【kq vdqg phần lan】Hiệp định RCEP có hiệu lực, thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định cho Việt Nam
Hiệp định RCEP có hiệu lực từ 1/1/2022,ệpđịnhRCEPcóhiệulựcthiếtlậpthịtrườngxuấtkhẩuổnđịnhchoViệkq vdqg phần lan Việt Nam hưởng lợi gì? | |
Thái Lan hưởng lợi mạnh mẽ từ Hiệp định RCEP | |
RCEP “rộng cửa” liệu có gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc? |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Theo Bộ Công Thương, trong 15 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là thành viên RCEP, tổng GDP thực tế của những nước này chiếm gần 30% GDP thế giới.
Mặc dù trong thập niên qua, quá trình tự do hóa thuế quan đã đạt được tiến bộ đáng kể đối với 15 thành viên RCEP thông qua một mạng lưới các Hiệp định thương mại tự do (FTA) rộng khắp, nhưng RCEP vẫn sẽ tiếp tục giảm bớt các hàng rào thuế quan.
Phạm vi của RCEP bao gồm giảm thuế quan đối với thương mại hàng hóa, cũng như thiết lập các quy tắc chất lượng cao hơn cho thương mại dịch vụ, bao gồm các điều khoản tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp lĩnh vực dịch vụ từ các nước RCEP khác.
Hiệp định RCEP cũng sẽ giảm bớt các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại giữa các quốc gia thành viên, ví dụ như thủ tục hải quan và kiểm dịch cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ) ước tính, khi RCEP chính thức có hiệu lực, điều này có thể làm tăng thu nhập toàn cầu lên 186 tỷ USD mỗi năm đến năm 2030 và thêm 0,2% vào nền kinh tế của các quốc gia thành viên.
Hiệp định RCEP dự kiến sẽ giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.
Việc thực thi RCEP tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử..., tạo ra “sân chơi” công bằng trong khu vực.
Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...
Bên cạnh mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, theo Bộ Công Thương việc Hiệp định RCEP có hiệu lực thậm chí còn giúp Việt Nam và các nước ASEAN có cơ hội để trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn, hấp dẫn. Cơ hội tăng tốc thu hút đầu tư từ các nước thành viên RCEP sẽ lớn hơn, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nhiều cơ chế, chính sách vượt trội để đón đầu dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh: RCEP có thể mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ bên ngoài.
Cam kết trong RCEP cũng sẽ làm giảm thuế quan của nhiều nước trong khối đối với hàng hóa Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải cạnh tranh trong nước với một loạt hàng hóa mới có giá thành thấp hơn từ Trung Quốc. Một số ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi việc giảm thuế quan này.
Đặc biệt, kinh tế thế giới cũng như nhiều nước trong khu vực đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.
Hiệp định RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch. Theo quy định của Hiệp định RCEP, Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất việc phê chuẩn/phê duyệt Hiệp định và nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN. Đến ngày 2/11/2021, đã có 6 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và 4 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9
- ·Hợp tác hỗ trợ triển khai các cải cách quan trọng của ngành Tài chính
- ·Yêu cầu không bán vé lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn
- ·Quý III/2018: Hà Nội dự kiến công bố Đồ án Quy hoạch giao thông tĩnh
- ·Ngày mai, TP.HCM công bố điểm thi vào lớp 10 còn Hà Nội mới dự kiến ngày công bố
- ·Thừa Thiên
- ·Thu NSNN tháng 7 tăng hơn 21.000 tỷ đồng
- ·Kon Tum: Đường Trường Sơn Đông đã tạm thông tuyến
- ·Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông diễn biến khó lường, có thể mạnh lên thành bão
- ·7 món ăn sáng bị xếp vào 'danh sách đen' đầu độc tim
- ·Ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định là bệ đỡ, cứu cánh của nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid
- ·Bão số 7 đổi hướng liên tục, diễn biến khó lường
- ·Ông bố ở Bắc Ninh chế tạo 'siêu xe' bằng gỗ, khách Mỹ chốt đơn liền 3 chiếc
- ·Sự thật về KOL làm bố đơn thân, bế con đi giao hàng khiến nghìn người xúc động
- ·Xây dựng thương hiệu điện tử trong kỷ nguyên số
- ·Miễn phí tần số vô tuyến điện đối với phương tiện nghề cá
- ·An toàn giao thông xe máy
- ·Sau bão số 3, thị xã Quảng Yên vẫn còn ngổn ngang rác trên biển cần thu gom
- ·Sau Hà Giang, nhiều người lên tiếng về điểm thi 'lạ' của tỉnh Sơn La
- ·Đà Nẵng sẽ mở thêm nhiều lối đi xuống biển