vào năm 2030.
Đây là một thách thức lớn đặt ra với ngành năng lượng trong việc đảm bảo thu xếp và huy động nguồn vốn đầu tư rất lớn để mở rộng, nâng cấp lưới điện truyền tải, phân phối, đầu tư, phát triển nguồn điện mới cũng như cung ứng đủ các nguồn năng lượng sơ cấp cho các nhà máy điện.
Trong bối cảnh hiện nay khi mới đây, Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương tạm dừng các dự án điện hạt nhân; Các nguồn thủy điện quy mô lớn và trung bình hầu như đã được khai thác hết; Tiềm năng, trữ dầu và khí đốt sẽ sớm suy giảm, năng lượng tái tạo chưa thể đáp ứng ngay với quy mô lớn do giá thành còn cao thì việc thúc đẩy các hoạt động, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp có tính kinh tế cao, cần được ưu tiên, đẩy mạnh thực hiện trong ngay thời gian trước mắt.
Các chương trình, hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nguồn năng lượng của quốc gia, giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, giúp thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·1.500 phụ nữ Mỹ sẽ khỏa thân biểu tình chống Donald Trump
- ·Thông báo kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- ·Bầu chức danh Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp
- ·Chuẩn bị nghiêm túc bầu cử trưởng ấp, khu vực
- ·Không khơi thông nguồn vốn tư nhân, nhiều dự án giao thông sẽ chậm tiến độ
- ·Nhiều kết quả nổi bật trong công tác hội và phong trào phụ nữ
- ·Sôi nổi các hoạt động Tháng thanh niên
- ·Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về ngày lịch sử trọng đại
- ·Thực hư thông tin ngân hàng thưởng Tết 2018 nhân viên 7 tháng lương
- ·Lan tỏa phong trào “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”
- ·Biệt thự ở Tam Đảo của gia đình Trịnh Xuân Thanh hoành tráng cỡ nào?
- ·Xây dựng tổ chức hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn
- ·Không thể xuyên tạc quyền tự do báo chí tại Việt Nam
- ·Kỷ niệm 104 năm Ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo
- ·Ứng phó dịch virus corona, ngành nông nghiệp biến thách thức thành cơ hội
- ·Hưởng ứng Ngày cao điểm “Tình nguyện xây dựng đô thị văn minh”
- ·Viết tiếp truyền thống anh hùng trên quê hương đổi mới
- ·Xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ
- ·Tiết lộ ‘sốc’ của ông chủ chở cây ‘quái thú’: Mua 1 gốc 20 triệu, có thể bán tỷ đồng
- ·Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: 4 tư lệnh ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn